QCVN 10:2015/BGTVT về Chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô khách thành phố từ 17 chỗ trở lên ra sao?
- QCVN 10:2015/BGTVT về Chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô khách thành phố từ 17 chỗ trở lên ra sao?
- Có mấy phương thức kiểm tra, thử nghiệm về Chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô khách thành phố đạt chuẩn?
- Cửa thoát khẩn cấp xe ô tô khách thành phố từ 17 chỗ trở lên phải đáp ứng tiêu chuẩn nào?
QCVN 10:2015/BGTVT về Chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô khách thành phố từ 17 chỗ trở lên ra sao?
Ngày 31 tháng 12 năm 2015, Thông tư 90/2015/TT-BGTVT ban hành QCVN 10:2015/BGTVT về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô khách thành phố.
Theo đó, về đối tượng áp dụng thì QCVN 10:2015/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 90/2015/TT-BGTVT áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, lắp ráp, tổ chức, cá nhân nhập khẩu xe, linh kiện của xe và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, kiểm tra, thử nghiệm và chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô khách thành phố từ 17 chỗ trở lên.
QCVN 10:2015/BGTVT về Chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô khách thành phố từ 17 chỗ trở lên ra sao? (Hình từ Internet)
Có mấy phương thức kiểm tra, thử nghiệm về Chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô khách thành phố đạt chuẩn?
Căn cứ tại QCVN 10:2015/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 90/2015/TT-BGTVT quy định như sau:
3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
3.1. Phương thức kiểm tra, thử nghiệm
+ Phương thức kiểm tra, thử nghiệm: Xe phải được kiểm tra, thử nghiệm theo quy định tại Thông từ số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới và Thông tư số 54/2014/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới.
+ Tài liệu kỹ thuật và mẫu thử: Cơ sở sản xuất, tổ chức, cá nhân nhập khẩu có trách nhiệm cung cấp các hồ sơ tài liệu và mẫu thử theo các quy định hiện hành của Bộ Giao thông vận tải.
...
Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 8 Thông tư 30/2011/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 54/2014/TT-BGTVT).
Theo đó, cơ quan QLCL thực hiện việc đánh giá điều kiện kiểm tra chất lượng sản phẩm (đánh giá COP) tại Cơ sở sản xuất theo các phương thức sau:
- Đánh giá lần đầu được thực hiện trước khi cấp Giấy chứng nhận trên cơ sở tiêu chuẩn ISO/TS 16949 “Yêu cầu cụ thể đối với hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe cơ giới và linh kiện xe cơ giới”, bao gồm việc xem xét, đánh giá các nội dung:
+ Quy trình công nghệ sản xuất, lắp ráp và quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm;
+ Quy định lưu trữ và kiểm soát hồ sơ chất lượng;
+ Nhân lực phục vụ sản xuất, lắp ráp và kiểm tra chất lượng sản phẩm; trang thiết bị kiểm tra chất lượng xuất xưởng sản phẩm;
+ Hoạt động của hệ thống kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất, lắp ráp sản phẩm, kiểm tra chất lượng xuất xưởng và đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường.
- Đánh giá hàng năm được thực hiện định kỳ hàng năm để kiểm tra việc duy trì các điều kiện kiểm tra chất lượng tại Cơ sở sản xuất. Kiểm tra việc lưu trữ hồ sơ kiểm tra sản phẩm và sự phù hợp của sản phẩm xuất xưởng so với các chỉ tiêu chất lượng đăng ký trong hồ sơ kiểm tra sản phẩm tại Cơ sở sản xuất được thực hiện theo phương thức kiểm tra xác suất. Việc mở rộng phạm vi kiểm tra, đánh giá được thực hiện khi có sự không phù hợp trong quá trình sản xuất, lắp ráp và kiểm tra chất lượng.
- Đánh giá đột xuất được thực hiện trong các trường hợp Cơ sở sản xuất có dấu hiệu vi phạm các quy định liên quan đến việc kiểm tra chất lượng hoặc có các khiếu nại về chất lượng sản phẩm hoặc trường hợp được miễn đánh giá COP theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 30/2011/TT-BGTVT.
Cửa thoát khẩn cấp xe ô tô khách thành phố từ 17 chỗ trở lên phải đáp ứng tiêu chuẩn nào?
Căn cứ tại tiểu mục 2.5 Mục 2 QCVN 10:2015/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 90/2015/TT-BGTVT quy định cửa thoát khẩn cấp xe ô tô khách thành phố từ 17 chỗ trở lên phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Xe phải có cửa thoát khẩn cấp; cửa khách không được tính là cửa thoát khẩn cấp. Cửa thoát khẩn cấp trên xe phải phù hợp với các yêu cầu sau:
- Kích thước nhỏ nhất của cửa thoát khẩn cấp:
Chiều rộng x chiều cao = 550 mm x 1200 mm.
- Cửa thoát khẩn cấp có thể được mở dễ dàng từ bên trong hoặc bên ngoài xe khi xe đứng yên. Cửa thoát khẩn cấp có thể được khóa từ bên ngoài xe nhưng phải đảm bảo yêu cầu cửa thoát khẩn cấp luôn có thể được mở từ bên trong bằng cơ cấu mở thông thường trong mọi trường hợp.
- Cửa thoát khẩn cấp không được là cửa trượt hoặc cửa mà việc đóng mở phải sử dụng năng lượng (điện, khí nén...).
- Mọi cơ cấu, thiết bị để mở một cửa thoát khẩn cấp từ bên ngoài (cửa thoát khẩn cấp ở tầng một đối với xe hai tầng) phải nằm trong khoảng độ cao từ 1000 mm đến 1500 mm tính từ bề mặt đỗ xe và cách cửa thoát khẩn cấp đó không quá 500 mm. Mọi cơ cấu, thiết bị để mở cửa thoát khẩn cấp từ bên trong phải nằm trong khoảng độ cao từ 1000 mm đến 1500 mm tính từ mặt trên của sàn xe hoặc bậc gần nhất với cơ cấu, thiết bị đó và cách cửa thoát khẩn cấp đó không quá 500 mm. Không áp dụng đối với cơ cấu, thiết bị nằm trong khoang lái.
- Cửa thoát khẩn cấp lắp phía thành bên xe ô tô phải được lắp bản lề ở cạnh cửa phía trước theo chiều tiến của xe và cửa phải được mở ra phía ngoài. Được phép lắp đai kiểm tra, dây xích, hoặc các thiết bị hạn chế khác nếu chúng không ngăn cản việc mở cửa thoát khẩn cấp và vẫn duy trì góc mở ít nhất là 100°. Nếu dưỡng kiểm tra lối đi tới cửa thoát khẩn cấp có thể dễ dàng được đưa tới cửa thoát khẩn cấp thì không phải áp dụng quy định về góc mở nhỏ nhất 100°.
- Cửa thoát khẩn cấp phải được bảo vệ để tránh việc mở cửa một cách vô ý. Yêu cầu này không áp dụng đối với cửa thoát khẩn cấp được khóa tự động khi xe ô tô di chuyển với vận tốc lớn hơn 5km/h.
- Phải có thiết bị cảnh báo bằng âm thanh cho người lái khi cửa thoát khẩn cấp chưa được đóng hoàn toàn và thiết bị cảnh báo phải hoạt động khi chỉ cần có sự dịch chuyển khỏi vị trí quy định của tay nắm hoặc móc cửa.
- Cửa sổ thoát khẩn cấp phải có diện tích tối thiểu là 0,4 m2 và phải đặt lọt một dưỡng hình chữ nhật có kích thước chiều cao 500 mm, chiều rộng 700 mm (khi đó, cửa sổ thoát khẩn cấp được xem như cửa thoát khẩn cấp).
- Cửa sổ thoát khẩn cấp tại mặt sau xe phải đáp ứng quy định hoặc phải đặt được một dưỡng hình chữ nhật có kích thước chiều cao 350 mm, chiều rộng 1550 mm với các góc của hình chữ nhật được làm tròn với bán kính góc lượn không quá 250 mm (khi đó, cửa sổ thoát khẩn cấp tại mặt sau xe được xem như cửa thoát khẩn cấp).
- Cửa sổ thoát khẩn cấp loại bản lề phải mở ra phía ngoài xe.
- Cửa sổ thoát khẩn cấp phải có khả năng mở ra dễ dàng từ bên trong và bên ngoài xe nhờ một cơ cấu phù hợp hoặc được chế tạo bằng loại kính có độ bền cao.
- Các cửa sổ thoát khẩn cấp có thể được khóa từ bên ngoài phải được cấu tạo sao cho có khả năng dễ dàng mở ra tại bất kỳ thời điểm nào từ phía bên trong xe.
- Đối với các cửa sổ thoát khẩn cấp lắp loại bản lề ngang ở cạnh trên của cửa, phải trang bị một cơ cấu thích hợp để giữ cửa ở trạng thái mở hoàn toàn và không cản trở lối ra vào cửa sổ thoát khẩn cấp từ bên trong hoặc bên ngoài xe.
- Chiều cao cạnh dưới cửa sổ thoát khẩn cấp bố trí tại thành bên của xe tính từ sàn xe ngay bên dưới cửa sổ thoát khẩn cấp đó (không kể các khu vực hốc bánh xe), không được lớn hơn 1200 mm và không được nhỏ hơn 650 mm đối với cửa sổ thoát khẩn cấp có bản lề hoặc 500 mm đối với cửa sổ thoát khẩn cấp được chế tạo bằng kính có độ bền cao.
Trong trường hợp cửa sổ thoát khẩn cấp có bản lề, chiều cao cạnh dưới có thể giảm nhưng không được nhỏ hơn 500 mm nếu ô cửa sổ có trang bị che chắn bảo vệ tới độ cao 650 mm để phòng ngừa khả năng hành khách có thể ngã ra ngoài xe từ cửa sổ. Đối với những ô cửa sổ có che chắn bảo vệ này, kích thước của phần ô cửa sổ phía trên phần che chắn bảo vệ không được nhỏ hơn kích thước nhỏ nhất quy định với cửa sổ thoát khẩn cấp.
- Số lượng cửa thoát khẩn cấp tối thiểu được quy định như sau:
Số lượng khách (1) | 17 ÷ 30 | 31 ÷ 45 | 46 ÷ 60 | 61 ÷ 75 | 76 ÷ 90 | > 90 |
Số cửa thoát khẩn cấp tối thiểu (2) | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
Chú thích:
(1) Đối với xe hai tầng/xe nối toa, số khách được hiểu là số lượng khách, người lái và nhân viên phục vụ tại mỗi tầng/mỗi toa.
(2) Cửa khách không được tính là cửa thoát khẩn cấp;
Cửa thoát khẩn cấp trong bảng này bao gồm cửa thoát khẩn cấp và cửa sổ thoát khẩn cấp.
- Nhà vệ sinh, bếp, quầy rượu (nếu có), khu vực nối giữa các toa không được liệt kê khi tính toán số lượng cửa thoát khẩn cấp ở trên.
- Cửa sổ kép hoặc cửa sổ có nhiều khoang được tính tương đương với hai cửa sổ thoát khẩn cấp khi đáp ứng các quy định về cửa sổ thoát khẩn cấp.
- Tại mỗi cửa thoát khẩn cấp, cửa sổ thoát khẩn cấp phải ghi rõ từ “CỬA THOÁT KHẨN CẤP” hoặc “EMERGENCY EXIT” hoặc cả hai từ trên cùng với các chỉ dẫn cần thiết. Tại vị trí gần các cửa sổ thoát khẩn cấp được chế tạo bằng kính có độ bền cao phải được trang bị dụng cụ phá cửa.
- Lối đi tới các cửa thoát khẩn cấp, cửa sổ thoát khẩn cấp phải đáp ứng các quy định tại Quy chuẩn QCVN 09:2015/BGTVT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?