QCVN 09:2015/BGTVT quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô?
QCVN 09:2015/BGTVT quy định về Chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô?
Căn cứ tại Thông tư 87/2015/TT-BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô.
Theo đó, nội dung QCVN 09: 2015/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, quy định:
- Các yêu cầu để kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường các kiểu loại xe ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu được định nghĩa tại TCVN 6211 “Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa" và TCVN 7271 “Phương tiện giao thông đường bộ - Ô tô - Phân loại theo mục đích sử dụng”
Đồng thời, quy chuẩn QCVN 09:2015/BXD áp dụng đối với các Cơ sở sản xuất, lắp ráp, tổ chức, cá nhân nhập khẩu xe, linh kiện của xe và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, kiểm tra, thử nghiệm và chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe, linh kiện của xe.
QCVN 09:2015/BGTVT quy định về Chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô?
Yêu cầu chung về kích thước giới hạn cho phép của xe ô tô như thế nào?
Căn cứ tại Thông tư 87/2015/TT-BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô.
Yêu cầu chung về kích thước giới hạn cho phép của xe ô tô quy định tại Mục 2.1 Quy chuẩn QCVN 09:2015/BGTVT như sau:
(1) Chiều dài: Không vượt quá chiều dài xe quy định:
(2) Chiều rộng: Không lớn hơn 2,5 m.
(3) Chiều cao:
- Không lớn hơn 4,2 m đối với xe khách hai tầng;
- Không lớn hơn 4,0 m đối với các loại xe khác.
Ngoài ra, đối với các loại xe có khối lượng toàn bộ thiết kế lớn nhất không lớn hơn 5,0 tấn thì chiều cao của xe, trừ phần nhô do lắp ăng ten, cột thu phát sóng hoặc các thiết bị có kết cấu tương tự nhưng không ảnh hưởng đến tính ổn định của xe ô tô chuyên dùng được định nghĩa tại TCVN 6211 “Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa" phải đáp ứng quy định sau:
Trong đó:
- Hmax: Chiều cao lớn nhất cho phép của xe:
- WT: Khoảng cách giữa tâm vết tiếp xúc của hai bánh xe sau với mặt đường, trường hợp trục sau lắp bánh đơn (Hình 1a) hoặc Khoảng cách giữa tâm vết tiếp xúc của hai bánh xe sau phía ngoài với mặt đường, trường hợp trục sau lắp bánh kép (Hình 1b).
(4) Chiều dài đuôi xe tính toán (ROH) là khoảng cách giữa mặt phẳng thẳng đứng đi qua đường tâm của trục (trục đơn) hoặc cụm trục (đường ROH) đến điểm sau cùng của xe. Chiều dài đuôi xe tính toán trừ xe ô tô sát xi, xe chuyên dùng định nghĩa tại TCVN 7271 "Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa” phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Không lớn hơn 65% chiều dài cơ sở tính toán (Lcs) đối với xe khách (chiều dài cơ sở của xe khách nối toa được tính cho toa xe đầu tiên).
- Không lớn hơn 60% chiều dài cơ sở tính toán (Lcs) đối với xe tải.
Trong đó: Chiều dài cơ sở tính toán (Lcs) là khoảng cách từ đường ROH đến tâm trục bánh xe trước nhất về phía trước; Việc xác định đường ROH được xác định theo nguyên tắc sau đây:
- Đối với trục sau là trục đơn thì đường ROH đi qua tâm của trục đó;
- Đối với trường hợp xe có 02 trục sau hoặc cụm trục kép thì nếu cả 2 trục lắp với số lượng lốp bằng nhau thì đường ROH đi qua điểm giữa 2 trục; nếu một trục lắp gấp đôi số lượng lốp so với trục còn lại thì đường ROH đi qua điểm bằng 2 phần 3 khoảng cách từ tâm trục có số lốp ít hơn đến tâm trục có số lốp nhiều hơn;
- Đối với trường hợp xe có cụm trục 3 thì đường ROH đi qua điểm giữa của 2 tâm trục phía sau cùng của xe;
- Trường hợp cụm trục sau gồm trục dẫn hướng, trục tự lựa, trục nâng hạ kết hợp với trục khác (trục không dẫn hướng) thì chỉ có các trục không dẫn hướng được xem xét trong việc xác định đường ROH.
Việc xác định chiều dài cơ sở tính toán (Lcs), đường ROH của một số trường hợp cụ thể tham khảo dưới đây:
Xem thêm một số trường hợp xác định đường ROH tại đây.
(5) Khoảng sáng gầm xe: Không nhỏ hơn 120 mm (trừ xe chuyên dùng). Đối với các xe có thể điều chỉnh độ cao của gầm xe thì khoảng sáng gầm xe được đo ở vị trí lớn nhất.
Số người cho phép chở đối với xe khách trong mọi trường hợp phải đáp ứng quy chuẩn như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 2.1.2. Mục 2.1 Quy chuẩn QCVN 09:2015/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 87/2015/TT-BGTVT.
Số người cho phép chở đối với xe khách trong mọi trường hợp phải đáp ứng quy định sau:
Số người cho phép chở (kể cả người lái, phụ xe) (N) đối với xe khách trong mọi trường hợp phải đáp ứng yêu cầu sau đây:
Trong đó:
Gtbmax = Khối lượng toàn bộ cho phép lớn nhất (là khối lượng lớn nhất của xe do cơ quan có thẩm quyền quy định) (kg);
G0 = Khối lượng xe không tải (kg);
L = Khối lượng riêng của hành lý được xác định theo thể tích khoang chở hành lý (kg/m³) (L = 100 kg/m³);
V = Tổng thể tích (m³) của khoang chở hành lý (nếu có);
Gn = Khối lượng tính toán cho một người.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?