Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 87/2015/TT-BGTVT chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô

Số hiệu: 87/2015/TT-BGTVT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Đinh La Thăng
Ngày ban hành: 31/12/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
---------------

Số: 87/2015/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2015

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI XE Ô TÔ

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô.

Mã số: QCVN 09:2015/BGTVT.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016. Bãi bỏ khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 56/2011/TT-BGTVT ngày 17 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành 06 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện cơ giới đường bộ.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Tổng cục TCĐLCL-Bộ KHCN (để đăng ký);
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo
; Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải;
- Báo GT, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, KHCN.

BỘ TRƯỞNG




Đinh La Thăng

QCVN 09:2015/BGTVT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI XE Ô TÔ

National technical regulation on safety and environmental protection for automobiles

Lời nói đầu

QCVN 09 : 2015/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 87/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2015.

QCVN 09:2015/BGTVT thay thế QCVN 09:2011/BGTVT.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI XE Ô TÔ

National technical regulation on safety and environmental protection for automobiles

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu để kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường các kiểu loại xe ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu được định nghĩa tại TCVN 6211 “Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa" và TCVN 7271 “Phương tiện giao thông đường bộ - Ô tô - Phân loại theo mục đích sử dụng” (sau đây gọi tắt là xe).

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các Cơ sở sản xuất, lắp ráp, tổ chức, cá nhân nhập khẩu xe, linh kiện của xe và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, kiểm tra, thử nghiệm và chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe, linh kiện của xe.

1.3. Giải thích từ ngữ

1.3.1. Các thuật ngữ về kích thước của xe được định nghĩa tại TCVN 6528 “Phương tiện giao thông đường bộ - Kích thước phương tiện có động cơ và phương tiện được kéo - Thuật ngữ và định nghĩa”.

1.3.2. Các thuật ngữ về khối lượng của xe được định nghĩa tại TCVN 6529 "Phương tiện giao thông đường bộ - Khối lượng - Thuật ngữ định nghĩa và mã hiệu.

1.3.3. Xe khách nối toa (Articulated bus): Xe có từ hai toa cứng vững trở lên được nối với nhau bằng khớp quay. Khách có thể di chuyển từ toa này sang toa khác. Việc nối hoặc tháo rời các toa chỉ có thể được tiến hành tại xưởng.

1.3.4. Xe khách hai tầng (Double-deck vehicles): Xe khách có hai tầng, có bố trí chỗ cho khách trên cả hai tầng.

1.3.5. Ghế khách (Seat other driver's seat): là ghế dành cho người ngồi trên xe nhưng không phải là ghế dành cho người lái.

1.3.6. Ghế đơn (Individual seat): là ghế được thiết kế và chế tạo phù hợp cho một hành khách ngồi.

1.3.7. Ghế đôi (Double seat): là ghế được thiết kế và chế tạo phù hợp cho hai hành khách ngồi cạnh nhau. Hai ghế cạnh nhau và không có liên kết với nhau được xem như là 2 ghế đơn.

1.3.8. Ghế băng (Bench seat): là ghế được thiết kế và chế tạo có cấu trúc khung xương, đệm ngồi phù hợp cho hai hành khách ngồi trở lên.

1.3.9. Đệm tựa lưng (Seat-back): là bộ phận của ghế ngồi theo phương thẳng đứng được thiết kế để hỗ trợ lưng, vai của hành khách và có thể là cả phần đầu của hành khách.

1.3.10. Đệm ngồi (Seat-cushion): là bộ phận của ghế ngồi theo phương ngang được thiết kế để hỗ trợ hành khách ngồi.

1.3.11. Đệm tựa đầu (Head restraint): là bộ phận có chức năng hạn chế sự chuyển dịch về phía sau của đầu so với thân người để giảm mức độ nguy hiểm của chấn thương cho các đốt sống cổ của người ngồi trên xe khi xảy ra tai nạn.

1.3.11.1. Đệm tựa đầu liền (Integrated head restraint): là đệm tựa đầu được tạo thành bởi phần trên của đệm tựa lưng. Loại đệm tựa đầu phù hợp với các định nghĩa tại các mục 1.3.11.2 và 1.3.11.3 nhưng chỉ tháo được khỏi ghế hoặc kết cấu của xe bằng các dụng cụ hoặc bằng cách tháo từng phần hoặc toàn bộ ghế cũng được coi là đệm tựa đầu liền.

1.3.11.2. Đệm tựa đầu tháo được (Detachable head restraint): là loại đệm tựa đầu được tạo thành bởi một bộ phận có thể tháo rời khỏi ghế, được thiết kế để lắp lồng vào và/hoặc được giữ chặt với kết cấu đệm tựa lưng.

1.3.11.3. Đệm tựa đầu riêng biệt (Separate head restraint): là loại đệm tựa đầu được tạo thành bởi một bộ phận tách rời với ghế, được thiết kế để lắp lồng vào và/hoặc được giữ chặt với kết cấu của xe.

1.3.12. Lối đi (Gangway): là không gian dành cho hành khách từ bất kỳ ghế hay hàng ghế nào đó đi lại đến bất kỳ ghế hay hàng ghế khác hoặc không gian của lối đi để ra hoặc vào qua cửa hành khách bất kỳ. Nó không bao gồm:

- Khoảng không gian dùng để đặt chân của hành khách ngồi;

- Không gian phía trên mặt của bất kỳ bậc hay ô cầu thang ở cửa lên xuống;

- Bất kỳ khoảng không gian được cung cấp duy nhất để đi vào một ghế hay một hàng ghế.

1.3.13. Cửa hành khách (Service door): là cửa dành cho hành khách sử dụng trong các điều kiện bình thường khi người lái xe đã ngồi vào ghế của lái xe.

1.3.14. Cửa đơn (Single door): là cửa dành cho một hoặc tương đương với một lối ra vào.

1.3.15. Cửa kép (Double door): là cửa dành cho hai hoặc tương đương với hai lối ra vào.

1.3.16. Cửa thoát khẩn cấp (Emergency door): là cửa để cho hành khách sử dụng như một lối ra khác thường và đặc biệt chỉ sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, nó không bao gồm các cửa hành khách.

1.3.17. Cửa sổ thoát khẩn cấp (Emergency window): là cửa sổ để cho hành khách sử dụng chỉ trong trường hợp khẩn cấp (cửa sổ này không nhất thiết lắp kính).

1.3.18. Lối thoát khẩn cấp (Emergency exit): là cửa thoát khẩn cấp, cửa sổ thoát khẩn cấp và cửa sập thoát khẩn cấp.

1.3.19. Trục đơn (Single axle): chỉ gồm một trục xe.

1.3.20. Cụm trục kép (Tandem axle group): là nhóm trục gồm hai trục có khoảng cách giữa 2 tâm trục không quá 2 m.

1.3.21. Cụm trục ba (Tri-axle group): là nhóm trục gồm ba trục có khoảng cách giữa 2 tâm trục ngoài cùng không quá 3,2 m.

1.3.22. Trục dẫn hướng (Steering axle): là trục có lắp các cơ cấu để điều khiển bánh xe nhằm thay đổi hướng chuyển động của xe và được điều khiển bởi người lái xe.

1.3.23. Cụm trục dẫn hướng kép (Twin Steer axle group): là nhóm trục gồm hai trục dẫn hướng lắp lốp đơn có khoảng cách giữa 2 tâm trục không quá 2 m, các trục này được liên động với cùng một cơ cấu lái để điều khiển các bánh xe dẫn hướng.

1.3.24. Trục nâng hạ (Lift axle): là trục có lắp cơ cấu, thiết bị có thể điều chỉnh được tải trọng của trục đó hoặc có thể điều khiển nâng, hạ bánh xe trên mặt đường bởi người lái xe.

1.3.25. Trục tự lựa (Self-steering axle): là trục có thể tự điều chỉnh hướng của bánh xe theo hướng chuyển động của xe bằng các cơ cấu cơ khí hoặc hệ thống điều khiển.

1.3.26. Các ký hiệu về nhóm xe được định nghĩa trong TCVN 8658 “Phương tiện giao thông đường bộ - Ký hiệu nhóm xe cơ giới”.

1.3.27. Các thuật ngữ về đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu của xe được định nghĩa tại TCVN 6978 “Phương tiện giao thông đường bộ - Lắp đặt đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu trên phương tiện xe cơ giới và moóc - Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu”.

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Yêu cầu chung

2.1.1. Các thông số kỹ thuật cơ bản

2.1.1.1. Kích thước giới hạn cho phép của xe:

a) Chiều dài: Không vượt quá chiều dài xe quy định tại Bảng 1.

Bảng 1 - Quy định chiều dài toàn bộ đối với xe ô tô

TT

Loại phương tiện

Chiều dài lớn nhất (m)

1

Xe tự đổ

Có 02 trục

Khối lượng toàn bộ không vượt quá 5 tấn

5,0

Khối lượng toàn bộ từ 5 tấn trở lên nhưng không vượt quá 10 tấn

6,0

Khối lượng toàn bộ từ 10 tấn trở lên

7,0

Có tổng số trục bằng 3

7,8

Có tổng số trục bằng 4

9,3

Có tổng số trục bằng 5

10,2

2

Xe khách nối toa

20,0

3

Các loại xe khác

12,2

b) Chiều rộng: Không lớn hơn 2,5 m.

c) Chiều cao:

- Không lớn hơn 4,2 m đối với xe khách hai tầng;

- Không lớn hơn 4,0 m đối với các loại xe khác.

Ngoài ra, đối với các loại xe có khối lượng toàn bộ thiết kế lớn nhất không lớn hơn 5,0 tấn thì chiều cao của xe, trừ phần nhô do lắp ăng ten, cột thu phát sóng hoặc các thiết bị có kết cấu tương tự nhưng không ảnh hưởng đến tính ổn định của xe ô tô chuyên dùng được định nghĩa tại TCVN 6211 “Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa" phải đáp ứng quy định sau:

Hmax 1,75 WT

Trong đó:

Hmax: Chiều cao lớn nhất cho phép của xe (Hình 1);

WT: Khoảng cách giữa tâm vết tiếp xúc của hai bánh xe sau với mặt đường, trường hợp trục sau lắp bánh đơn (Hình 1a) hoặc Khoảng cách giữa tâm vết tiếp xúc của hai bánh xe sau phía ngoài với mặt đường, trường hợp trục sau lắp bánh kép (Hình 1b).

d) Chiều dài đuôi xe tính toán (ROH) là khoảng cách giữa mặt phẳng thẳng đứng đi qua đường tâm của trục (trục đơn) hoặc cụm trục (đường ROH) đến điểm sau cùng của xe. Chiều dài đuôi xe tính toán trừ xe ô tô sát xi, xe chuyên dùng định nghĩa tại TCVN 7271 "Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa” phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Không lớn hơn 65% chiều dài cơ sở tính toán (Lcs) đối với xe khách (chiều dài cơ sở của xe khách nối toa được tính cho toa xe đầu tiên).

- Không lớn hơn 60% chiều dài cơ sở tính toán (Lcs) đối với xe tải.

Trong đó: Chiều dài cơ sở tính toán (Lcs) là khoảng cách từ đường ROH đến tâm trục bánh xe trước nhất về phía trước; Việc xác định đường ROH được xác định theo nguyên tắc sau đây:

- Đối với trục sau là trục đơn thì đường ROH đi qua tâm của trục đó;

- Đối với trường hợp xe có 02 trục sau hoặc cụm trục kép thì nếu cả 2 trục lắp với số lượng lốp bằng nhau thì đường ROH đi qua điểm giữa 2 trục; nếu một trục lắp gấp đôi số lượng lốp so với trục còn lại thì đường ROH đi qua điểm bằng 2 phần 3 khoảng cách từ tâm trục có số lốp ít hơn đến tâm trục có số lốp nhiều hơn;

- Đối với trường hợp xe có cụm trục 3 thì đường ROH đi qua điểm giữa của 2 tâm trục phía sau cùng của xe;

- Trường hợp cụm trục sau gồm trục dẫn hướng, trục tự lựa, trục nâng hạ kết hợp với trục khác (trục không dẫn hướng) thì chỉ có các trục không dẫn hướng được xem xét trong việc xác định đường ROH.

Việc xác định chiều dài cơ sở tính toán (Lcs), đường ROH của một số trường hợp cụ thể được tham khảo trong Bảng 2 và Hình 2 dưới đây.

1.png

Hình 1 - Chiều cao lớn nhất cho phép của xe có khối lượng toàn bộ không lớn hơn 5,0 tấn

e) Khoảng sáng gầm xe: Không nhỏ hơn 120 mm (trừ xe chuyên dùng). Đối với các xe có thể điều chỉnh độ cao của gầm xe thì khoảng sáng gầm xe được đo ở vị trí lớn nhất.

2.png

Hình 2 - Hình minh họa cách xác định chiều dài cơ sở tính toán (Lcs) và chiều dài đuôi xe (ROH)

Bảng 2 - Một số trường hợp xác định đường ROH

Số tt

Nguyên tắc xác định đường ROH

Mô tả hình vẽ

1

Trường hợp xe chỉ có 01 trục sau thì đường ROH là đường đi qua tâm trục đó

2

Trường hợp xe có cụm trục kép ở phía sau không phải là trục dẫn hướng và mỗi trục lắp lốp có số lượng bằng nhau thì đường ROH đi qua điểm giữa 2 tâm trục đó.

3

Trường hợp xe có cụm trục kép ở phía sau, không phải là trục dẫn hướng và có một trục lắp lốp với số lượng lốp gấp 2 lần so với trục còn lại thì đường ROH đi qua điểm bằng 2 phần 3 khoảng cách từ tâm trục có số lốp ít hơn đến tâm trục có số lốp nhiều hơn

4

Trường hợp xe có cụm trục ba ở phía sau, không phải là trục dẫn hướng và tất cả các trục đều lắp lốp có số lượng bằng nhau thì đường ROH đi qua tâm trục ở giữa.

5

Trường hợp xe có một trục dẫn hướng đặt ở phía sau với một trục không phải là trục dẫn hướng thì đường ROH đi qua tâm của trục không phải là trục dẫn hướng.

6

Trường hợp xe có một hoặc 2 trục dẫn hướng đặt ở phía sau, cùng với 2 trục không phải là trục dẫn hướng thì đường ROH đi qua điểm giữa 2 tâm trục không phải là trục dẫn hướng.

7

Trường hợp xe có một hoặc 2 trục có thể nâng lên hạ xuống (trục nâng hạ) ở phía sau, cùng với một hoặc nhiều trục không phải là trục có thể nâng hạ thì đường ROH đi qua điểm giữa của tâm các trục không phải là trục nâng hạ.

8

Trường hợp xe có 4 trục và đều lắp lốp có số lượng bằng nhau

- Nếu không có trục dẫn hướng:

- Có lắp trục dẫn hướng:

2.1.1.2. Khối lượng cho phép lớn nhất trên trục xe:

- Trục đơn: 10 tấn.

- Cụm trục kép phụ thuộc vào khoảng cách hai tâm trục d:

d < 1,0 m: 11 tấn;

1,0 d < 1,3 m: 16 tấn;

d ≥ 1,3m: 18 tấn.

- Cụm trục ba phụ thuộc vào khoảng cách hai tâm trục liền kề nhỏ nhất d:

d 1,3 m: 21 tấn;

d > 1,3 m: 24 tấn.

2.1.1.3. Khối lượng toàn bộ cho phép lớn nhất:

Khối lượng toàn bộ cho phép lớn nhất của các loại xe phải thỏa mãn quy định tại Bảng 3 dưới đây.

Bảng 3 - Khối lượng toàn bộ cho phép lớn nhất

TT

Loại phương tiện

Khối lượng toàn bộ cho phép lớn nhất (tấn)

1

Xe có tổng số trục bằng 2

16

2

Xe có tổng số trục bằng 3

24

3

Xe có tổng số trục bằng 4

30

4

Xe có tổng số trục bằng 5 hoặc lớn hơn

4.1

Xe có khoảng cách tính từ tâm trục đầu tiên đến tâm trục cuối cùng 7m

32

4.2

Xe có khoảng cách tính từ tâm trục đầu tiên đến tâm trục cuối cùng > 7m

34

2.1.2. Các yêu cầu khác

2.1.2.1. Xe và các bộ phận trên xe phải phù hợp với việc tham gia giao thông bên phải theo quy định.

2.1.2.2. Khối lượng phân bố lên trục dẫn hướng (hoặc các trục dẫn hướng) phải đáp ứng yêu cầu dưới đây trong cả hai trường hợp xe không tải và xe đầy tải (đối với xe khách nối toa, tỉ lệ này được xác định đối với toa xe đầu tiên):

- Không nhỏ hơn 25% đối với xe khách (trừ xe ô tô khách thành phố).

- Không nhỏ hơn 20% đối với các loại xe khác.

2.1.2.3. Góc ổn định tĩnh ngang của xe khi không tải không nhỏ hơn giá trị sau:

- 28° đối với xe khách hai tầng;

- 30° đối với xe có khối lượng toàn bộ không lớn hơn 1,2 lần khối lượng bản thân;

- 35° đối với các loại xe còn lại.

2.1.2.4. Các hệ thống, tổng thành của xe phải đảm bảo các tính năng kỹ thuật khi hoạt động trên đường trong các điều kiện hoạt động bình thường.

2.1.2.5. Các xe chở người, xe chở hàng (nhóm ô tô tải) lắp thùng nhiên liệu chứa nhiên liệu lỏng phải đáp ứng các quy định tại QCVN 52 :2013/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kết cấu an toàn chống cháy của xe cơ giới” hoặc quy định UNECE No.34 "Quy định thống nhất về việc phê duyệt xe liên quan đến sự chống cháy” (Uniform provisions concerning the approval of vehicies with regard to the prevention of fire risks) phiên bản tương đương hoặc cao hơn.

2.1.2.6. Đối với xe khách có khối lượng toàn bộ thiết kế lớn nhất lớn hơn 5 tấn và có số người cho phép chở từ 22 người trở lên thì vật liệu sử dụng trong kết cấu nội thất phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại QCVN 53:2013/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu an toàn chống cháy của vật liệu sử dụng trong kết cấu nội thất xe cơ giới hoặc quy định UNECE No.118 “Quy định kỹ thuật về việc cháy và/ hoặc khả ng chống cháy đối với nhiên liệu hoặc các chất bôi trơn của vật liệu sử dụng trong kết cấu một số loại xe cơ giới” (Uniform technical prescriptions concerning the burning behaviour and/or the capability to repel fuel or lubricant of materials used in the construction of certain categories of motor vehicles) phiên bản tương đương hoặc cao hơn.

2.1.2.7. Khối lượng tính toán cho một người được xác định theo quy định của nhà sản xuất nhưng không nhỏ hơn 65 kg/người (trong đó đã bao gồm 3 kg hành lý xách tay).

2.1.2.8. Số người cho phép chở (kể cả người lái, phụ xe) (N) đối với xe khách trong mọi trường hợp phải đáp ứng yêu cầu sau đây:

N (Gtbmax - G0 - L* V )/ Gn

Trong đó:

Gtbmax = Khối lượng toàn bộ cho phép lớn nhất (là khối lượng lớn nhất của xe do cơ quan có thẩm quyền quy định) (kg);

G0 = Khối lượng xe không tải (kg);

L = Khối lượng riêng của hành lý được xác định theo thể tích khoang chở hành lý (kg/m³) (L = 100 kg/m³);

V = Tổng thể tích (m³) của khoang chở hành lý (nếu có);

Gn = Khối lượng tính toán cho một người.

2.1.2.9. Số khung (số nhận dạng phương tiện - số VIN): Xe phải được đóng số khung có nội dung và cấu trúc như số nhận dạng phương tiện (số VIN), trừ xe được sản xuất, lắp ráp từ các xe đã có số khung (hoặc số VIN). Số khung phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Vị trí và cách ghi số khung phải phù hợp với yêu cầu về vị trí, cách ghi số nhận dạng phương tiện và phải đáp ứng yêu cầu quy định tại tiêu chuẩn TCVN 6580 "Phương tiện giao thông đường bộ - Mã nhận dạng phương tiện giao thông (VIN) - Vị trí và cách ghi"

- Nội dung và cấu trúc số khung phải đáp ứng yêu cầu như đối với số VIN quy định trong tiêu chuẩn TCVN 6578 “Phương tiện giao thông đường bộ - Mã nhận dạng phương tiện giao thông (VIN) - Nội dung và cấu trúc”. Ký tự thứ 10 của số khung phải dùng để chỉ năm sản xuất của xe (là năm mà xe được sản xuất, lắp ráp tính theo dương lịch).

2.2. Động cơ và hệ thống truyền lực

2.2.1. Công suất động cơ cho 01 tấn khối lượng toàn bộ thiết kế lớn nhất của xe không nhỏ hơn 7,35 kW. Yêu cầu này không áp dụng cho xe ô tô sát xi, ô tô chuyên dùng, xe điện và xe có khối lượng toàn bộ thiết kế lớn nhất từ 30 tấn trở lên.

2.2.2. Khi thử ở điều kiện đầy tải trên đường khô và bằng phẳng, xe (không áp dụng đối với xe tải chuyên dùng và ô tô chuyên dùng) phải đáp ứng yêu cầu dưới đây:

2.2.2.1. Thời gian tăng tốc tính từ lúc khởi hành đến khi đi hết quãng đường 200 m đáp ứng điều kiện sau:

t 20 + 0,4G

Trong đó:

t - Thời gian tăng tốc tính từ lúc khởi hành đến khi đi hết quãng đường 200 m (tính bằng giây);

G - Khối lượng toàn bộ thiết kế lớn nhất của xe (tính bằng tấn).

2.2.2.2. Vận tốc lớn nhất không nhỏ hơn 60 km/h.

2.2.3. Trong điều kiện đầy tải và đường khô; khi chuyển động theo chiều tiến, xe phải vượt được dốc có độ dốc 20% (12% đối với xe khách nối toa). Khi thử vượt dốc, động cơ và hệ thống truyền lực phải hoạt động bình thường.

2.3. Bánh xe

2.3.1. Có kết cấu chắc chắn, lắp đặt đúng quy cách.

2.3.2. Lốp trên cùng một trục của xe sử dụng trong điều kiện hoạt động bình thường phải cùng kiểu loại. Lốp phải đủ số lượng, đủ áp suất, thông số kỹ thuật của lốp (cỡ lốp, cấp tốc độ hoặc vận tốc, chỉ số về tải trọng hoặc khả năng chịu tải trọng của lốp) phải phù hợp với tài liệu kỹ thuật, thiết kế của xe.

Lốp sử dụng cho từng loại xe phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong QCVN 34:2011/BGTVT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lốp hơi dùng cho ô tô" hoặc quy định UNECE No.30 “Quy định thống nhất về việc phê duyệt lốp hơi sử dụng cho xe cơ giới và rơ moóc kéo theo ” (Uniform provisions concerning the approval of pneumatìc tyres for Motor vehicle and their trailer) hoặc UNECE No.54 "Quy định thống nhất về việc phê duyệt lốp hơi sử dụng cho xe tải và rơ moóc kéo theo” (Uniform provisions concerning the approval of pneumatic tyres for commercial vehicles and their trailers) phiên bản tương đương hoặc cao hơn.

2.3.3. Xe phải được trang bị các tấm che bánh xe tại các bánh xe hoặc nhóm trục bánh xe. Các tấm che bánh xe có thể được tạo thành từ các bộ phận lắp đặt trên xe như một phần thân xe, chắn bùn hoặc các bộ phận tương tự khác và phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Chiều rộng của tấm che bánh xe phải có che phủ được các bánh xe.

- Đối với xe chở người loại M1, khoảng cách từ điểm thấp nhất của phần cuối cùng của tấm che bánh xe trục sau cùng không được lớn hơn 150 mm so với phẳng nằm ngang đi qua tâm trục bánh xe sau; Đối với các loại xe khác, khoảng hở so với mặt đường của các tấm che bánh xe trục sau cùng gồm cả tấm chắn bùn (nếu lắp) phải nhỏ hơn 230 mm.

2.3.4. Đối với các xe có bánh xe dự phòng thì cơ cấu nâng hạ (nếu có) không được bố trí ở bên trái theo chiều tiến của xe.

2.3.5. Vành hợp kim nhẹ lắp đặt trên xe con, xe tải có khối lượng toàn bộ thiết kế lớn nhất không quá 3,5 tấn phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong QCVN 78 : 2014/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vành hợp kim nhẹ dùng cho xe ô tô hoặc Quy định UNECE No. 124 “Quy định thống nhất về việc phê duyệt vành bánh xe sử dụng trên xe ô tô chở người và rơ moóc kéo theo” (Uniform provisions concerning the approval of wheels for passenger cars and their trailer) phiên bản tương đương hoặc cao hơn.

2.4. Hệ thống lái

2.4.1. Đảm bảo cho xe chuyển hướng chính xác, điều khiển nhẹ nhàng, an toàn ở mọi vận tốc và tải trọng trong phạm vi tính năng kỹ thuật cho phép của xe.

2.4.2. Các bánh xe dẫn hướng phải đảm bảo cho xe có khả năng duy trì hướng chuyển động thẳng khi đang chạy thẳng và tự quay về hướng chuyển động thẳng khi thôi tác dụng lực lên vành tay lái (khi thôi quay vòng).

2.4.3. Khi hoạt động các cơ cấu chuyển động của hệ thống lái không được va quệt với bất kỳ bộ phận nào của xe như khung, vỏ.

2.4.4. Vành tay lái khi quay không bị vướng vào quần áo và trang bị của người lái khi lái xe.

2.4.5. Khi quay vành tay lái về bên phải và bên trái thì không được có sự khác biệt đáng kể về lực tác động lên vành tay lái.

2.4.6. Độ rơ góc của vành tay lái:

- Xe con, xe khách đến 12 chỗ, kể cả người lái, xe tải có tải trọng đến 1500 kg: không lớn hơn 10°.

- Các loại xe khác: không lớn hơn 15°.

2.4.7. Độ trượt ngang của bánh xe dẫn hướng không lớn hơn 5 mm/m.

2.4.8. Bán kính quay vòng nhỏ nhất theo vệt bánh xe trước phía ngoài của xe không lớn hơn 12 m.

2.5. Hệ thống phanh

2.5.1. Xe phải được trang bị hệ thống phanh chính và phanh đỗ xe.

2.5.2. Hệ thống phanh chính và phanh đỗ xe phải dẫn động độc lập với nhau. Dẫn động của hệ thống phanh chính phải là loại từ 2 dòng trở lên. Hệ thống phanh chính phải được trang bị trên tất cả các bánh xe.

2.5.3. Dầu phanh hoặc khí nén trong hệ thống phanh không được rò rỉ. Các ống dẫn dầu hoặc khí phải được định vị chắc chắn và không được rạn nứt.

2.5.4. Dẫn động cơ khí của phanh chính và phanh đỗ xe phải linh hoạt, nhẹ nhàng và chắc chắn. Hành trình tự do phải phù hợp với quy định của nhà sản xuất.

2.5.5. Hệ thống phanh chính phải có kết cấu và lắp đặt bảo đảm cho người lái điều khiển được phanh khi ngồi trên ghế lái mà không rời hai tay khỏi vành tay lái.

2.5.6. Khi sử dụng, hệ thống phanh đỗ phải có khả năng duy trì được hoạt động mà không cần có lực tác động liên tục của người lái.

2.5.7. Hệ thống phanh chính dẫn động khí nén phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Các van phải hoạt động bình thường;

- Sau 8 lần tác động toàn bộ hành trình bàn đạp phanh của hệ thống phanh chính, độ giảm áp suất trong bình chứa khí nén không được quá 392 kPa. Việc thử phải được thực hiện theo các yêu cầu sau:

- Mức năng lượng (áp suất khí nén) ban đầu trong bình chứa khí nén được quy định bởi nhà sản xuất. Nó phải đạt mức để đạt được hiệu quả phanh đã quy định của hệ thống phanh chính;

- Không nạp thêm cho bình chứa khí nén trong quá trình thử. Ngoài ra phải cách ly bình chứa khí nén cho phanh chính với bình chứa khí nén cho các thiết bị phụ trợ.

2.5.8. Hiệu quả phanh chính

2.5.8.1. Hiệu quả phanh chính khi thử trên băng thử:

- Chế độ thử: xe không tải (có 01 lái xe);

- Tổng lực phanh không nhỏ hơn 50% trọng lượng xe không tải;

- Sai lệch lực phanh trên một trục (giữa bánh bên phải và bên trái):

KSL = (PFlớn - PFnhỏ).100%/PFlớn

KSL không được lớn hơn 25%.

Trong đó:

KSL: sai lệch lực phanh trên một trục;

PFlớn: lực phanh lớn;

PFnhỏ: lực phanh nhỏ.

2.5.8.2. Hiệu quả phanh chính khi thử trên đường:

a) Khi thử không tải (có 01 lái xe):

- Thử trên mặt đường phủ nhựa hoặc đường bê tông bằng phẳng và khô, hệ số bám φ không nhỏ hơn 0,6;

- Hiệu quả phanh (được đánh giá bằng một trong hai chỉ tiêu quãng đường phanh Sp hoặc gia tốc phanh lớn nhất JPmax) khi thử không tải được quy định trong Bảng 4;

- Khi phanh, xe không được lệch ra ngoài hành lang phanh được quy định tại Bảng 4.

Bảng 4 - Hiệu quả phanh chính khi thử không tải

Loại xe

Vận tốc ban đầu khi phanh (km/h)

Quãng đường phanh (m)

Gia tốc phanh lớn nhất (m/s²)

Hành lang phanh
(m)

Xe con

50

19

6,2

2,5

Xe tải, xe khách có khối lượng toàn bộ thiết kế lớn nhất không quá 3,5 tấn

50

21

5,8

2,5

Các loại xe còn lại

30

9

5,4

3,0

b) Khi thử đầy tải:

- Thử trên mặt đường phủ nhựa hoặc đường bê tông bằng phẳng và khô, hệ số bám φ không nhỏ hơn 0,6;

- Hiệu quả phanh (được đánh giá bằng một trong hai chỉ tiêu quãng đường phanh SP hoặc gia tốc phanh lớn nhất JPmax) khi thử đầy tải quy định tại Bảng 5;

- Khi phanh, xe không được lệch ra ngoài hành lang phanh được quy định tại Bảng 5.

Bảng 5 - Hiệu quả phanh chính khi thử đầy tải

Loại xe

Vận tốc ban đầu khi phanh (km/h)

Quãng đường phanh (m)

Gia tốc phanh lớn nhất (m/s²)

Hành lang phanh (m)

Xe con

50

20

5,9

2,5

Xe tải, xe khách có khối lượng toàn bộ thiết kế lớn nhất không quá 3,5 tấn

50

22

5,4

2,5

Các loại xe còn lại (1)

30

10

5,0

3,0

Chú thích: (1) Không áp dụng yêu cầu về hiệu quả phanh khi thử đầy tải đối với xe đầu kéo

2.5.9. Hiệu quả của phanh đỗ xe:

- Chế độ thử: xe không tải (có 01 lái xe);

- Hiệu quả của phanh đỗ xe được đánh giá bằng một trong hai chỉ tiêu:

+ Tổng lực phanh đỗ không nhỏ hơn 16% trọng lượng xe không tải khi thử trên băng thử; hoặc:

+ Xe phải dừng được trên đường dốc có độ dốc 20% (theo cả hai chiều dốc lên và dốc xuống), trên mặt đường phủ nhựa hoặc đường bê tông bằng phẳng và khô, hệ số bám φ không nhỏ hơn 0,6.

2.5.10. Xe khách có giường nằm phải được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS (Anti-Iock Braking System).

2.6. Hệ thống treo

2.6.1. Chịu được tải trọng tác dụng lên nó, đảm bảo độ êm dịu cần thiết khi vận hành trên đường.

2.6.2. Các chi tiết, cụm chi tiết của hệ thống treo phải lắp đặt chắc chắn và đảm bảo cân bằng xe. Không được rò rỉ khí nén (đối với hệ thống treo khí nén), dầu thủy lực (đối với giảm chấn thủy lực).

2.6.3. Tần số dao động riêng của phần được treo của xe khách ở trạng thái đầy tải (được xác định theo phương pháp quy định tại Phụ lục 1 của Quy chuẩn này) không lớn hơn 2,5 Hz.

2.7. Hệ thống nhiên liệu

2.7.1. Yêu cầu đối với hệ thống nhiên liệu xăng hoặc điêzen

2.7.1.1. Bộ phận lọc và thông khí của thùng nhiên liệu phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Không bị rò rỉ nhiên liệu;

- Vị trí lắp đặt cách miệng thoát khí thải của ống xả ít nhất là 300 mm và cách các công tắc điện, các giắc nối hở ít nhất là 200 mm;

- Không được đặt bên trong khoang chở người và khoang chở hàng hóa.

2.7.1.2. Vật liệu làm ống dẫn nhiên liệu phải chịu được loại nhiên liệu xe đang sử dụng.

2.7.1.3. Ống dẫn (trừ các loại ống mềm) phải được kẹp chặt, khoảng cách giữa hai kẹp liền kề nhau không quá 1000 mm.

2.7.2. Yêu cầu đối với hệ thống nhiên liệu khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)

2.7.2.1. Yêu cầu chung:

- Tất cả các bộ phận phải được định vị đúng và kẹp chặt chắc chắn;

- Không rò rỉ LPG;

- Không được có bộ phận nào của hệ thống LPG nhô ra khỏi bề mặt ngoài của xe trừ đầu nạp khí có thể được nhô ra không quá 10 mm;

- Các bộ phận của hệ thống LPG phải cách ống xả hoặc nguồn nhiệt tương tự từ 100 mm trở lên trừ khi các bộ phận này được cách nhiệt thích hợp.

2.7.2.2. Yêu cầu đối với bình chứa LPG: Theo Phụ lục 2, mục 1 của Quy chuẩn này.

2.7.3. Yêu cầu đối với hệ thống nhiên liệu khí thiên nhiên nén (CNG)

2.7.3.1. Yêu cầu chung:

- Tất cả các bộ phận phải được định vị đúng và kẹp chặt chắc chắn;

- Không rò rỉ CNG;

- Không được có bộ phận nào của hệ thống CNG nhô ra khỏi bề mặt ngoài của xe trừ đầu nạp khí có thể được nhô ra không quá 10 mm;

- Các bộ phận của hệ thống CNG phải cách ống xả hoặc nguồn nhiệt tương tự từ 100 mm trở lên trừ khi các bộ phận này được cách nhiệt thích hợp;

- Tất cả các bộ phận của hệ thống CNG được lắp trong khoang hành lý phải được bao kín bởi vỏ bọc kín khí;

- Lỗ thoát của vỏ bọc kín khí phải thông với môi trường bên ngoài xe không được hướng vào vòm che bánh xe hoặc các nguồn nhiệt như ống xả.

2.7.3.2. Yêu cầu đối với bình chứa CNG: Theo Phụ lục 2, mục 2 của Quy chuẩn này.

2.8.3 Hệ thống điện

2.8.1. Dây điện phải được bọc cách điện. Dây điện phải chịu được nhiệt độ và độ ẩm, đặc biệt là dây điện nằm trong khoang động cơ. Dây điện phải được bảo vệ và kẹp giữ chắc chắn ở các vị trí trên thân xe tránh được các hư hỏng do bị cắt, mài hay cọ xát.

2.8.2. Các giắc nối, đầu nối và công tắc điện phải được cách điện.

2.8.3. Ắc quy phải được lắp đặt chắc chắn. Ngăn đựng ắc quy không được thông với khoang hành khách, khoang người lái và phải được thông với không khí bên ngoài.

2.9. Khung và thân vỏ

2.9.1. Khung và thân vỏ phải được lắp đặt chắc chắn;

2.9.2. Không được bố trí giá chở hàng trên nóc xe khách các loại. Các giá để hành lý xách tay bố trí bên trong khoang hành khách (nếu có) phải có kết cấu chắc chắn, ngăn được hành lý rơi ra bên ngoài và khả năng chịu lực của nó không được nhỏ hơn 40 kG/m².

2.9.3. Xe tải, xe chuyên dùng, xe kéo rơ moóc và xe ô tô đầu kéo có khối lượng toàn bộ thiết kế lớn nhất từ 8 tấn trở lên phải lắp rào chắn bảo vệ ở hai bên xe đáp ứng các yêu cầu sau:

- Khoảng cách từ điểm đầu của rào chắn đến các bánh xe trước (hoặc các cơ cấu chuyên dùng như chân chống của xe tải có lắp cầu, cơ cấu điều khiển của xe bơm bê tông ...) và khoảng cách giữa điểm cuối của rào chắn đến các bánh xe sau không được lớn hơn 400 mm;

- Khoảng cách từ cạnh thấp nhất của rào chắn tới mặt đường không được lớn hơn 500 mm;

- Cạnh phía trên của rào chắn không được thấp hơn 700 mm tính từ mặt đường. Nếu khoảng hở giữa thân xe và mặt đường nhỏ hơn 700 mm thì không cần lắp rào chắn.

2.9.4. Thân xe không được có gờ sắc cạnh hoặc phần lồi ra gây nguy hiểm cho người cùng tham gia giao thông. Yêu cầu này có thể không áp dụng đối với một số loại xe ô tô chuyên dùng.

2.10. Thiết bị nối, kéo

Thiết bị nối, kéo phải được lắp đặt chắc chắn. Cóc hãm và chốt hãm không được tự mở. Xích hoặc cáp bảo hiểm (nếu có) phải chắc chắn.

2.11. Khoang lái

2.11.1. Cơ cấu điều khiển, chỉ báo và báo hiệu làm việc

2.11.1.1. Các cơ cấu, thiết bị và công tắc điều khiển liệt kê dưới đây (nếu có) phải được lắp đặt trong phạm vi giới hạn bởi hai mặt phẳng song song với mặt phẳng trung tuyến dọc của xe cách đường tâm trục lái 500 mm về hai phía và đảm bảo cho người lái có thể nhận biết, điều khiển chúng một cách dễ dàng từ vị trí ngồi của người lái xe:

- Các cơ cấu, thiết bị điều khiển động cơ và hệ thống truyền lực gồm công tắc khởi động, tắt động cơ; điều khiển thời gian đánh lửa; thời điểm phun nhiên liệu; bàn đạp ga; ly hợp; hộp số;

- Các cơ cấu điều khiển hệ thống phanh;

- Các cơ cấu điều khiển hệ thống đèn chiếu sáng, còi, đèn báo rẽ, phun nước, gạt nước và sưởi kính.

2.11.1.2. Các cơ cấu điều khiển động cơ và hệ thống truyền lực (trừ công tắc khởi động động cơ; bàn đạp ga; thiết bị điều khiển hệ thống truyền lực), các cơ cấu điều khiển liên quan đến hệ thống đèn như hệ thống đèn chiếu sáng, còi, phun nước, gạt nước và sưởi kính phải có biểu tượng nhận biết được bố trí ở gần các cơ cấu điều khiển để người lái xe có thể dễ dàng nhận ra các cơ cấu điều khiển liên quan. Các cơ cấu điều khiển của đèn báo rẽ phải có biểu tượng nhận biết sao cho lái xe có thể dễ dàng nhận ra vị trí hoạt động theo mỗi hướng của đèn báo rẽ.

2.11.1.3. Đồng hồ tốc độ, các đèn chỉ báo, báo hiệu tình trạng hoạt động của các đèn báo rẽ, đèn pha, hệ thống nhiên liệu, nước làm mát động cơ, dầu bôi trơn, hệ thống phanh và hệ thống nạp ắc quy hoặc đèn chỉ báo, báo hiệu của các hệ thống khác phải được bố trí ở vị trí sao cho người lái xe có thể dễ dàng nhận biết và nhìn thấy được trong điều kiện ban ngày và trong điều kiện thiếu ánh sáng.

2.11.2. Cơ cấu lò xo hồi vị của bàn đạp ga, phanh, ly hợp (nếu có) phải đảm bảo tự đưa các bàn đạp này trở về được vị trí ban đầu khi người lái thôi tác dụng lực.

2.11.3. Phải có ký hiệu để nhận biết được dễ dàng vị trí các tay số.

2.11.4. Xe có trang bị hộp số tự động phải không cho phép khởi động được động cơ khi cần số ở vị trí số tiến hoặc số lùi. Trong trường hợp cần số được lắp trên trục lái, chiều quay của cần số từ vị trí số trung gian đến vị trí các số tiến phải theo chiều thuận của kim đồng hồ.

2.11.5. Việc bố trí chỗ ngồi trong khoang lái (ca bin) phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:

- Ghế người lái phải thoả mãn yêu cầu nêu tại 2.12;

- Chiều rộng và chiều sâu đệm ngồi của ghế khách phải thoả mãn yêu cầu nêu tại 2.14.2;

- Nếu khoang lái có hai hàng ghế thì khoảng trống giữa hàng ghế đầu tiên và hàng ghế thứ hai (L) không nhỏ hơn 630 mm (Hình 5);

- Việc bố trí chỗ ngồi trong ca bin không được ảnh hưởng tới khả năng điều khiển xe của người lái và phải có đủ không gian cho người ngồi để chân xuống sàn xe;

- Trong mọi trường hợp, số người ngồi trong ca bin xe tải không lớn hơn 6.

2.12. Ghế người lái (ghế lái)

2.12.1. Ghế lái phải được lắp đặt sao cho đảm bảo tầm nhìn của người lái để điều khiển xe.

2.12.2. Ghế lái phải có đủ không gian để người lái vận hành các thiết bị điều khiển một cách dễ dàng. Độ lệch tâm giữa ghế lái và trục lái không được ảnh hưởng đến khả năng điều khiển xe của người lái và không được lớn hơn 40 mm. Kích thước chiều rộng và chiều sâu đệm ngồi không nhỏ hơn 400 mm.

2.12.3. Ghế lái của xe chở người phải điều chỉnh được theo chiều dọc của xe, đệm tựa lưng phải điều chỉnh được độ nghiêng.

2.13. Khoang chở khách (khoang khách)

2.13.1. Phải được thiết kế đảm bảo an toàn khi vận hành.

2.13.2. Đối với khoang khách không có điều hòa nhiệt độ, việc thông gió phải đáp ứng yêu cầu sau:

- Khi xe chuyển động với vận tốc 30 km/h, tại vị trí ngang đầu khách ngồi, vận tốc dòng khí không nhỏ hơn 3 m/s;

- Các cửa thông gió phải điều chỉnh được lưu lượng gió.

2.13.3. Lối đi dọc

2.13.3.1. Lối đi dọc theo thân xe của xe khách trên 16 chỗ ngồi phải có chiều rộng hữu ích không nhỏ hơn 300 mm, chiều cao hữu ích không nhỏ hơn 1700 mm. Không gian trên lối đi dọc của xe khách phải được thiết kế và cấu tạo để cho phép di chuyển một dưỡng đo gồm 02 khối hình trụ đồng tâm cùng với một khối nón cụt ngược nối giữa chúng. Kích thước hình trụ được quy định như Hình 3. Đối với các xe được phép lắp ghế gập trên lối đi dọc thì cho phép đo ở trạng thái ghế gập đang gấp khi không sử dụng.

2.13.3.2. Bậc có thể được lắp đặt trên lối đi dọc và phải có chiều rộng bằng chiều rộng của lối đi dọc và thỏa mãn những yêu cầu nêu tại Bảng 7 và Hình 6.

Hình 3 - Lối đi dọc

2.13.4. Trừ xe khách thành phố, các loại xe khách khác không được bố trí chỗ đứng.

2.13.5. Yêu cầu riêng đối với xe khách có bố trí giường nằm

2.13.5.1. Giường nằm phải được lắp đặt chắc chắn và bố trí dọc theo chiều chuyển động của xe; mỗi giường chỉ cho một người nằm và phải có dây đai an toàn đáp ứng các yêu cầu quy định tại mục 2.16.

2.13.5.2. Giường nằm phải được bố trí đảm bảo đủ không gian để người sử dụng có thể ra, vào thuận tiện; kích thước đệm nằm và kích thước lắp đặt khác phải đáp ứng các quy định về kích thước mô tả tại Hình 4.

Trong đó:

- Khoảng cách giữa 2 giường D1 không nhỏ hơn 1650 mm;

- Chiều rộng đệm nằm R1 không nhỏ hơn 480 mm;

- Chiều rộng lối đi dọc R2 không nhỏ hơn 400 mm. Việc kiểm tra không gian trên lối đi dọc của xe khách có giường nằm phải cho phép di chuyển một dưỡng đo hình trụ Ф400 mm với kích thước chiều cao của hình trụ như mô tả tại Hình 3.

- C1 không nhỏ hơn 750 mm;

- C2 không nhỏ hơn 780 mm.

Hình 4 - Bố trí giường nằm trên xe khách

2.13.5.3. Khung xương của giường tại những phần có thể tiếp xúc hoặc có khả năng gây thương tích cho hành khách phải làm bằng các vật liệu tròn hoặc được bo tròn phù hợp; không được có các cạnh sắc, đầu nhọn có khả năng gây nguy hiểm cho người sử dụng.

2.13.5.4. Chiều dày của đệm giường nằm không được nhỏ hơn 75 mm.

2.13.5.5. Phải bố trí lối đi dọc giữa các dãy giường, số tầng giường nằm bố trí trong khoang hành khách trên cùng một dãy không được quá 2 tầng.

2.13.5.6. Không được bố trí chỗ ngồi cho hành khách trên xe khách giường nằm, trừ 01 ghế của người lái xe và 1 ghế của người hướng dẫn viên (nếu có).

2.13.5.7. Phải có thang leo để tiếp cận giường nằm ở tầng trên một cách dễ dàng. Thang leo phải có kết cấu chắc chắn, cố định trên xe một cách thích hợp để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. Chiều cao của bậc đầu tiên từ sàn phải ở nằm trong khoảng 250 mm đến 350 mm và chiều cao các bậc tính từ bậc thứ 2 trở đi không được vượt quá 250 mm. Có ít nhất một tay nắm được bố trí ở độ cao thích hợp cùng với thang để dễ dàng leo lên giường nằm phía trên. Tay nắm phải được làm tròn hoặc bo tròn và không có các cạnh sắc nhọn.

2.13.5.8. Giường nằm phải có các bộ phận, kết cấu để bảo vệ hành khách không bị rơi từ trên giường nằm khi xe hoạt động (gọi chung là thanh chắn). Thanh chắn này phải có kết cấu chắc chắn, có chiều cao tối thiểu 200 mm tính từ điểm cao nhất của mặt đệm giường nằm (tại từng vị trí đo). Thanh chắn phải được làm bằng các vật liệu được bo tròn phù hợp, không được có các cạnh sắc, góc nhọn có thể gây thương tích cho hành khách.

2.14. Ghế khách

2.14.1. Ghế phải được lắp đặt chắc chắn đảm bảo an toàn cho người ngồi khi xe vận hành trên đường trong điều kiện hoạt động bình thường.

2.14.2.3 Kích thước ghế ngồi

2.14.2.1. Chiều rộng đệm ngồi không nhỏ hơn 400 mm cho một người ngồi. Đối với các ghế lắp liền kề trên cùng một hàng của xe chở người loại M1 thì chiều rộng đệm ngồi tính cho 01 người trên hàng ghế đó cho phép nhỏ hơn 400 mm nhưng trong mọi trường hợp không nhỏ hơn 380 mm. Tuy nhiên, khoảng không gian dành cho khách ngồi của các ghế này đo tại các vị trí cách mặt đệm ngồi từ 270 mm đến 650 mm phải không nhỏ hơn 400 mm tính cho một người ngồi.

2.14.2.2. Chiều sâu đệm ngồi không nhỏ hơn 350 mm tính cho một người.

2.14.2.3. Chiều dày đệm ngồi và chiều dày đệm tựa lưng không nhỏ hơn 50 mm (không áp dụng đối với ghế khách của xe khách thành phố có bố trí hành khách đứng).

2.14.2.4. Đối với xe chở người, khoảng trống giữa hai hàng ghế (L) không nhỏ hơn 630 mm; đối với ghế lắp quay mặt vào nhau (L0) không nhỏ hơn 1250 mm (Hình 5).

Hình 5 - Bố trí ghế ngồi trên xe

2.14.2.5. Đối với xe khách, chiều cao khoảng không gian theo phương thẳng đứng trong phần không gian lắp đặt ghế và lối đi vào ghế tính từ điểm cao nhất của mặt đệm ngồi không nhỏ hơn 900 mm và không nhỏ hơn 1350 mm tính từ sàn xe nơi để chân của hành khách, tại các vị trí vòm che bánh xe và hàng ghế cuối cùng giá trị này cho phép giảm xuống nhưng không nhỏ hơn 1250 mm.

2.14.3. Đối với xe chở trẻ em, chiều rộng và chiều sâu đệm ngồi không nhỏ hơn 270 mm tính cho một người. Khoảng trống giữa hai hàng ghế (L) không nhỏ hơn 460 mm.

2.14.4. Chiều cao từ mặt sàn để chân người ngồi tới mặt đệm ngồi ghế khách (H) của xe khách phải nằm trong khoảng từ 380 mm đến 500 mm. Tại các vòm che bánh xe, nắp che khoang động cơ, chiều cao này có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn 350 mm.

2.14.5. Các ghế gập có thể lắp đặt trên lối đi dọc của xe khách đến 30 chỗ, trừ loại xe chở trẻ em. Đối với xe khách trên 30 chỗ, có thể lắp ghế gập dành cho hướng dẫn viên. Các kích thước về chiều rộng, chiều sâu đệm ngồi, chiều cao đệm tựa của ghế gập không được nhỏ hơn 75% kích thước giới hạn quy định tại 2.14.2.

2.15. Đệm tựa đầu

Ghế lái của xe con và xe khách từ 16 chỗ trở xuống phải được trang bị đệm tựa đầu.

2.16. Dây đai an toàn

2.16.1. Ghế lái của tất cả các loại xe phải được trang bị dây đai an toàn loại ba điểm trở lên.

2.16.2. Ghế khách phía ngoài cùng thuộc hàng ghế đầu tiên, cùng với dãy ghế người lái (trừ xe ô tô khách thành phố) phải được trang bị dây đai an toàn loại ba điểm trở lên. Các ghế nằm giữa ghế lái và ghế ngoài cùng của hàng ghế này phải được trang bị dây đai an toàn tối thiểu loại hai điểm.

2.16.3. Ghế khách không thuộc hàng ghế đầu tiên cùng với hàng ghế người lái xe của các xe (trừ xe ô tô khách thành phố), giường nằm phải được trang bị dây đai an toàn tối thiểu loại hai điểm.

2.16.3. Đai an toàn phải được lắp đặt phù hợp tại từng vị trí ngồi hoặc nằm, đảm bảo hoạt động tốt, có độ tin cậy cao và giảm thiểu rủi ro gây thương tích cho người sử dụng khi xảy ra tai nạn. Các dây đai an toàn không được có kết cấu dễ gây nguy hiểm cho người sử dụng.

2.16.5. Các bộ phận dây đai phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

- Các bộ phận cứng trong dây đai an toàn như khóa, bộ phận điều chỉnh, không được có cạnh sắc gây ra mài mòn hoặc đứt dây đai do cọ xát;

- Khóa phải được thiết kế sao cho loại trừ được các khả năng sử dụng không đúng như không thể đóng ở trạng thái nửa chừng. Cách mở khóa phải dứt khoát;

- Bộ phận điều chỉnh đai phải tự động điều chỉnh để dây đai ôm vừa khít với người sử dụng hoặc nếu dùng bộ phận điều chỉnh bằng tay thì người sử dụng phải dễ dàng điều chỉnh khi đã ngồi vào ghế;

- Dây đai không bị xoắn ngay cả khi bị kéo căng và phải có khả năng hấp thụ và phân tán năng lượng. Chiều rộng dây đai không được nhỏ hơn 46 mm;

- Các điểm neo giữ đai phải được lắp đặt chắc chắn, phù hợp với loại đai an toàn và vị trí sử dụng.

2.16.6. Phải có các hướng dẫn sử dụng dây đai để đảm bảo an toàn cho người sử dụng trong sách hướng dẫn sử dụng kèm theo xe.

2.17. Cửa lên xuống

2.17.1. Kích thước hữu ích của cửa lên xuống của khách đối với các loại xe khách (không kể xe chở trẻ em) phải đáp ứng yêu cầu quy định tại Bảng 6.

Bảng 6 - Kích thước hữu ích nhỏ nhất của cửa lên xuống

Loại xe

Kích thước hữu ích nhỏ nhất (mm)

Chiều rộng(1)

Chiều cao

Xe khách từ 10 chỗ đến 16 chỗ (kể cả chỗ của người lái)

650

1200

Xe khách trên 16 chỗ (kể cả chỗ của người lái)

650

1650

Chú thích: (1) Kích thước này được giảm đi 100 mm khi đo ở vị trí tay nắm cửa.

2.17.2. Khoang chở khách của xe khách phải được bố trí ít nhất một cửa lên xuống ở phía bên phải theo chiều tiến của xe (trừ xe khách thành phố BRT - Bus Rapid Transit hoặc loại hình vận tải tương tự). Cửa lên xuống của khách phải đảm bảo đóng chắc chắn khi xe chạy.

2.17.3. Chiều cao của bậc lên xuống cửa khách:

- Kích thước chiều cao và chiều sâu cho phép đối với các bậc lên xuống của cửa khách, cầu thang và các bậc bên trong xe (không áp dụng đối với xe khách thành phố BRT- Bus Rapid Transit hoặc loại hình vận tải tương tự) phải đáp ứng quy định trong Bảng 7 và ở Hình 6 dưới đây.

- Bề mặt bậc lên xuống phải được tạo nhám hoặc phủ vật liệu có ma sát cao để bảo đảm an toàn cho khách lên xuống.

- Kích thước chiều rộng và hình dạng bề mặt bậc phải đảm bảo sao cho khi đặt một dưỡng hình chữ nhật có kích thước 400 mm x 300 mm lên bề mặt bậc thứ nhất và một dưỡng hình chữ nhật có kích thước 400 mm x 200 mm lên bề mặt các bậc khác thì diện tích phần nhô ra phía ngoài của dưỡng so với bề mặt bậc không vượt quá 5% diện tích của dưỡng đó. Đối với cửa kép, mỗi nửa bậc lên xuống phải đáp ứng được yêu cầu này.

Hình 6 - Kích thước chiều cao và chiều sâu các bậc

Bảng 7 - Kích thước chiều cao và chiều sâu cho phép đối với các bậc

Đơn vị đo: mm

Bậc thứ nhất
(tính từ mặt đỗ xe)

Chiều cao lớn nhất (D)

500(1)

Chiều sâu nhỏ nhất

300(2)

Các bậc khác

Chiều cao (E)

Lớn nhất

350(3)

Nhỏ nhất

120

Chiều sâu hữu ích nhỏ nhất

200

Chú thích:

(1) 700 mm đối với cửa thoát khẩn cấp;

(2) 230 mm đối với các xe chở không quá 22 người;

(3) Chiều cao bậc trên lối đi dọc không được vượt quá 250 mm; Đối với xe chở không quá 22 người chiều cao bậc không được vượt quá 250 mm; Đối với các bậc tại cửa ở phía sau của cầu sau cùng thì chiều cao bậc không được vượt quá 300 mm;

- Kích thước chiều cao bậc tính từ mặt đỗ xe được xác định khi xe ở trạng thái không tải, Trường hợp xe có hệ thống điều chỉnh chiều cao xe thì đo khi xe có chiều cao nhỏ nhất;

- Kích thước chiều cao giữa các bậc (E) đối với từng bậc có thể không giống nhau.

- Độ dốc của bề mặt bậc đo theo mọi hướng không vượt quá 5%;

- Đối với cửa kép, các bậc lên xuống tại mỗi nửa của lối ra vào phải được xem xét như là các bậc riêng biệt.

2.18. Cửa thoát khẩn cấp

Xe khách phải có đủ cửa thoát khẩn cấp đáp ứng các yêu cầu sau:

2.18.1. Yêu cầu về kích thước:

- Cửa thoát khẩn cấp nếu là loại đóng mở được thì phải có kích thước nhỏ nhất là: rộng x cao = 550 mm x 1200 mm; Bậc của cửa thoát khẩn cấp phải thỏa mãn quy định tại Bảng 7 và Hình 6.

- Cửa sổ có thể được sử dụng làm cửa thoát khẩn cấp khi có diện tích không nhỏ hơn 0,4 m² và cho phép đặt lọt một dưỡng hình chữ nhật có kích thước cao 500 mm, rộng 700 mm;

- Cửa sổ phía sau có thể được sử dụng làm cửa thoát khẩn cấp khi cho phép đặt lọt một dưỡng hình chữ nhật có kích thước cao 350 mm, rộng 1550 mm với các góc của hình chữ nhật có thể được làm tròn với bán kính không quá 250 mm.

2.18.2. Số lượng cửa thoát khẩn cấp tối thiểu được quy định như Bảng 8.

2.18.3. Tại các cửa sử dụng làm cửa thoát khẩn cấp phải ghi rõ từ “CỬA THOÁT HIỂM" và/ hoặc “EMERGENCY EXIT. Tại các vị trí gần các cửa sổ thoát khẩn cấp làm bằng kính, phải trang bị dụng cụ phá cửa thoát hiểm.

Bảng 8 - Số lượng cửa thoát khẩn cấp tối thiểu

Số lượng khách (1)

17 ÷ 30

31 ÷ 45

46 ÷ 60

61 ÷ 75

76 ÷ 90

> 90

Số cửa thoát khẩn cấp tối thiểu (2)

4

5

6

7

8

9

Chú thích:

(1) Đối với xe hai tầng/xe nối toa số khách được hiểu là số lượng khách, lái xe và nhân viên phục vụ tại mỗi tầng/ mỗi toa

(2) Cửa lên xuống của khách không được tính là cửa thoát khẩn cấp

2.18.4. Lối đi tới các cửa thoát khẩn cấp, cửa sổ thoát khẩn cấp

2.18.4.1. Lối đi tới các cửa thoát khẩn cấp: Không gian tự do giữa lối đi dọc và cửa thoát khẩn cấp phải cho phép thông qua một khối trụ đứng đường kính 300 mm và cao 700 mm tính từ sàn và đỡ một khối hình trụ đứng thứ hai đường kính 550 mm, chiều cao toàn bộ của chúng là 1400 mm, đáy của khối trụ thứ nhất phải nằm trong hình chiếu của khối trụ thứ hai. Ở các nơi có ghế gập lắp dọc theo lối đi này, không gian tự do cho khối trụ phải được xác định khi ghế ở trạng thái gập (xem Hình 7).

Hình 7 - Lối đi tới cửa thoát khẩn cấp

2.18.4.2. Lối đi tới các cửa sổ thoát khẩn cấp: Lối đi phải đảm bảo khả năng di chuyển của dưỡng kiểm tra từ lối đi dọc ra bên ngoài xe qua mỗi ô cửa sổ thoát khẩn cấp. Hướng di chuyển của dưỡng kiểm tra phải là hướng mà hành khách mong muốn di chuyển khi sơ tán và dưỡng kiểm tra phải được giữ vuông góc với hướng di chuyển đó. Kích thước của dưỡng kiểm tra phải là một tấm dạng bản mỏng có kích thước 600 mm x 400 mm và có các góc lượn bán kính 200 mm. Tuy nhiên đối với cửa sổ thoát hiểm phía sau xe thì dưỡng phải có kích thước 1400 mm x 350 mm và bán kính góc lượn 175 mm.

2.19. Khoang chở hàng, khoang chở hành lý

2.19.1. Khoang chở hàng của xe phải có kết cấu vững chắc, đảm bảo an toàn cho hàng hóa và không được có các kết cấu để lắp đặt thêm các chi tiết, cụm chi tiết dẫn tới việc làm tăng thể tích chứa hàng, trừ các kết cấu sử dụng để lắp các nắp che thùng hàng.

2.19.2. Khoang chứa rác của xe chở rác phải có nắp đậy.

2.19.3. Khoang chứa hàng của xe chở hàng nguy hiểm phải được cách ly hoàn toàn với khoang lái.

2.19.4. Xe tải Van (xe tải thùng kín có khoang chở hàng liền với cabin) phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại TCVN 7271. Riêng đối với xe ô tô tải VAN có 02 hàng ghế trở lên, tỷ lệ diện tích khoang chở hàng so với khoang chở người xác định theo quy định tại TCVN 7271 phải không nhỏ hơn 1,8 lần. Kích thước khoang chở người được xác định khi vị trí hàng ghế trước được đặt tại vị trí trung bình, góc nghiêng của lưng ghế là 25° (trường hợp góc nghiêng lưng ghế nhỏ hơn 25° thì đo tại vị trí tương ứng với góc nghiêng lớn nhất của ghế).

2.19.5. Chiều rộng toàn bộ của thùng chở hàng của xe tải không được vượt quá 10% chiều rộng toàn bộ của ca bin xe.

2.19.6. Khoang chở hành lý (không phải là hành lý xách tay) đối với xe khách (nếu có) phải được bố trí dọc hai bên sườn và/ hoặc phía sau xe, phía dưới sàn xe, có các cửa đóng mở dễ dàng, chống được bụi, nước và có kết cấu vững chắc đảm bảo an toàn khi xe chạy. Các khoang chở hành lý phải được chia thành từng khoang kín với kích thước tối đa mỗi khoang theo chiều dọc không được vượt quá 1500 mm theo chiều dọc xe và 1225 mm theo chiều ngang của xe; Đối với khoang chở hành lý phía sau xe thì kích thước lớn nhất theo bất kỳ hướng nào không được vượt quá 1500 mm. Vách ngăn của từng khoang chở hành lý phải có kết cấu vững chắc đảm bảo ngăn cản được sự dịch chuyển của hành lý khi xe vận hành. Khoang chở hành lý phải chịu được một khối lượng không nhỏ hơn khối lượng tính theo thể tích khoang chứa hành lý với giá trị khối lượng riêng tính theo thể tích khoang chứa hành lý bằng 100 kg/m³.

2.19.7. Yêu cầu đối với lắp đặt mâm kéo của xe kéo sơ mi rơ moóc:

2.19.7.1. Đối với xe đầu kéo được thiết kế kéo sơ mi rơ moóc thì chiều cao mặt đỡ của mâm kéo (h) ở trạng thái không lắp sơ mi rơ moóc không được vượt quá 1400 mm và chiều cao mặt đỡ mâm kéo ở trạng thái chất đầy tải phải nằm trong khoảng từ 1150 mm đến 1300 mm. Trường hợp xe đầu kéo được thiết kế kéo cả sơ mi rơ moóc chở container có chiều cao lớn hơn 2900 mm thì chiều cao mặt đỡ mâm kéo (h) ở trạng thái không lắp sơ mi rơ moóc không được vượt quá 1150 mm và chiều cao mặt đỡ mâm kéo ở trạng thái chất đầy tải phải nằm trong khoảng từ 1025 mm đến 1100 mm (xem hình 8);

2.19.7.2. Bán kính khoảng sáng quay vòng phía trước mâm kéo (d) không được nhỏ hơn 2040 mm (xem hình 8);

2.19.7.3. Khoảng cách l4 là khoảng cách theo phương ngang tạo ra bởi giữa một hình trụ tròn bán kính d có trục trùng với trục của mâm kéo và bề mặt hình nón có cùng trục quay. Bề mặt hình nón được tạo ra bởi một đường thẳng đứng nghiêng một góc của 6° hướng về phía trước của xe đầu kéo. Đường thẳng này được xác định vị trí sao cho bề mặt hình nón không chạm vào bất kỳ điểm nào của xe đầu kéo nằm phía trên mặt phẳng nằm ngang đi qua mâm kéo. Điểm X thuộc bề mặt này được xác định thuộc mặt phẳng trung tuyến dọc của xe đầu kéo và thuộc mặt phẳng nằm ngang, mặt phẳng nằm ngang này nằm phía trên, song song với mặt phẳng đi qua mâm kéo và cách một khoảng 250 mm. Tại điểm X, khoảng cách I4 (lx) phải không nhỏ hơn 80 mm;

2.19.7.4. Bán kính từ tâm trục mâm kéo của xe đến điểm xa nhất phía sau cùng của xe (d1) không được lớn hơn 2200 mm.

Hình 8 - Chiều cao lắp đặt mâm kéo và bán kính khoảng sáng quay vòng phía trước mâm kéo của xe đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc

2.20. Kính an toàn trên xe

Kính chắn gió phải là kính an toàn nhiều lớp. Kính cửa của xe phải là kính an toàn. Kính sử dụng là cửa sổ thoát khẩn cấp, cửa thoát khẩn cấp phải là kính an toàn có độ bền cao. Các loại kính an toàn này phải đáp ứng các quy định trong QCVN 32:2011/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kính an toàn của xe ô tô” hoặc quy định UNECE No.43 "Quy định thống nhất về việc phê duyệt vật liệu kính an toàn và lắp đặt trên xe" (Uniform provisions concerning the approval of safety glazing materials and their installation on vehicles) phiên bản tương đương hoặc cao hơn.

2.21. Ống xả

2.21.1. Miệng thoát khí thải của ống xả không được hướng về phía trước và không được hướng về phía bên phải theo chiều tiến của xe.

2.21.2. Ống xả không được đặt ở vị trí có thể gây cháy xe hoặc hàng hóa trên xe và gây cản trở hoạt động của hệ thống khác.

2.22. Đèn chiếu sáng và tín hiệu

2.22.1. Xe phải trang bị các loại đèn chiếu sáng và tín hiệu sau đây: đèn chiếu sáng phía trước gồm có đèn chiếu xa (đèn pha) và đèn chiếu gần (đèn cốt), đèn báo rẽ, đèn cảnh báo nguy hiểm, đèn vị trí, đèn phanh, đèn lùi, đèn soi biển số sau.

2.22.2. Đèn chiếu sáng phía trước sử dụng trên xe phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong QCVN 35:2010/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đặc tính quang học đèn chiếu sáng phía trước của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ" hoặc một trong các quy định UNECE phiên bản tương đương hoặc cao hơn sau đây:

+ Quy định UNECE No.01 “Quy định thống nhất về việc phê duyệt đèn chiếu sáng phía trước của xe cơ giới phát ra chùm sáng gần và/ hoặc chùm sáng xa không đối xứng và được lắp đèn sợi đốt loại R2” (Uniform provisions concerning the approval of motor vehicle headlamps emitting an asymmetrical passing beam and/ or a driving beam and equipped with filament lamps of category R2);

+ UNECE No.05 “Quy định thống nhất về việc phê duyệt đèn chiếu sáng phía trước liền khối của xe lắp động cơ (SB) phát ra chùm sáng gần hoặc chùm sáng xa hoặc cả hai không đối xứng ở Châu Âu” (Uniform provisions concerning the approval of power-driven vehicle's "sealed beam" headlamps (SB) emitting a European asymmetrical passing beam or a driving beam or both);

+ UNECE No.08 “Quy định thống nhất về việc phê duyệt đèn chiếu sáng phía trước của xe cơ giới phát ra chùm sáng gần hoặc chùm sáng xa hoặc cả hai không đối xứng và lắp đèn sợi đốt halogen (H1, H2, H3, HB3, HB4, H7, H8, H9, HIR1, HIR2 and/or H11)” (Uniform provisions concerning the approval of motor vehicle headlamps emitting an asymmetrical passing beam or a driving beam or both and equipped with halogen filament lamps (H1, H2, H3, HB3, HB4, H7, H8, H9, HIR1, HIR2 and/or H11));

+ UNECE No.20 "Quy định thống nhất về việc phê duyệt đèn chiếu sáng phía trước của xe cơ giới phát ra chùm sáng gần hoặc chùm sáng xa hoặc cả hai không đối xứng và lắp đặt đèn sợi đốt halogen (đèn H4)” (Uniform provisions concerning the approval of motor vehicle headlamps emitting an asymmetricaI passing beam or a driving beam or both and equipped with halogen filament lamps (H4 Lampps));

+ UNECE No.98 “Quy định thống nhất về việc phê duyệt đèn chiếu sáng phía trước của xe cơ giới sử dụng nguồn sáng phóng điện trong khí” (Uniform provisions concerning the approval of motor vehicle headlamps equipped with gas-discharge light sources);

+ UNECE No.112 “Quy định thống nhất về việc phê duyệt đèn chiếu sáng phía trước của xe cơ giới phát ra chùm sáng gần hoặc chùm sáng xa hoặc cả hai không đối xứng và lắp đặt đèn sợi đốt và/ hoặc các môđun đèn đi ốt phát quang (LED)” (Uniform provisions concerning the approval of motor vehicle headlamps emitting an asymmetrịcal passing-beam or a driving-beam or both and equipped with filament lamps and/or light-emitting diode (LED) modules);

+ UNECE No.123 "Quy định thống nhất về việc phê duyệt hệ thống chiếu sáng thích ứng (AFS) cho xe cơ giới” (Uniform provisions concerning the approval of adaptive front-lighting systems (AFS) for motor vehicles).

2.22.3. Các đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu phải được lắp đặt chắc chắn, bảo đảm duy trì các đặc tính quang học của chúng khi xe vận hành.

2.22.4. Các đèn sau đây phải được lắp thành cặp: đèn chiếu sáng phía trước, đèn báo rẽ, đèn vị trí, đèn phanh (có ít nhất 02 đèn phanh lắp thành cặp). Các đèn tạo thành cặp phải thoả mãn các yêu cầu sau:

a) Được lắp vào xe đối xứng qua mặt phẳng trung tuyến dọc xe;

b) Cùng màu.

2.22.5. Vị trí lắp đặt các loại đèn được quy định như Bảng 9.

Bảng 9 - Vị trí lắp đặt các loại đèn

Đơn vị: mm

TT

Tên đèn

Chiều cao tính từ mặt đỗ xe

Khoảng cách giữa 2 mép trong của đèn đối xứng

Khoảng cách từ mép ngoài của đèn đến mép ngoài của xe

tới mép dưới của đèn

tới mép trên của đèn

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

1

Đèn chiếu gần

500

1200 (1500)

600 (400)

400

2

Đèn báo rẽ

350

1500 (2100)

600 (400)

400

3

Đèn vị trí

350

1500 (2100)

600 (400)

400

4

Đèn phanh

350

1500 (2100)

600 (400)

-

5

Đèn lùi

250

1200

-

-

Chú thích:

- Giá trị trong ngoặc tại cột (4) ứng với một số trường hợp đặc biệt khi hình dạng thân xe hoặc kết cấu của xe không cho phép lắp đặt đèn trong phạm vi chiều cao giới hạn.

- Giá trị trong ngoặc tại cột (5) ứng với trường hợp xe có chiều rộng toàn bộ nhỏ hơn 1300 mm.

2.22.6. Đèn phải phù hợp với yêu cầu quy định trong Bảng 10.

Bảng 10 - Màu, số lượng tối thiểu, cường độ sáng và chỉ tiêu kiểm tra bằng quan sát của các loại đèn

TT

Tên đèn

Màu

Số lượng tối thiểu

Cường độ sáng hoặc chỉ tiêu kiểm tra bằng quan sát

Cường độ sáng (cd)

Chỉ tiêu kiểm tra bằng quan sát

1.

Đèn chiếu sáng phía trước

Đèn chiếu xa

Trắng hoặc vàng

2

12000

Chiều dài dải sáng 100 m, chiều rộng 4 m(1)

Đèn chiếu gần

-

Chiều dài dải sáng không nhỏ hơn 50 m và phải đảm bảo quan sát được chướng ngại vật ở khoảng cách 40 m.

2.

Đèn báo rẽ trước

Vàng

2

80 ÷ 700

Trong điều kiện ánh sáng ban ngày phải bảo đảm nhận biết được tín hiệu ở khoảng cách 20 m

3.

Đèn báo rẽ sau

Vàng/ Đỏ

2

40 ÷ 400

4.

Đèn phanh

Đỏ

2

20 ÷ 100

5.

Đèn lùi

Trắng

1 (2)

80 ÷ 600

6.

Đèn vị trí trước (3)

Trắng hoặc vàng

2

2 ÷ 60

Trong điều kiện ánh sáng ban ngày phải bảo đảm nhận biết được tín hiệu ở khoảng cách 10 m

7.

Đèn vị trí sau (đèn hậu)

Đỏ

2

1 ÷ 12

8.

Đèn soi biển số sau

Trắng

1

2 ÷ 60

Chú thích:

(1) Khi kiểm tra đèn lắp đặt trên xe ở trạng thái không tải và có 01 người lái bằng thiết bị:

+ Đối với đèn chiếu xa: Theo phương thẳng đứng, chùm sáng không được lệch lên trên quá 0%; không được lệch dưới quá 2% đối với đèn có chiều cao lắp đặt không lớn hơn 850 mm so với mặt đất hoặc không được lệch dưới quá 2,75% đối với đèn có chiều cao lắp đặt lớn hơn 850 mm so với mặt đất. Theo phương ngang, chùm sáng của đèn không được lệch phải quá 2%, không được lệch trái quá 0%;

+ Đối với đèn chiếu gần khi kiểm tra bằng thiết bị: Theo phương thẳng đứng, giao điểm của đường tối sáng và phần hình nêm nhô lên của chùm sáng không được lệch lên trên quá 0,5% so với đường nằm ngang đối với đèn có chiều cao lắp đặt không lớn hơn 850 mm tính từ mặt đất và không được lệch lên trên quá 1,25% đối với đèn có chiều cao lắp đặt lớn hơn 850 mm tính từ mặt đất hướng lên trên; không được lệch dưới quá 2% đối với đèn có chiều cao lắp đặt không lớn hơn 850 mm so với mặt đất hoặc không được lệch dưới quá 2,75% đối với đèn có chiều cao lắp đặt lớn hơn 850 mm so với mặt đất. Theo phương ngang, giao điểm của đường tối sáng và phần hình nêm nhô lên của chùm sáng của đèn không được lệch phải quá 2%, không được lệch trái quá 0%.

(2) Nhưng không quá 2 đèn.

(3) Đèn vị trí trước có thể được sử dụng kết hợp với các đèn khác.

2.22.7. Các yêu cầu khác

2.22.7.1. Không được lắp đèn màu đỏ và các tấm phản quang ở phía trước xe. Không được lắp đèn có ánh sáng trắng hướng về phía sau (ngoại trừ đèn lùi).

2.22.7.2. Đối với đèn chiếu sáng phía trước:

+ Khi bật công tắc đèn chiếu gần thì tất cả các đèn chiếu xa phải tắt;

+ Phải có báo hiệu làm việc khi sử dụng đèn chiếu xa.

2.22.7.3. Đèn lùi phải bật sáng khi cần số ở vị trí số lùi và công tắc khởi động động cơ đang ở vị trí mà động cơ có thể hoạt động được. Đèn lùi phải tắt khi một trong hai điều kiện trên không thỏa mãn.

2.22.7.4. Đèn soi biển số phải sáng khi bật đèn chiếu sáng phía trước, không thể tắt và bật được bằng công tắc riêng.

2.22.7.5. Đối với đèn phanh:

+ Đèn phanh phải bật sáng khi người lái tác động vào hệ thống phanh chính;

+ Trong trường hợp dùng kết hợp với đèn hậu, đèn phanh phải có cường độ sáng rõ rệt hơn so với đèn hậu.

2.22.7.6. Đối với đèn báo rẽ:

+ Tất cả các đèn báo rẽ ở cùng một bên của xe phải nhấp nháy cùng pha. Tần số nhấp nháy từ 60 ÷ 120 lần/phút;

+ Thời gian từ khi bật công tắc đến khi đèn phát tín hiệu báo rẽ không quá 1,5 giây.

2.22.7.7. Các đèn cảnh báo nguy hiểm phải nháy đồng thời và cùng tần số. Đèn cảnh báo nguy hiểm có thể dùng kết hợp với đèn báo rẽ.

2.23. Tấm phản quang

2.23.1. Xe phải được trang bị tấm phản quang ở phía sau.

2.23.2. Hình dạng mặt phản quang không được là hình tam giác.

2.23.3. Ánh sáng phản chiếu của tấm phản quang phải được nhìn thấy rõ ràng từ khoảng cách 100 m phía sau xe khi được chiếu sáng bằng ánh sáng đèn pha của xe khác.

2.23.4. Màu tấm phản quang là màu đỏ.

2.24. Gương chiếu hậu

2.24.1. Xe phải được trang bị gương chiếu hậu cho phép người lái có thể nhận biết rõ ràng điều kiện giao thông về phía sau và hai bên xe.

2.24.2. Gương chiếu hậu lắp ngoài phải có vị trí sao cho người lái dễ dàng nhìn thấy được qua cửa sổ bên hoặc qua phần diện tích được quét của gạt nước trên kính chắn gió.

2.24.3. Gương chiếu hậu sử dụng trên xe phải là loại gương đáp ứng các yêu cầu quy định tại QCVN 33:2011/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về gương chiếu hậu dùng cho xe ô tô” hoặc quy định UNECE No.46 “Quy định thống nhất về việc phê duyệt thiết bị nhìn gián tiếp và xe cơ giới lắp đặt các thiết bị này” (Uniform provisions concerning the approval of devices for indirect vision and of motor vehicles with regard to the installation of these devices) phiên bản tương đương hoặc cao hơn. Việc lắp đặt gương chiếu hậu theo quy định tại Phụ lục 3 của Quy chuẩn này.

2.25. Hệ thống gạt nước

Xe phải được trang bị hệ thống gạt nước để đảm bảo tầm nhìn của người lái qua kính chắn gió phía trước và phải đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Phải có từ hai tần số gạt trở lên;

+ Một tần số gạt có giá trị không nhỏ hơn 45 lần/phút;

+ Một tần số gạt có giá trị nằm trong khoảng từ 10 đến 55 lần/phút;

+ Chênh lệch giữa tần số gạt cao nhất với một trong những tần số gạt thấp hơn phải không nhỏ hơn 15 lần/phút.

2.26. Còi

2.26.1. Còi bao gồm nhiều thiết bị riêng, mỗi thiết bị phát ra một tín hiệu âm thanh và hoạt động độc lập với nhau bởi một công tắc điều khiển riêng biệt thì được xem như một hệ thống còi. Còi (hoặc hệ thống còi) phải có âm thanh liên tục với âm lượng ổn định.

2.26.2. Âm lượng còi (khi đo ở khoảng cách 7 m tính từ đầu xe, micro của thiết bị đo được đặt gần với mặt phẳng trung tuyến dọc của xe với chiều cao nằm trong khoảng từ 0,5 m đến 1,5 m) không nhỏ hơn 93 dB(A), không lớn hơn 112 dB(A).

2.27. Đồng hồ tốc độ

2.27.1. Xe phải được trang bị đồng hồ tốc độ.

2.27.2. Đơn vị đo tốc độ trên đồng hồ là km/h.

2.27.3. Sai số cho phép của đồng hồ tốc độ phải nằm trong giới hạn từ -10% đến +20% ở tốc độ 40 km/h.

2.28. Bình chữa cháy, bộ dụng cụ sơ cứu

2.28.1. Bình chữa cháy: Các loại xe chở hàng dễ cháy nổ, xe khách từ 16 chỗ ngồi trở lên phải được trang bị bình chữa cháy.

2.28.2. Bộ dụng cụ sơ cứu: Các loại xe khách từ 16 chỗ ngồi trở lên phải có nơi để đặt một hay nhiều tủ hoặc túi cứu thương (chứa các dụng cụ sơ cứu). Thể tích của tủ hoặc túi cứu thương không được nhỏ hơn 7 dm³ và có kích thước nhỏ nhất không được nhỏ hơn 80 mm. Các vị trí đặt tủ hoặc túi cứu thương phải dễ dàng lấy để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

2.29. Quy định về bảo vệ môi trường

2.29.1. Giới hạn khí thải

2.29.1.1. Khí thải của xe phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại QCVN 05:2009/BGTVT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải xe ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mớ”, QCVN 86: 2015/BGTVT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức khí thải mức 4 đối với xe ô tô sản xuất; lắp ráp và nhập khẩu mới”.

2.29.1.2. Khi kiểm tra khí thải theo phương pháp thử nhanh (phương pháp thử được quy định tại tiêu chuẩn TCVN 6438 “Phương tiện giao thông đường bộ - Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải”) đáp ứng quy định sau:

+ Đối với xe lắp động cơ cháy cưỡng bức, khi kiểm tra ở chế độ không tải khí thải của xe phải thoả mãn yêu cầu sau:

- Cacbonmonoxit CO (% thể tích): 3,0;

- Hydrocacbon HC (ppm thể tích): 600 đối với động cơ 4 kỳ, 7800 đối với động cơ 2 kỳ, 3300 đối với động cơ đặc biệt.

+ Đối với xe lắp động cơ cháy do nén, độ khói của khí thải của xe khi kiểm tra ở chế độ gia tốc tự do phải 50% HSU.

2.29.2. Tiếng ồn do xe phát ra khi đỗ đo theo phương pháp quy định tại tiêu chuẩn TCVN 7880 “Phương tiện giao thông đường bộ. Tiếng ồn phát ra từ ô tô. Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu” không được vượt quá mức ồn tối đa cho phép quy định tại Bảng 11.

Bảng 11 - Mức ồn tối đa cho phép

Đơn vị: dB(A)

TT

Loại xe

Mức ồn tối đa cho phép

1

Xe con

103

2

Xe tải, xe chuyên dùng và xe khách có G 3500 kg

103

3

Xe tải, xe chuyên dùng và xe khách có G > 3500 kg và P ≤ 150 kW

105

4

Đối với xe tải, xe chuyên dùng và xe khách có G > 3500 kg và P > 150 kW

107

Chú thích: - P là công suất lớn nhất của động cơ;

                   - G là khối lượng toàn bộ thiết kế lớn nhất của xe.

2.29.3. Không được sử dụng môi chất làm lạnh CFC trong thiết bị điều hoà không khí của xe.

2.30. Yêu cầu riêng đối với xe cho người khuyết tật

2.30.1. Cơ cấu điều khiển các hoạt động của xe do người khuyết tật điều khiển phải phù hợp với hệ vận động của người khuyết tật điều khiển xe.

2.30.2. Xe cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng phải có các ký hiệu xe dùng cho người khuyết tật ở vị trí thích hợp để có thể nhận biết dễ dàng.

2.31. Cơ cấu chuyên dùng lắp đặt trên xe (nếu có) phải được lắp đặt chắc chắn và phải có các chỉ dẫn hoặc chú ý hoặc hướng dẫn sử dụng, vận hành các cơ cấu chuyên dùng để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1. Kiểm tra, thử nghiệm và cấp giấy chứng nhận

3.1.1. Phương thức kiểm tra, thử nghiệm và cấp giấy chứng nhận thực hiện theo quy định tại Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới và Thông tư số 54/2014/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới.

3.1.2. Tài liệu kỹ thuật và mẫu thử: Cơ sở sản xuất, lắp ráp, tổ chức, cá nhân nhập khẩu có trách nhiệm cung cấp các hồ sơ tài liệu và mẫu thử theo các quy định hiện hành của Bộ Giao thông vận tải.

3.1.3. Việc kiểm tra khả năng vượt dốc quy định tại mục 2.2.3 đối với xe ô tô chuyên dùng, xe đầu kéo và việc kiểm tra góc ổn định tĩnh ngang của các loại xe quy định tại mục 2.1.2.3 có thể sử dụng phương pháp tính toán.

3.1.4. Việc thử nghiệm xác định hiệu quả phanh chính và phanh đỗ khi thử trên đường được áp dụng khi kiểm tra, thử nghiệm sản phẩm mẫu. Việc xác định hiệu quả phanh chính và phanh đỗ khi thử trên băng thử được áp dụng khi kiểm tra xuất xưởng các sản phẩm sản xuất hàng loạt.

3.1.5. Việc kiểm tra khí thải theo phương pháp thử nhanh quy định tại mục 2.29.1.2 được áp dụng khi kiểm tra xuất xưởng các sản phẩm sản xuất hàng loạt.

3.1.6. Cơ sở sản xuất có trách nhiệm kiểm tra các sản phẩm sản xuất, lắp ráp hàng loạt đảm bảo đáp ứng được các quy định về độ trượt ngang theo quy định tại mục 2.4.7, hiệu quả phanh theo quy định tại mục 2.5.8, cường độ và độ lệch đèn chiếu sáng phía trước trên thiết bị theo quy định tại mục 2.22.6, sai số đồng hồ tốc độ theo quy định tại mục 2.27.3, khí thải theo quy định tại mục 2.29.1.2, mức tiếng ồn theo quy định tại 2.29.2. Việc kiểm tra tiếng ồn của các sản phẩm sản xuất, lắp ráp hàng loạt có thể thực hiện theo phương pháp kiểm tra xác suất. Cơ sở sản xuất phải đăng ký cụ thể với cơ quan quản lý chất lượng về phương thức và tỉ lệ lấy mẫu để kiểm tra xác suất.

3.1.7. Kiểm tra, thử nghiệm và cấp giấy chứng nhận đối với các xe có thông số về kích thước, khối lượng phân bố lên trục lớn hơn giới hạn quy định tại mục 2.1.1 như sau:

3.1.7.1. Đối với các xe có thông số về khối lượng lớn hơn giới hạn quy định tại mục 2.1.1 thì đơn vị kiểm tra, thử nghiệm phải tính toán, điều chỉnh để ghi nhận thông số đáp ứng yêu cầu quy định về khối lượng phương tiện được phép tham gia giao thông theo quy định.

3.1.7.2. Đối với các xe có thông số về kích thước và khối lượng phân bố lên trục lớn hơn giới hạn quy định tại mục 2.1.1 thì thực hiện kiểm tra, thử nghiệm theo quy chuẩn này và ghi nhận các thông số kỹ thuật xe theo đề nghị của cơ sở đăng ký thử nghiệm. Kết quả kiểm tra, thử nghiệm, cấp giấy chứng nhận ghi nhận phương tiện này chỉ hoạt động trong phạm vi hẹp, không tham gia giao thông. Trường hợp đặc biệt có nhu cầu tham gia giao thông như: di chuyển từ nơi sản xuất, nhập khẩu đến địa điểm tập kết; di chuyển đến cơ sở bảo dưỡng; sửa chữa; di chuyển đến cơ sở đăng kiểm; vận chuyển hàng hóa có khối lượng kết cấu đặc biệt không thể tháo rời thì phải được cấp phép của cơ quan quản lý đường bộ và tuân thủ các quy định liên quan.

3.1.8. Đối với các kiểu loại xe có các kết cấu mới hoặc sử dụng vật liệu mới thì phải cung cấp các tài liệu liên quan đến thiết kế, kết quả kiểm tra thử nghiệm hoặc tài liệu chuyển giao công nghệ có liên quan.

3.2. Đối với các kiểu loại xe đã được kiểm tra, thử nghiệm theo quy định tại 3.1 và có kết quả phù hợp với quy chuẩn này sẽ được cấp báo cáo kết quả thử nghiệm.

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

4.1. Cục Đăng kiểm Việt Nam chịu trách nhiệm thực hiện Quy chuẩn này trong kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe.

4.2. Lộ trình thực hiện

4.2.1. Đối với các kiểu loại xe sản xuất, lắp ráp đã được cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và các loại xe nhập khẩu đã được kiểm tra, cấp chứng chỉ chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trước thời điểm quy chuẩn này có hiệu lực được áp dụng sau 18 tháng kể từ khi Quy chuẩn kỹ thuật này có hiệu lực. Riêng quy định “Bình chứa khí nén phải đủ số lượng và đáp ứng các tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6153 ÷ TCVN 6156 Bình chịu áp lực hoặc các tiêu chuẩn tương ứng của nước ngoài” tại mục 2.5.7. Hệ thống phanh chính dẫn động khí nén phải đáp ứng các yêu cầu sau của QCVN 09:2011/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô dừng áp dụng kể từ khi Quy chuẩn kỹ thuật này có hiệu lực.

4.2.2. Đối với các kiểu loại xe sản xuất, lắp ráp lần đầu cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và các loại xe nhập khẩu chưa được kiểm tra, cấp chứng chỉ chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.

4.2.3. Đối với yêu cầu thử nghiệm vật liệu sử dụng trong kết cấu nội thất (mục 2.1.2.6), lốp (mục 2.3.2), vành hợp kim nhẹ (mục 2.3.5), kính ô tô (mục 2.20), đèn chiếu sáng phía trước (mục 2.22.2), gương chiếu hậu (mục 2.24.3), lắp đặt thùng nhiên liệu chứa nhiên liệu lỏng (mục 2.1.2.5) của kiểu loại xe chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kiểu loại và cấp phép lưu hành được thực hiện theo lộ trình quy định trong các Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

4.2.4. Việc kiểm tra, thử nghiệm hoặc miễn thử nghiệm về khí thải nêu tại mục 2.29.1.1 được thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật. Mức khí thải quy định tại mục 2.29.1.1 theo QCVN 86:2015/BGTVT được áp dụng từ 01/01/2017. Đối với các xe sản xuất, lắp ráp từ các loại xe đã được kiểm tra, chứng nhận chất lượng thì mức khí thải của kiểu loại xe sản xuất, lắp ráp được áp dụng theo mức khí thải của kiểu loại xe đã được kiểm tra, chứng nhận.

4.2.5. Quy định tại mục 2.29.3 sẽ được thực hiện theo lộ trình của Chính phủ về cắt giảm, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn.

4.3. Quy định tại mục 2.1.2.9 không áp dụng kiểm tra đối với xe nhập khẩu; Không áp dụng công thức tính toán để xác định số người cho phép chở quy định tại mục 2.1.2.8 đối với xe sản xuất, lắp ráp tại nước ngoài, tuy nhiên khối lượng toàn bộ cho phép lớn nhất của xe khi được xác định theo định nghĩa nêu tại TCVN 6529 “Phương tiện giao thông đường bộ - Khối lượng - Thuật ngữ định nghĩa và mã hiệu” với khối lượng tính toán một người theo quy định tại mục 2.1.2.7 không được lớn hơn khối lượng toàn bộ cho phép lớn nhất theo công bố của nhà sản xuất xe nước ngoài.

4.4. Quy định mục 2.19.7 không áp dụng đối với xe đầu kéo chỉ kéo sơ mi rơ moóc chuyên dùng.

4.5. Trong trường hợp các tiêu chuẩn được trích dẫn trong Quy chuẩn này có các Quy chuẩn mới thay thế tương ứng thì thực hiện theo Quy chuẩn mới. Trường hợp quy chuẩn được trích dẫn trong Quy chuẩn này được ban hành mới hoặc được bổ sung, sửa đổi thì sẽ áp dụng theo Quy chuẩn mới hoặc theo phiên bản bổ sung, sửa đổi. Lộ trình áp dụng được thực hiện theo lộ trình quy định trong các quy chuẩn.

Phụ lục 1

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TẦN SỐ DAO ĐỘNG RIÊNG CỦA HỆ THỐNG TREO CỦA XE

1. Phạm vi, đối tượng áp dụng

Phụ lục này quy định phương pháp xác định tần số dao động riêng và hệ số tắt dần của hệ thống treo của xe 2 trục hoặc nhiều hơn 2 trục.

2. Điều kiện thử

2.1. Thiết bị và dụng cụ thử

2.1.1. Thiết bị đo tần số dao động có phạm vi đo tần số từ 0,3 Hz đến 100 Hz.

2.1.2. Dụng cụ thử: cân xe, dụng cụ đo nhiệt độ và độ ẩm, đồng hồ đo áp suất lốp, thước đo chiều dài và các dụng cụ phụ trợ khác.

2.2. Mẫu thử

2.2.1. Xe phải được chất đủ tải theo đúng thiết kế.

2.2.2. Hệ thống treo phải đúng theo thiết kế của xe.

2.2.3. Lốp xe phải mới và đúng kiểu loại của xe thiết kế; áp suất lốp phải phù hợp với quy định của nhà sản xuất.

2.3. Môi trường thử

Trời không mưa, nhiệt độ: 1 °C đến 50 °C, độ ẩm tương đối: 0% đến 85%.

3. Phương pháp tạo dao động

Có các phương pháp tạo dao động như sau:

3.1. Phương pháp 1 (chỉ áp dụng cho xe 2 trục):

Hình 1-1- Sơ đồ nguyên lý tạo dao động theo phương pháp 1

Cho xe rơi tự do từ độ cao h nằm trong phạm vi từ 60 mm đến 120 mm xuống, sao cho khi bánh xe chạm đất thì khung xe không chạm vào ụ hạn chế hành trình của hệ thống treo (Hình 1-1).

Trong trường hợp đặc biệt, có thể chọn độ cao ngoài phạm vi 60 mm đến 120 mm.

3.2. Phương pháp 2:

Nén khung xe xuống từ 60 mm đến 120 mm so với vị trí ban đầu sao cho không chạm vào ụ hạn chế hành trình của hệ thống treo. Ngừng nén một cách đột ngột để tạo ra dao động.

4. Chuẩn bị thử

4.1. Kiểm tra mẫu thử theo 2.2.

4.2. Xác định các thông số của mẫu thử.

4.3. Lắp đặt thiết bị đo

4.3.1. Vị trí lắp đầu đo

Đối với phần không được treo: lắp tại trục xe cần đo;

Đối với phần được treo: lắp trên sàn xe tại vị trí ngay phía trên của trục xe. Trường hợp không thể lắp đầu đo trực tiếp trên sàn xe thì có thể lắp ở vị trí lân cận đảm bảo mô tả được dao động của phần được treo cần đo.

4.3.2. Yêu cầu khi lắp đầu đo

Đầu đo phải được lắp đặt chắc chắn, đúng vị trí đảm bảo không bị va chạm với khung xe hoặc vật cứng trong quá trình đo.

4.3.3. Việc kết nối các đầu đo với các bộ phận khác của thiết bị phải đảm bảo dao động của xe không làm ảnh hưởng tới hoạt động của thiết bị.

4.3.4. Sau khi lắp thiết bị, kiểm tra sự hoạt động của thiết bị.

5. Tiến hành thử

Tiến hành thử 3 lần theo các bước sau:

5.1. Đưa xe vào vị trí thử, tắt máy và đưa tay số về vị trí trung gian (số “0”).

5.2.  Tạo dao động cho xe theo một trong các phương pháp nêu tại 3.

5.3. Ghi và lưu tín hiệu dao động thu được. Thời gian lấy tín hiệu không nhỏ hơn 3s.

5.4. Xử lý kết quả thử theo 6 và lập báo cáo kết quả thử.

6. Xử lý kết quả thử

Trên đường cong dao động tắt dần đo được trên thân xe (Hình 1-2a) và trục xe (Hình 1-2b) do thiết bị đo dao động ghi lại, đọc giá trị chu kỳ dao động riêng T1 của thân xe và T2 của trục xe. Tính tần số dao động riêng của thân xe, trục xe và hệ số tắt dần của dao động thân xe như sau:

6.1. Tính tần số dao động riêng của thân xe và trục xe:

Trong đó:

f1: tần số dao động riêng của thân xe (Hz);

T1: chu kỳ dao động riêng của thân xe (s);

f2: tần số dao động riêng của trục xe (Hz);

T2: chu kỳ dao động riêng của trục xe (s);

Z(t): gia tốc dao động tự do tắt dần của thân xe (m/s²);

x(t): gia tốc dao động tự do tắt dần của trục xe (m/s²).

6.2. Hệ số tắt dần nửa chu kỳ D của dao động thân xe:

Trong đó: A1: giá trị biên độ của đỉnh thứ 2 đến đỉnh thứ 3;

                A2: giá trị biên độ của đỉnh thứ 3 đến đỉnh thứ 4;

6.3. Hệ số tắt dần y của dao động thân xe:

Trong đó: p = 3,14;

                ln: logarit tự nhiên.

Khi giá trị hệ số tắt dần nửa chu kỳ D nhỏ, (A3 không giảm một cách đột ngột), có thể lấy hệ số tắt dần toàn bộ chu kỳ D’:

Trong đó: A3: giá trị biên độ đỉnh thứ 4 đến đỉnh thứ 5.

Hệ số tắt dần y của dao động thân xe:

6.4. Trong quá trình xử lý kết quả thử, trường hợp có kết quả khác thường thì phải huỷ kết quả đó và tiến hành thử lại.

6.5. Kết quả thử là giá trị trung bình cộng của 3 lần thử.

Phụ lục 2

YÊU CẦU ĐỐI VỚI BÌNH CHỨA LPG, CNG

1. Đối với bình chứa LPG

1.1. Bình chứa LPG phải đủ số lượng và đáp ứng các yêu cầu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam hoặc quy định UNECE No.67 “Quy định thống nhất về việc phê duyệt của: I. Phê duyệt trang thiết bị lắp đặt trên xe loại M và N lắp động cơ sử dụng nhiên liệu khí dầu mỏ hóa lỏng; II. Phê duyệt kiểu xe loại M và N lắp đặt các thiết bị đối với động cơ sử dụng nhiên liệu khí dầu mỏ hóa lỏng phù hợp với yêu cầu lắp đặt đặt các thiết bị này” (Uniform provisions concerning the approval of: I. Approval of specific equipment of vehides of category M and N using liquefied petroleum gases in their propulsion system; II. Approval of vehicles of category M and N fitted with specific equipment for the use of liquetied petroleum gases in their propulsion system with regard to the installation of such equipment) hoặc tiêu chuẩn tương ứng của nước ngoài.

1.2. Việc lắp đặt bình chứa phải phù hợp với các yêu cầu sau:

+ Bình chứa phải lắp đặt chắc chắn vào thân xe, không được lắp trong khoang khách và khoang động cơ, bảo đảm an toàn khi chịu các tác động bên ngoài và được thông gió hợp lý.

+ Không được có tiếp xúc giữa kim loại với kim loại, trừ các điểm lắp đặt cố định của bình chứa.

+ Trong trường hợp bình chứa và ống dẫn nhiên liệu được đặt ở vị trí có thể chịu ảnh hưởng của nhiệt từ ống xả, bầu giảm âm thì nó phải được bảo vệ bằng các vật liệu cách nhiệt thích hợp.

+ Cửa thông hơi của vỏ bọc kín khí của bình chứa tại nơi thoát ra khỏi xe phải hướng xuống dưới nhưng không được hướng luồng khí thông hơi vào vòm che bánh xe hoặc các nguồn nhiệt như ống xả.

2. Đối với bình chứa CNG

2.1. Bình chứa CNG phải đủ số lượng và đáp ứng các yêu cầu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam hoặc quy định UNECE No.110 “Quy định thống nhất về việc phê duyệt của: I. Phê duyệt linh kiện của xe lắp động cơ sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên nén (CNG) hoặc khí thiên nhiên lỏng (LNG); II. Xe với các yêu cầu lắp đặt các linh kiện đã được phê duyệt kiểu loại sử dụng khí thiên nhiên nén (CNG) và/ hoặc khí thiên nhiên lỏng (LNG) trong động cơ của chúng” (Uniform provisions concerning the approval of: I. Specific components of motor vehicles using compressed natural gas (CNG) and/or liquefied natural gas (LNG) in their propulsion system; II. Vehicles with regard to the installation of specific components of an approved type for the use of compressed natural gas (CNG) and/or liquefied natural gas (LNG) in their propulsion system) hoặc tiêu chuẩn tương ứng của nước ngoài.

2.2. Việc lắp đặt bình chứa phải phù hợp với các yêu cầu sau:

+ Bình chứa phải lắp đặt chắc chắn trên xe và không được lắp trong khoang động cơ, bảo đảm an toàn khi chịu các tác động bên ngoài và được thông gió hợp lý;

+ Không được có tiếp xúc giữa kim loại với kim loại, trừ các điểm lắp đặt cố định của bình chứa.

Phụ lục 3

YÊU CẦU ĐỐI VỚI LẮP ĐẶT GƯƠNG CHIẾU HẬU

1. Yêu cầu chung

Xe phải được lắp ít nhất 02 gương lắp ngoài chính (loại II hoặc loại III), mỗi gương lắp ở một bên xe. Ngoài ra có thể lắp thêm gương loại IV (gương lắp ngoài góc nhìn rộng) với số lượng gương tùy ý; riêng loại xe có khối lượng toàn bộ không lớn hơn 7,5 tấn có thể lắp thêm loại V (gương lắp ngoài nhìn gần) với số lượng gương tùy ý.

Tất cả các gương chiếu hậu phải điều chỉnh được.

2. Yêu cầu về vị trí lắp gương

2.1. Gương phải được lắp ở vị trí sao cho khi ngồi ở chỗ lái xe bình thường, người lái phải nhìn rõ ràng đường hai bên về phía sau xe.

2.2. Gương phải được nhìn thấy qua cửa sổ bên cạnh hoặc qua phần được quét trên kính chắn gió bởi gạt mưa.

2.3. Khi xe đầy tải nếu chiều cao cạnh dưới của gương so với mặt đỗ xe nhỏ hơn 2 m thì điểm ngoài cùng của gương không được nhô ra quá mặt bên xe quá 200 mm.

2.4. Đối với gương loại V: không có bộ phận nào của gương hoặc vỏ bảo vệ có chiều cao so với mặt đỗ xe nhỏ hơn 2m khi xe đầy tải.

3. Yêu cầu về tầm nhìn đối với gương loại II, lIl

3.1. Gương lắp ngoài bên trái xe phải bảo đảm cho người lái nhìn thấy được phần đường nằm ngang, phẳng rộng ít nhất 2,5 m kể từ điểm ngoài cùng của mặt bên trái xe trở ra phía giữa đường và cách mắt người lái về phía sau xe 10 m.

3.2. Gương lắp ngoài bên phải xe phải bảo đảm cho người lái nhìn thấy được phần đường nằm ngang, phẳng rộng ít nhất:

+ Đối với xe con và xe tải (loại có trọng lượng toàn bộ không lớn hơn 2 tấn): 4 m tính từ mặt phẳng song song với mặt phẳng trung tuyến dọc của xe và đi qua điểm ngoài cùng ở bên phải của xe và cách điểm quan sát của người lái 20 m về phía sau (Hình 3-1);

+ Đối với các loại xe khác: 3,5 m tính từ mặt phẳng song song với mặt phẳng trung tuyến dọc của xe và đi qua điểm ngoài cùng ở bên phải của xe và cách điểm quan sát của người lái 30 m về phía sau. Ngoài ra, người lái cũng phải nhìn thấy phần đường rộng từ 0,75 m trở lên kéo dài từ điểm cách mặt phẳng thẳng đứng đi qua mắt người lái 4 m về phía sau (Hình 3-2).

TẦM NHÌN CỦA NGƯỜI LÁI QUA GƯƠNG CHIẾU HẬU

THE MINISTRY OF TRANSPORT OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

No. 87/2015/TT-BGTVT

Hanoi, December 31, 2015

 

CIRCULAR

NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON TECHNICAL SAFETY AND ENVIRONMENTAL PROTECTION FOR AUTOMOBILES

Pursuant to the Law on Technical Regulations and Standards dated June 29, 2006;

Pursuant to Decree No. 127/2007/ND-CP dated August 01, 2007 of the Government elaborating the Law on Technical Regulations and Standards;

Pursuant to Decree No. 107/2012/ND-CP dated December 20, 2012 of the Government on functions, tasks, powers, and organizational structures of Ministry of Transport;

At request of Director of Science -Technology and Environment Department and Director of Vietnam Register,

The Minister of Transport promulgates Circular on National Technical Regulation on technical safety and environmental protection for automobiles.

Article 1. The National Technical Regulation on technical safety and environmental protection for automobiles is attached hereto.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 2. This Circular comes into force from July 1, 2016. Annul Clause 1 Article 1 of Circular No. 56/2011/TT-BGTVT dated November 17, 2011 of the Minister of Transport.

Article 3. Chief of Ministry Office, Chief Ministry Inspectorate, directors, Director of Vietnam Register, heads of agencies, relevant organizations and individuals are responsible for the implementation of this Circular./.

 

 

MINISTER




Dinh La Thang

 

QCVN 09:2015/BGTVT

NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON SAFETY AND ENVIRONMENTAL PROTECTION FOR AUTOMOBILES

Foreword

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The QCVN 09:2015/BGTVT replaces QCVN 09:2011/BGTVT.

 

NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON TECHNICAL SAFETY AND ENVIRONMENTAL PROTECTION FOR AUTOMOBILES

1. GENERAL PROVISIONS

1.1. Scope

This Regulation provides for requirements in technical safety and environmental protection inspection for manufactured, assembled, and imported automobile types defined under the TCVN 6211 “Road vehicles - Type - Terminology and definition” and the TCVN 7271 “Road vehicles - Automobiles - Classification by use purpose” (hereinafter referred to as “vehicles”).

1.2. Regulated entities

This Regulation applies to facilities manufacturing, assembling, organizations and individuals importing vehicles, parts thereof, other agencies, organizations, and individuals relevant to management, inspection, testing, and certification of technical safety and environmental protection of vehicles and parts thereof.

1.3. Definitions

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1.3.2. Terminologies pertaining to vehicular weight are defined under the TCVN 6529.

1.3.3. Articulated bus: Refers to a vehicle consisting of at least two rigid sections connected by pivoting joints. Passengers are able to move from one section to another. The coupling or decoupling of sections shall only be implemented at factories.

1.3.4. Double-deck vehicle: Refers to a passenger vehicle consisting of two levels which can facilitate passenger occupation.

1.3.5. Seat other than driver’s seat: Refers to a seat for passengers other than the driver’s seat.

1.3.6. Individual seat: Refers to a seat designed and manufactured to facilitate one passenger.

1.3.7. Double seat: Refers to a seat designed and manufactured to facilitate two passengers sitting side by side. Two unconnected adjacent seats considered two individual seats.

1.3.8. Bench seat: Refers to a seat designed and manufactured with frames and cushion to facilitate at least two passengers.

1.3.9. Seat-back: Refers to a vertical part of a seat designed to allow passenger’s back, shoulders, and possibly even head to rest.

1.3.10. Seat-cushion: Refers to a horizontal part of a seat designed to provide support for sitting passenger.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1.3.11.1. Integrated head restraint: Refers to a head restraint formed by the top section of a seat-back. The type of head restraint conforming to definitions under 1.3.11.2 and 1.3.11.3 that can only be removed from the seat or vehicle structures by using tools or by partially or entirely disassembling the seat shall also be considered integrated head restraint.

1.3.11.2. Detachable head restraint: Refers to a head restraint that can be detached from the seat, is designed to be inserted to and/or secured to seat-back.

1.3.11.3. Separate head restraint: Refers to a head restraint that is a separate part of the seat, designed to be inserted to and/or secured to vehicle structure.

1.3.12. Gangway: Refers to a space where passenger can move from any seat or seat row to any other seat or seat row or gangway to enter or exit through any service door. Gangway does not include:

- Legroom of sitting passengers;

- Space above the surface of stair landings or treads;

- Space provided for the sole purpose of accessing a seat or a seat row.

1.3.13. Service door: Refers to door which passengers use in normal conditions when driver has taken the driver’s seat.

1.3.14. Single door: Refers to a door for one person or equivalent to an entrance or exit.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1.3.16. Emergency door: Refers to a door for use by passengers as an irregular door and only in case of emergency and does not include service door.

1.3.17. Emergency window: Refers to a window for use by passengers only in case of emergency (such window is not required to be fitted with glass).

1.3.18. Emergency exit: Refers to emergency door, emergency window, and emergency shutter.

1.3.19. Single axle: Refers to one axle.

1.3.20. Tandem axle group: Refers to an axle group consisting of two axles where the spacing between two axles does not exceed 2 m.

1.3.21. Tri-axle group: Refers to an axle group consisting of three axles where the spacing between the two outermost axles dos not exceed 3,2 m.

1.3.22. Steering axle: Refers to an axle fitted with wheel control mechanism in order to change the direction of motion of the vehicle and controlled by the driver.

1.3.23. Twin steer axle group: Refers to an axle group consisting of two single-tyre steering axles where spacing between two axles does not exceed 2 m, these axles are connected to the same driving mechanism that controls the steering wheels.

1.3.24. Lift axle: Refers to an axle fitted with mechanism or equipment that allows adjustment of load of the axle or lifting and lowering of wheels by the driver.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1.3.26. Symbols regarding vehicle groups are defined under the TCVN 8658.

1.3.27. Terminologies regarding lights and signal lights of vehicles are defined under the TCVN 6978.

2. TECHNICAL PROVISIONS

2.1 General requirements

2.1.1. Basic technical specifications

2.1.1.1. Maximum dimension of vehicles:

a) Length: Maximum vehicle length is specified under Schedule 1.

Schedule 1 - Overall length limit for automobiles

No.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Maximum length (m)

1

Dump truck

Two axles

Gross vehicle mass not exceeding 5 tonne

5,0

Gross vehicle mass of at least 5 tonne and not exceeding 10 tonne

6,0

Gross vehicle mass of at least 10 tonne

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3 axles in total

7,8

4 axles in total

9,3

5 axles in total

10,2

2

Articulated bus

20,0

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Other vehicles

12,2

b) Width: Maximum width is 2,5 m.

c) Height:

- Not higher than 4,2 m for double-deck vehicles;

- Not higher than 4,0 m for other vehicles.

In addition, if gross vehicle mass does not exceed 5 tonne, vehicle height, other than projection of antenna or equipment of similar structure that does not affect stability of special-use automobiles as defined under the TCVN 6211 shall satisfy the requirement below:

Hmax 1,75 WT

 Where:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



WT: Spacing between contact points created by two rear wheels and road surface if the rear axle consists of single-tyre wheels (Figure 1a) or Spacing between center contact points created by each rear wheel set and road surface if the rear axle consists of dual-tyre wheels (Figure 1b).

d) Rear overhang (ROH) refers to distance between the vertical plane passing through the centrer of the axle (single axle) or axle group (ROH line) and the rearmost point of the vehicle. ROH of vehicles other than chassis cabs and special-use vehicles defined under the TCVN 7271 shall satisfy requirements below:

- Not exceeding 65% of wheelbase (Lcs) in case of passenger vehicles (wheelbase of articulated bus is calculated for the first section).

- Not exceeding 60% of wheelbase (Lcs) in case of trucks.

Where: Wheelbase (Lcs) is the distance from the ROH line to the center of the center of the frontmost axles; Identification of ROH line shall conform to the following principles:

- If rear axle is single axle, the ROH line shall cross the center of the axle;

- If a vehicle consists of two rear axles or a tandem group axle where both axles have similar tyre number, the ROH line shall cross the middle point of both axles; where one axle consists of twice as many tyres as the other axle, the ROH line shall cross the point located at two-thirds (2/3) of the distance from the center of axle with fewer tyres to the center of axle with more tyres;

- If a vehicle consists of tri-axle groups, the ROH line shall cross the middle of 2 centers of the rear most axles;

- If rear axle groups consist of steering axles, self-steering axles, lift axles in combination with other axles (non-steering axles), only non-steering axles shall be taken into account for the purpose of identifying ROH line.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1.png

Figure 1 - Maximum permissible height of vehicle with gross mass not exceeding 5,0 tonne

e) Ground clearance: Not lower than 120 mm (except for special-use vehicles). In respect of vehicles where adjustment of ground clearance is possible, ground clearance shall be measured at the highest position.

2.png

Figure 2 - Illustrations of methods for identifying wheelbase (Lcs) and rear overhang (ROH)

Schedule 2 - Some cases in identifying ROH

No.

Rules for identifying ROH

Illustration

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



If a vehicle only consists of one rear axle, the ROH line shall cross the center of the axle

2

If a vehicle consists of rear tandem axle group that are non-steering axles and each axle consists of equal number of tyres, the ROH line shall cross the middle of the centers of aforesaid axles.

3

If a vehicle consists of rear tandem axle group that are non-steering axles where one axle consists of twice as many tyres as the other axle does, the ROH line shall cross the point located at two-thirds (2/3) of the distance from the center of the axle with fewer tyres to the center of the axle with more tyres

4

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5

If a vehicle consists of one steering axle at the rear with one non-steering axle, the ROH line shall cross the center of the non-steering axle.

6

If a vehicle consists of one or two steering axles at the rear with two non-steering axles, the ROH line shall cross the point located between the centers of non-steering axles.

7

If a vehicle consists of one or two lift axles at the rear with one or many non-lift axles, the ROH line shall cross the point located between the centers of non-lift axles.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



8

If a vehicle consists of four axles with equal number of tyres

- Without steering axles:

With steering axles:

2.1.1.2. Maximum axle load:

- Single axle: 10 tonne.

- Tandem axle group: dependent on spacing between the centers of axles d:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1,0 ≤ d < 1,3 m: 16 tonne;

d ≥ 1,3m: 18 tonne.

- Tri-axle group: dependent on the smallest spacing between the centers of adjacent axles d:

d ≤ 1,3 m: 21 tonne;

d > 1,3 m: 24 tonne.

2.1.1.3. Maximum gross vehicle mass:

Maximum gross vehicle mass of all vehicle types shall conform to Schedule 3 below.

Schedule 3 - Maximum gross vehicle mass

No.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Maximum gross vehicle mass (tonne)

1

Vehicles with 2 axles in total

16

2

Vehicles with 3 axles in total

24

3

Vehicles with 4 axles in total

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4

Vehicles with 5 axles in total or more

4.1

Vehicles where distance from the center of the first axle to the center of the last axle ≤ 7m

32

4.2

Vehicles where distance from the center of the first axle to the center of the last axle > 7m

34

2.1.2. Other requirements

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.1.2.2. Load distributed on steering axle(s) shall satisfy requirements below when vehicles are laden and not laden (in case of articulated bus, the percentage requirement applies to the first section):

- Not lower than 25% in case of passenger vehicles (other than urban passenger automobiles).

- Not lower than 20% in case of other vehicle types.

2.1.2.3. Angle of the static lateral stability of an unladen vehicle shall not be lower than:

- 28° for double-deck vehicles;

- 30° for vehicles whose gross mass does not exceed 1,2 times the kerb mass;

- 35° for other types of vehicles.

2.1.2.4. Systems and assemblies of vehicles shall ensure technical functions when the vehicles operate on the road during normal operating conditions.

2.1.2.5. Vehicles transporting people, cargo (for trucks) with liquid fuel tank shall satisfy requirements under the QCVN 52:2013/BGTVT or the UNECE No. 34 of equivalent edition or higher.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.1.2.7. Calculated weight of a person shall conform to regulations of manufacturers and shall not be lower than 65 kg/person (including 3 kg of carry-on).

2.1.2.8. Passenger capacity (including driver and attendant) (N) of passenger vehicles in all situations shall satisfy requirements below:

N (Gtbmax - G0 - L* V )/ Gn

Where:

Gtbmax = Maximum gross vehicle mass (the maximum vehicle weight stipulated by competent authority) (kg);

G0 = Unladen vehicle mass (kg);

L = Mass of cargo identified by volume of cargo space (kg/m3) (L = 100 kg/m³);

V = Total volume (m3) of cargo space (if any);

Gn = Calculated mass of a person.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Position and format of chassis number shall conform to requirements under the TCVN 6580.

- Content and structure of chassis number shall satisfy requirements applicable to VIN under the TCVN 6578. The tenth (10th) digit of chassis number shall indicate manufacturing year of vehicles (the calendar year which vehicles are manufactured, assembled).

2.2. Engine and transmission system

2.2.1. Engine capacity corresponding to each tonne of maximum gross vehicle mass shall not be lower than 7,35 kW. This requirement does not apply to chassis cabs, special-use automobiles, electric vehicles, and vehicles whose maximum gross vehicle mass is at least 30 tonne.

2.2.2. During laden test on dry and even road, vehicles (other than special-use trucks and special-use automobiles) shall satisfy requirements below:

2.2.2.1. Acceleration duration from the start to the moment where the vehicles have travelled 200 m shall satisfy requirements below:

t ≤ 20 + 0,4G

Where:

t - Acceleration duration from the start to the moment where the vehicles have travelled 200 m (in seconds);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.2.2.2. Maximum speed is not lower than 60 km/h.

2.2.3. While laden and moving on dry road, in the forward direction of motion, vehicles shall be capable of moving forward on a 20% slope (or 12% slope in case of articulated bus). During slope test, engine and transmission system shall operate normally.

2.3. Wheel

2.3.1. Having rigid structure and installed properly.

2.3.2. Tyres on the same axle in normal operating conditions shall be of the same types. Tyres shall be of adequate quantity, pressure, technical specifications (size, speed or velocity grade, load or load capacity of tyres) conformity to technical and design dossiers of the vehicles.

Tyres used for each vehicle type shall satisfy requirements under the QCVN 34:2011/BGTVT or the UNECE No. 30 or the UNECE No. 54 of equivalent edition or higher.

2.3.3. Vehicles shall be fitted with wheel guards where wheels or axle groups are located. Wheel guards can be parts of a vehicle body, mudguards, or other similar parts and shall satisfy requirements below:

- Width of wheel guard shall be sufficient to cover the wheels.

- In respect of M1 passenger vehicles, distance from the lowest point of wheel guards of the rearmost axles to the horizontal plane crossing the center of the rear axles shall not exceed 150 mm; in respect of other vehicle types, ground clearance of wheel guards of the rearmost axles, including mudguards (if installed) shall be lower than 230 mm.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.3.5. Light alloy wheels fitted to cars, trucks with maximum gross vehicle mass of 3,5 tonne shall satisfy requirements under the QCVN 78:2014/BGTVT or the UNECE No. 124 of equivalent edition or higher.

2.4. Steering system

2.4.1. Capable of accurately changing direction of the vehicles, smoothly and safely controlling the vehicles at all velocity and load within the permissible technical capability of the vehicles.

2.4.2. Turning wheels shall maintain a forward direction of motion of the vehicle when the vehicle is moving on a straight line or return to a forward direction of motion when the steering wheels are left free.

2.4.3. During operation, all moving parts of driving system shall not make contact with other vehicle parts such as frame and body.

2.4.4. Steering wheels shall not become entangled with clothing and equipment of the driver when turning.

2.4.5. The difference in force necessary for turning the steering wheel to the left and to the right shall be insignificant.

2.4.6. Deadzone of steering wheel:

- For cars and passenger vehicles of up to 12 seats, including driver’s seats, trucks of maximum load capacity of 1500 kg: no more than 10o.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.4.7. Lateral slip of turning wheels shall not exceed 5 mm/m.

2.4.8. Minimum turning radius determined by the outer front wheel of the vehicle shall not exceed 12 m.

2.5. Brake system

2.5.1. Vehicles shall be equipped with primary brake system and parking brake system.

2.5.2. Primary brake system and parking brake system shall operate independently of one another. Primary brake system shall be at least dual-circuit. Primary brake system shall be equipped to all wheels.

2.5.3. Brake fluid or compressed gas in brake system shall not leak. Oil or gas pipes shall be firmly secured and not fractured.

2.5.4. Mechanical transmission of primary brake and parking brake shall operate flexibly, smoothly, and securely. Free travel shall conform to manufacturer’s regulations.

2.5.5. Primary brake system shall be structured and installed in a way that the driver can operate the brake while sitting on the driver’s seat and without removing his/her hand off the steering wheels.

2.6.5. When engaged, parking brake system shall be able to maintain its activation without force continuously applied by the driver.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- All valves shall operate normally;

- After 8 activations of full travel of primary brake system, pressure drop in compressed gas container shall not exceed 392 kPa. Testing shall fulfill requirements below:

- Initial energy level (compressed gas pressure) in compressed gas container shall be regulated by manufactures. Initial energy level shall be sufficient to achieve brake effectiveness stipulated for primary brake system;

- Compressed gas container shall not be refilled during tests. In addition, compressed gas containers serving primary brakes shall be isolated from compressed gas containers serving auxiliary equipment.

2.5.8. Primary brake effectiveness

2.5.8.1. Primary brake effectiveness when tested on test bench:

- Test mode: unladen vehicle (with one driver);

- Total braking force shall not be lower than 50% of unladen mass;

- Difference in braking force of one axle (between left wheel and right wheel):

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



KSL shall not be greater than 25%.

Where:

KSL: difference in braking force on one axle;

PFlớn: the larger braking force;

PFnhỏ: the lower braking force.

2.5.8.2. Primary brake effectiveness when tested on road:

a) Unladed test (with one driver):

- Conduct test on flat and dry asphalt or concrete road where coefficient of kinetic friction φ is not lower than 0,6;

- Brake effectiveness (which is evaluated by either braking distance Sp or maximum braking deceleration JPmax) in unladen test is specified under Schedule 4;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Schedule 4 - Primary brake effectiveness in unladen test

Type of vehicle

Speed at the start of braking (km/h)

Braking distance (m)

Maximum deceleration (m/s2)

Braking corridor (m)

Car

50

19

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2,5

Truck, passenger vehicle with maximum gross vehicle mass of 3,5 tonne

50

21

5,8

2,5

Other vehicle types

30

9

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3,0

b) Laden test:

- Conduct test on flat and dry asphalt or concrete road where coefficient of kinetic friction φ is not lower than 0,6;

- Brake effectiveness (which is evaluated by either braking distance SP or maximum braking deceleration JPmax) in laden test is specified under Schedule 5;

- During brake, the vehicle shall not deviate outside of braking corridor specified under Schedule 5.

Schedule 5 - Primary brake effectiveness in laden test

Type of vehicle

Speed at the start of braking (km/h)

Braking distance (m)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Braking corridor (m)

Car

50

20

5,9

2,5

Truck, passenger vehicle with maximum gross vehicle mass of 3,5 tonne

50

22

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2,5

Other vehicle types (1)

30

10

5,0

3,0

Note: (1) Brake effectiveness requirement is not required when conducting laden test on tractor units

2.5.9. Parking brake effectiveness:

- Test mode: unladen vehicle (with one driver);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Total parking braking force is not lower than 16% of unladen mass when tested on test bench; or

+ The vehicle is capable of parking on a 20% slope (in both uphill and downhill direction), even and dry asphalt or concrete surface with coefficient of kinetic friction φ not lower than 0,6.

2.5.10. Passenger vehicles fitted with beds shall be equipped with anti-lock braking system (ABS).

2.6. Suspension system

2.6.1. Be able to sustain load placed upon them, provide the necessary comfort when operating on roads.

2.6.2. Components of suspension system must be installed firmly and maintain vehicle balance. Compressed gas (in case of compressed gas suspension system), hydraulic fluid (in case of hydraulic suspension system).

2.6.3. Vibration frequency of suspended sections of the vehicle when it is laden (determined using method under Appendix 1 hereof) must not be greater than 2,5 Hz.

2.7. Fuel system

2.7.1. Requirements of gasoline or diesel fuel system

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Not leak fuel; and

- Be installed at least 300 mm away from outlets of tailpipes and at least 200 mm away from electrical switches and open sockets; and

- Not be installed in passenger cabin and cargo space.

2.7.1.2. Materials of fuel pipes shall be able to withstand the type of fuel used by the vehicle.

2.7.1.3. Pipes (other than soft pipes) shall be held in place by clips where the distance between any adjacent clips does not exceed 1000 mm.

2.7.2. Requirements of liquefied petroleum gas (LPG) fuel system

2.7.2.1. General requirements:

- All parts shall be accurately placed and firmly clipped;

- LPG leak is prevented;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- All parts of LPG system shall be at least 100 mm away from outlets or similar heat sources unless these parts are adequately insulated.

2.7.2.2. Requirements of LPG tanks shall conform to Appendix 2 section 1 hereof.

2.7.3. Requirements of compressed natural gas (CNG) fuel system

2.7.3.1. General requirements:

- All parts shall be accurately placed and firmly clipped;

- CNG leak is prevented;

- All parts of CNG system do not protrude from the exterior of the vehicle other than gas inlet which may protrude up to 10 mm;

- All parts of CNG system shall be at least 100 mm away from outlets or similar heat sources unless these parts are adequately insulated;

- All parts of CNG system installed in cargo space shall be tightly enclosed by airtight cover;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.7.3.2. Requirements of CNG tanks shall conform to Appendix 2 section 2 hereof.

2.8.3 Electrical system

2.8.1. Electrical wire shall be insulated. Electrical wire shall be able to withstand temperature and humidity especially if it is located in engine compartment. Electrical wire shall be protected and firmly clipped in place to prevent cutting, abrasion, friction damage.

2.8.2. All sockets, jacks, and electric switches shall be insulated.

2.8.3. Battery shall be firmly secured. Battery compartment shall not be connected to passenger cabin, driver cabin, and shall receive natural ventilation.

2.9. Chassis and body

2.9.1. Chassis and body shall be firmly secured.

2.9.2. Cargo racks shall not be positioned on top of passenger vehicle of all kinds. Carry-on compartments in passenger cabin (if any) shall be firmly secured, able to prevent luggage from falling out and have minimum load-bearing capability of 50 kG/m2.

2.9.3. Trucks, special-use vehicles, trailer tractor units, and tractor units whose gross vehicle mass is at least 8 tonne shall be fitted with side fences that meet requirements below:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Distance from the lowest point of the fences to the road shall not exceed 500 mm;

- Distance from the highest point of the fences to the road shall not be lower than 700 mm. If the distance between vehicle body and the road is lower than 700 mm, fences are not required.

2.9.4. Vehicle body shall not contain jagged edges or protrusions that can cause harm to other road users. This requirement may not apply to specific types of special-use automobiles.

2.10. Connecting, hauling equipment

Connecting and hauling equipment shall be firmly secured. Ratchets and pawls must not disengage by themselves. Chains or wires (if any) shall be of sufficient strength.

2.11. Driver cabin

2.11.1. Control mechanism, indicators and signals

2.11.1.1. All mechanisms, equipment, and switches mentioned below (if any) shall be installed within the space limited by two planes parallel to the longitudinal median plane of the vehicle and 500 mm to the sides of the drive shafts and in a manner that enables the driver to acknowledge and control them with ease from the driver's seat:

- All mechanisms and equipment for controlling the engine, transmission system such as switches for starting, turning off the engine; controlling ignition time; fuel injection time; gas pedal; clutch; gearbox;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- All mechanisms controlling lights, horn, blinkers, water nozzles, wipers, windshield defrosters.

2.11.1.2. All mechanisms controlling the engines and transmission system (other than switches for starting the engine, gas pedal, equipment controlling transmission system), control mechanisms relevant to light system such as light, horn, water nozzle, wiper, and windshield defroster systems shall be symbol-coded and located close to control mechanisms in order to allow the driver to distinguish relevant control mechanisms. Control mechanisms of blinkers shall be distinguishable by symbols so that the driver can easily acknowledge the direction indicated by the blinkers.

2.11.1.3. Speedometer, light indicating, signaling operating conditions of blinkers, headlights, fuel system, engine coolant, engine oil, brake system, battery recharge, or other indicator and signaling lights of other systems shall be positioned in a way that the driver can observe and recognize at ease during daytime and even in the lack of lighting.

2.11.2. Spring mechanisms of gas pedal, brake pedal, clutch pedal (if any) shall be able to return these pedals to starting position if the driver stops applying force.

2.11.3. Symbols indicating position of gearstick shall be required.

2.11.4. Vehicles fitted with automatic transmission shall prevent engine activation when the gearstick is in drive gear or reverse gear. If gearstick is installed on drive shaft, rotation direction of the gearstick from neutral gear to drive gears shall be in clockwise direction.

2.11.5. Seating arrangement in the cabin shall satisfy requirements below:

- Driver’s seat shall satisfy requirements under 2.12;

- Width and depth of seat-cushion of seats other than driver’s seat shall satisfy requirements under 2.14.2;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Seating arrangement in the cabin shall not affect driving capability of the driver and reserve enough space to allow other people to rest their feet on the floor.

- In all cases, the maximum number of people sitting in a cabin is 6 people.

2.12. Driver’s seat

2.12.1. Driver’s seat shall be positioned in a way that guarantee visibility of the driver when operating the vehicle.

2.12.2. Driver’s seat shall be of sufficient space to allow the driver to operate controlling equipment with ease. Misalignment between the center of driver’s seat and that of driver shall not affect driving capability of the driver and shall not exceed 40 mm. Dimensions and width of seat cushion shall not be lower than 400 mm.

2.12.3. Driver’s seat in passenger vehicles shall be adjustable along the length of the vehicles; seat back inclination angle shall be adjustable.

2.13. Passenger’s compartment

2.13.1. Passenger’s compartment must be designed to ensure safety for passengers during vehicle operation.

2.13.2. In respect of passenger’s compartments that do not receive air-conditioning, natural ventilation shall satisfy requirements below:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- All openings shall be able to adjust the air flow.

2.13.3. Gangway

2.13.3.1. Gangway of passenger vehicles with more than 16 seats shall have minimum clear width of 300 mm and minimum clear height of 1700 mm. The space along gangway must be designed to facilitate movement of a gauge consisting of 2 concentric cylinders connected by an inverse truncated cone. Dimension of the cylinder conforms to Figure 3. In respect of vehicles where folding seats are allowed along the gangway, the measurement shall be made while the seats are in folded configuration.

2.13.3.2. Steps are allowed on gangway as long as their width is equal to that of the gangway and satisfies requirements under Schedule 7 and Figure 6.

Figure 3 - Gangway

2.13.4. Standing places are not allowed on passenger vehicles other than urban passenger vehicles.

2.13.5. Specific requirements of passenger vehicles with beds

2.13.5.1. Beds shall be firmly secured and positioned in the direction of motion of the vehicle; each bed shall only facilitate one passenger and be fitted with safety belts satisfactory to 2.16.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Where:

- Distance D1 between 2 beds shall not be lower than 1650 mm;

- Bed cushion width R1 shall not be lower than 480 mm;

- Gangway width R2 shall not be lower than 400 mm. The space along gangway must be designed to facilitate movement of a gauge consisting of a cylinder of Ф400 mm where the height of the cylinder is described under Figure 3.

- C1 shall not be lower than 750 mm;

- C2 shall not be lower than 780 mm.

Figure 4 - Bed arrangement on bus

2.13.5.3. Parts of bed frame that can make contact with or injure passengers shall be rounded or curved accordingly; shall not contain sharp or pointy edges that potentially harm users.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.13.5.5. Gangway shall be required between each row of bed, beds located in passenger compartment shall not consist of more than two tiers.

2.13.5.6. Seats shall not be allowed on sleeper buses other than driver’s seat and attendant’s seat (if any).

2.13.5.7. Ladders shall be required as access to upper tier bed. Ladders shall be sufficiently rigid and secured to the vehicle accordingly in order to maintain safety during use. The first rung shall be 250 mm to 350 mm away from the floor and subsequent rungs shall be at most 250 mm away from the previous rung. At least one handle shall be required at appropriate height to allow users to ascend to the upper bed with ease. Handles shall rounded or curved and not contain jagged edges.

2.13.5.8. Beds shall be fitted with parts and structures that prevent passengers from falling out of the bed while vehicle is operating (commonly referred to as “guardrails”). The guardrails shall be rigid and at least 200 mm tall from the highest point of the beds (depending on where the measurement is made). Guardrails shall be rounded accordingly, shall not contain jagged or pointy edges which can harm passengers.

2.14. Seat other than driver’s seat

2.14.1. Seats must be firmly installed in order to ensure safety for seated passengers in normal operation.

2.14.2. Seat dimensions

2.14.2.1. Minimum width of seat-cushion shall be 400 mm for one person. In respect of adjacent seats on the same row of M1 passenger vehicles, width of seat-cushion for individual seats in a row can be lower than 400 mm and shall not be lower than 380 mm in all cases. However, the width of space occupied by passengers when measured at 270 mm to 650 mm above the seat-cushion shall not be lower than 400 mm for one passenger.

2.14.2.2. Minimum depth of seat-cushion shall be 350 mm for one passenger.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.14.2.4. In respect of passenger vehicles, minimum gap between two rows of seats (L) shall be 630 mm; minimum gap between two facing seats (L0) shall be 1250 mm (Figure 5).

Figure 5 - Seating arrangement

2.14.2.5. In respect of passenger vehicles, minimum vertical clearance in seat space and seat access from the highest point of seat-cushion shall be 900 mm or 1350 mm from the floor where the passengers rest their feet; the vertical clearance can be reduced to a minimum of 1250 mm at fenders at the furthermost row of seats.

2.14.3. In respect of vehicles transporting children, minimum width and depth shall be 270 mm for one person. Minimum gap between two rows of seats (L) shall be 460 mm.

2.14.4. The height from the floor where passengers rest their feet to the surface of seat-cushion (H) shall range from 380 mm to 500 mm. This height can be reduced to a minimum of 350 mm at spaces above the fenders and engine compartment cover.

2.14.5. Foldable seats shall be allowed along gangway of passenger vehicles with up to 30 seats, other than vehicles transporting children. Foldable seats shall only be allowed for attendants on passenger vehicles with more than 30 seats. Width, depth of seat-cushion, and height of seat-back of foldable seats shall not be lower than 75% of dimensions under 2.14.2.

2.15. Head restraint

Driver’s seat of cars and passenger vehicles of up to 16 seats shall be fitted with head restraints.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.16.1. Driver’s seat of all vehicles shall be fitted with at least three-point safety belts.

2.16.2. The outermost seat other than driver’s seat on the first seat row and on the same seat row as the driver’s seat (other than urban passenger automobiles) shall be fitted with at least three-point safety belts. Seats located between driver’s seat and the outermost seat of the same row shall be fitted with at least two-point safety belts.

2.16.3. Seat other than driver’s seat on the first row and on the same row as the driver’s seat (other than urban passenger automobiles) and beds shall be fitted with at least two-point safety belts.

2.16.3. Safety belts shall be installed depending on whether the passengers sit or lie, functional, highly reliable, and capable of minimizing risk of injury to users in case of accident. Safety belts shall not contain features that harm users.

2.16.5. All parts of safety belts shall satisfy requirements below:

- All hard parts of safety belts such as locks and adjustable equipment shall not contain sharp edges that corrode or damage the belt due to friction;

- Locks shall be designed in a way that improper use such as closing the safety belt half-way is not possible. Belt unbuckling shall done in a quick manner;

- Seat belt adjuster shall automatically adjust the belt to firmly wrap around users or, in the case of manual adjuster, allow users to adjust with ease after they have sat down;

- Belts shall not be twisted even when fully stretched and shall be capable of absorbing and dissipating energy. Minimum belt width shall be 46 mm;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.16.6. Safety belt instructions shall be required in vehicle instruction manuals.

2.17. Door

2.17.1. Clear dimension of service doors of passenger vehicles (not including vehicles transporting children) shall satisfy requirements under Schedule 6.

Schedule 6 - Minimum clear dimensions of doors

Type of vehicle

Minimum clear dimension of door (mm)

Width(1)

Height

Passenger vehicles of 10 to 16 seats (including the driver’s seat)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1200

Passenger vehicles of more than 16 seats (including the driver’s seat)

650

1650

Note: (1) This dimension can be lowered by 100 mm if the measurement is made at the handle.

2.17.2. At least one door shall be required in passenger compartments on the starboard of passenger vehicles (other than urban passenger vehicles such as the BRT - Bus Rapid Transit or similar means of transport). Service doors shall be firmly shut when vehicles are operating.

2.17.3. Height of steps leading to service doors:

- Permissible height and depth of steps leading to service doors, stairs and steps inside of the vehicles (not applicable to urban passenger vehicles such as the BRT or similar means of transport) shall satisfy requirements under Schedule 7 and Figure 6 below.

- Surface of the steps must be rough or covered with materials that have a lot of friction.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Figure 6 - Riser height and tread depth

Schedule 7 - Permissible riser height and tread depth

Unit: mm

The first step (from near side)

Maximum height (D)

500(1)

Minimum tread depth

300(2)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Riser height (E)

Maximum

350(3)

Minimum

120

Minimum clear depth

200

Note:

(1) 700 mm for emergency doors;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(3) Riser height along gangway shall not exceed 250 mm; or 250 mm in respect of vehicles transporting up to 22 people; or 300 mm in respect of steps of doors located after the last stairs;

- Riser height from near side shall be determined when the vehicle is unladen; If the vehicle height is adjustable, such measurement shall be made when the vehicle is at its lowest position;

- Riser height (E) between steps are not required to be uniform.

- Slope of steps in any direction shall not exceed 5%;

- In case of double doors, steps of each half of access passages must be considered separate steps.

2.18. Emergency door

Passenger vehicles shall be fitted with emergency doors that satisfy requirements below:

2.18.1. Dimension requirements:

- Emergency doors that can be opened shall have minimum dimensions of: 550 mm wide x 1200 mm tall; Steps leading to emergency doors shall satisfy requirements under Schedule 7 and Figure 6.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Rear windows shall be allowed as emergency doors if they can fit a rectangular gauge that is 350 mm tall and 1550 mm wide where corners of the rectangle can be rounded while maintaining a radius of 250 mm.

2.18.2. Minimum number of emergency doors is specified under Schedule 8.

2.18.3. Phrases that read “CỬA THOÁT HIỂM” and/or “EMERGENCY EXIT” shall be required at doors used as emergency doors. Glass breakers shall be required in the vicinity of emergency doors that are made of glass.

Schedule 8 - Minimum number of emergency doors

Number of passengers(1)

17 ÷ 30

31 ÷ 45

46 ÷ 60

61 ÷ 75

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



> 90

Minimum number of emergency doors (2)

4

5

6

7

8

9

Note:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(2) Service doors shall not be counted as emergency doors

2.18.4. Access to emergency doors and emergency windows

2.18.4.1. Access to emergency doors: Empty space between gangway and emergency doors shall fit a 1400 mm tall shape consisting of one cylinder of 550 mm in diameter on top of a second cylinder of 300 mm in diameter and 700 mm tall. The base of the lower cylinder shall be contained within the projection of the upper cylinder. If foldable seats are located along such access, empty space reserved for the aforesaid shape shall be determined when the seats are folded (see Figure 7).

Figure 7 - Access to emergency door

2.18.4.2. Access to emergency windows: The access shall ensure movement of inspection gauge from gangway to the outside via each emergency window. The inspection gauge shall simulate movement of passengers during evacuation and shall remain perpendicular to the direction of motion. The inspection gauge shall be a thin board of 600 mm x 400 mm in dimensions where corners are rounded with a radius of 200 mm. In respect of emergency windows at the rear of the vehicle, dimension of the gauge shall be 1400 mm x 350 mm and radius of the rounded corner shall be 175 mm.

2.19. Cargo, luggage compartment

2.19.1. Cargo compartments of vehicles shall be rigid, capable of ensuring safety for cargo, and not be fitted with parts that increase cargo compartment volume except for parts that fasten the top cover of cargo compartments.

2.19.2. Garbage compartment of garbage trucks shall be fitted with top cover.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.19.4. Vans shall satisfy requirements under the TCVN 7271. In respect of vans with at least 2 rows of seats, ratio of cargo compartment to passenger compartment determined in accordance with the TCVN 7271 shall not be lower than 1,8 tonne. Dimension of passenger compartment shall be determined when the front seat row is located at medium level with seat-back at 25o angle (if the seat-back is at an angle below 25o, the measurement shall be made at a position where seat angle is at the highest).

2.19.5. Overall width of cargo compartment of trucks shall not exceed 10% of overall width of the cabin.

2.19.6. Luggage compartment (other than carry-on) of passenger vehicles (if any) shall be located along the sides and/or rear of the vehicle under the floor together with doors that are dust proof, waterproof, easy to operate, and able to maintain integrity while the vehicle is operating. Luggage compartments shall be further divided into sub-compartments whose maximum dimension lengthwise and widthways of each compartment shall not exceed 1500 mm and 1225 mm respectively; If luggage compartments are located at the rear of the vehicle, dimensions of luggage compartments shall not exceed 1500 mm in any case. Partitions of each luggage compartment shall be of sufficient strength to prevent displacement of luggage while the vehicle is operating. Luggage compartment shall be able to withstand a load equivalent to or greater than volumetric weight where density of luggage compartment equals 100 kg/m3.

2.19.7. Requirements of installation of fifth-wheel coupling in semi-trailer trucks:

2.19.7.1. In respect of tractor units designed to tow semi-trailers, height of the top plate of fifth-wheel coupling (h) shall not exceed 1400 mm when the fifth-wheel coupling is not connected to semi-trailers and shall not exceed 1150 mm to 1300 mm when the fifth-wheel coupling is laden. If a tractor unit is designed to tow container semi-trailers where height exceeds 2900 mm, height of the top plate of fifth-wheel coupling (h) shall not exceed 1150 mm when the fifth-wheel coupling is not connected to semi-trailers and shall not exceed 1025 mm to 1100 mm when the fifth-wheel coupling is laden (see figure 8);

2.19.7.2. Radius of turning clearance between the fifth-wheel coupling and the cabin (d) shall not be lower than 2040 mm (see Figure 8);

2.19.7.3. The distance I4 is a horizontal distance between a cylinder of radius d with the same center as the lock jaw of the fifth-wheel coupling and a cone shape of with same center. The cone is created by a vertical line inclining to the front of tractor units at a 6o angle. This straight line shall be determined so that the cone surface does not come into contact with any part of tractor units located above the horizontal plane crossing the fifth-wheel coupling. The X is identified on the horizontal median plane of tractor units where the concerned horizontal median plane is parallel to and 250 mm above the horizontal plane crossing the fifth-wheel coupling. At X, the distance I4 (Ix) shall not be lower than 80 mm;

2.19.7.4. Radius from the lock jaw of fifth-wheel coupling to the furthest point at the rear of tractor units (d1) shall not exceed 2200 mm.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Figure 8 - Height of fifth-wheel coupling and radius of turning clearance between the fifth-wheel coupling and the cabin of semi-trailer tractor units

2.20. Safety glass

Windshield shall be multilayered safety glass. Glass fitted to doors shall be safety glass. Glass fitted to emergency doors and emergency windows shall be highly durable safety glass These types of safety glass shall satisfy requirements under the QCVN 32:2011/BGTVT or the UNECE No. 43 of equivalent edition or higher.

2.21. Tailpipe

2.21.1. Outlet of tailpipe shall not aim at the front or the right of vehicle.

2.21.2. Tailpipe shall not be located at positions where it can ignite the vehicle or commodities thereon and interfere in operation of other systems.

2.22. Lights and signals

2.22.1. Vehicles shall be equipped with: headlamps consisting of high beam and low beam, blinkers, hazard lights, daytime running lamps, brake lights, reverse lights, license plate light.

2.22.2. Headlamps shall satisfy requirements under the QCVN 35:2010/BTGTVT or any UNECE below of equivalent edition or higher:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ UNECE No. 05;

+ UNECE No. 08;

+ UNECE No. 20;

+ UNECE No. 98;

+ UNECE No. 112;

+ UNECE No. 123.

2.22.3. Lights and signal lights shall be firmly secured and able to maintain their photometric characteristics while the vehicle is operating.

2.22.4. The following lights shall be installed in pairs: headlamps, blinkers, daytime running lamps, brake lights (at least 2 brake lights are installed in pairs). Lights that are installed in pairs shall:

a) be installed in a symmetrical manner on both sides of median plane of the vehicle;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.22.5. Installation location of lights are specified under Schedule 9.

Schedule 9 - Installation locations of lights

Unit: mm

No.

Type of light

Height from near side

Distance between inner edges of symmetrically installed lights

Distance from outer edges of lights to the outer edges of the vehicle

to lower edges of lights

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

1

Low beam

500

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



600 (400)

400

2

Blinker

350

1500 (2100)

600 (400)

400

3

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



350

1500 (2100)

600 (400)

400

4

Brake light

350

1500 (2100)

600 (400)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5

Reverse light

250

1200

-

-

Note:

- Values contained in brackets in column (4) apply to special circumstances where vehicle body or structure does not permit installation of the lights within the permissible height limit.

- Values contained in brackets in column (5) apply to circumstances where overall width of vehicles is lower than 1300 mm.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Schedule 10 - Color, minimum quantity, luminous intensity, and visual inspection criteria of lights

No.

Type of light

Color

Minimum quantity

Luminous intensity or visual inspection criteria

Luminous intensity (cd)

Visual inspection criteria

1.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



High beam

White or yellow

2

12000

Light strips have length ≥ 100 m, width of 4 m(1)

Low beam

-

Light strips have minimum length of 50 m and allow observation of obstacles 40 m away.

2.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Yellow

2

80 ÷ 700

The blinkers can be seen at 20 m away during daytime

3.

Rear blinkers

Yellow/Red

2

40 ÷ 400

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Brake lights

Red

2

20 ÷ 100

5.

Reverse lights

White

1 (2)

80 ÷ 600

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Front daytime running lamps (3)

White or yellow

2

2 ÷ 60

The light can be seen at 10 m away during daytime

7.

Rear daytime running lamps

Red

2

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



8.

Rear license plate lights

White

1

2 ÷ 60

Note:

(1) Inspection is conducted when vehicle is unladen and has one driver with equipment:

+ In respect of high beam: Vertically, the beam shall not angle upwards more than 0%; shall not angle downwards more than 2% if the lights are installed at 850 mm or less from ground level or shall not angle downwards more than 2,75% if the lights are installed above 850 mm from ground level. Horizontally, the beam shall not angle rightwards more than 2% and shall not angle leftwards more than 0%;

+ In respect of low beam inspected by equipment: Vertically, if headlamps are located at a height equal to or lower than 850 mm from ground level, the intersection between the cutoff line and the upper kink of the beam shall not angle upwards more than 0,5% from the horizontal plane and shall not angle downwards more than 2% from the horizontal plane; if headlamps are located at a height greater than 850 mm from ground level, the intersection between the cutoff line and the upperkink of the beam shall not angle upwards more than 1,25% from the horizontal plane and shall not angle downwards more than 2,75% from the horizontal plane. Horizontally, the intersection between the cutoff line and the upper kink of the beam shall not angle rightwards more than 2% and shall not angle leftwards more than 0%.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 (3) Front lights can be used in combination with other lights.

2.22.7. Other requirements

2.22.7.1. Lights of red color and reflective strips shall not be installed at the front of the vehicles. Lights of white color shall not be installed at the rear (other than reverse lights).

2.22.7.2. In respect of headlamps:

+ When low beam is turned on, all high beam shall be turned off;

+ High beam indicator shall be required.

2.22.7.3. Reverse lights shall be turned on when the gear stick is in reverse gear and ignition switch is at a position where the engine can operate. Reverse lights shall be turned off if any of the conditions above is not met.

2.22.7.4. License plate lights shall be turned on when headlamps are turned on and cannot be turned on and off by separate switches.

2.22.7.5. In respect of brake light:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ If brake lights are used in combination with rear lights, luminous intensity of brake lights shall be stronger than that of rear lights.

2.22.7.6. In respect of blinkers:

+ All blinkers on the same side shall flash at the same intervals. Flashing frequency is 60 ÷ 120 times/minute;

+ The maximum interval between the moment in which the switch is turned on and the blinkers start to flash is 1,5 seconds.

2.22.7.7. Hazard lights shall flash simultaneously and at the same frequency. Hazard lights can be used in combination with blinkers.

2.23. Reflective strips

2.23.1. Vehicles shall be fitted with rear reflective strips.

2.23.2. The reflective strips shall not be triangle in shape.

2.23.3. Lights from headlamps of other vehicles reflected by rear reflective strips shall be clearly visible from 100 m away.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.24. Rear-view mirrors

2.24.1. Vehicles shall be fitted with rear-view mirrors that allow driver to register traffic at the rear and to the sides of the vehicles.

2.24.2. Exterior rear-view mirrors shall be positioned in a way that allows the driver to view through side windows or windshield area wiped by wipers.

2.24.3. Rear-view mirrors shall satisfy requirements under the QCVN 33:2011/BGTVT or the UNECE No. 46 of equivalent edition or higher. Installation of rear-view mirrors shall conform to Appendix 3 hereof.

2.25. Windshield wipers

Vehicles shall be fitted with windshield wipers to ensure driver’s visibility. The windshield wipers shall satisfy requirements below:

+ A minimum of 2 wiping frequencies is required;

+ One of the wiping frequencies shall not be lower than 45 times/minute;

+ One of the wiping frequencies shall range from 10 to 55 times/minute;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.26. Horn

2.26.1. Horn consisting of multiple separate equipment each of which emits a sound signal and operates independently of one another by separate switches shall be considered a horn system. Horn (or horn system) shall emit sound continuously at a steady volume.

2.26.2. Horn volume (when measured at 7 m away from the front by a micro located at a height ranging from 0,5 m to 1,5 m and close to the median plane of the vehicle) shall range from 93 dB(A) to 112 dB(A).

2.27. Speedometer

2.27.1. Vehicles shall be equipped with speedometer.

2.27.2. Unit displayed on speedometer shall be km/h.

2.27.3. Tolerance of speedometer shall range from -10% to +20% when the measurement is at 40 km/h.

2.28. Fire extinguishers and first-aid kit

2.28.1. Fire extinguishers: Vehicles transporting combustible commodities and passenger vehicles of 16 seats or higher shall be equipped with fire extinguishers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.29. Regulations on environmental protection

2.29.1. Emission limit

2.29.1.1. Vehicle emission shall satisfy requirements under the QCVN 05:2009/BGTVT and the QCVN 86:2015/BGTVT.

2.29.1.2. Emission inspection conducted by rapid test (which is depicted under the TCVN 6438) shall satisfy regulations below:

+ In respect of vehicles with positive ignition engines, in unladen test, vehicle emission shall satisfy requirements below:

- Carbon monoxide CO (% volume): ≤ 3,0;

- Hydrocarbon HC (ppm volume): ≤ 600 in respect of four-stroke engines, ≤ 7800 in respect of two-stroke engines, ≤ 3300 in respect of specialized engines.

+ In respect of vehicles with compression-ignition engines, smoke level when tested with free acceleration shall be ≤ 50% HSU.

2.29.2. Noise produced by parking vehicles as measured in accordance with the TCVN 7880 shall not exceed the maximum limit specified under Schedule 11.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Unit: dB(A)

No.

Type of vehicle

Maximum noise limit

1

Car

103

2

Trucks, special-use vehicles, and passenger vehicles having G ≤ 3500 kg

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3

Trucks, special-use vehicles, and passenger vehicles having G > 3500 kg and P ≤ 150 kW

105

4

Trucks, special-use vehicles, and passenger vehicles having G > 3500 kg and P > 150 kW

107

Note: - P refers to the highest engine capacity;

 - G refers to gross vehicle mass.

2.29.3. The use of CFC in vehicle air-conditioning system is prohibited.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.30.1. Control mechanisms of vehicles operated by persons with disabilities shall be appropriate with mobility of the persons with disabilities.

2.30.2. Adapted vehicles shall be marked as adapted vehicles in appropriate positions for easy recognition.

2.31. Specialized mechanisms installed on vehicles (if any) shall be firmly secured and accompanied by instructions or guidance on using, operating specialized mechanisms for the purpose of safety.

3. REGULATIONS ON MANAGEMENT

3.1. Inspection, testing, and certification

3.1.1. Inspection, testing, and certification shall conform to Circular No. 30/2011/TT-BGTVT dated April 15, 2011 of the Minister of Transport and Circular No. 54/2014/TT-BGTVT dated October 20, 2014.

3.1.2. Technical dossiers and test samples: Manufacturing and assembling facilities, importing organizations and individuals are responsible for submitting technical dossiers and test samples for testing in accordance with applicable regulations of the Ministry of Transport.

3.1.3. Calculation method is allowed for the purpose of inspecting uphill capability in accordance with section 2.2.3 of special-use vehicles and tractor units and inspecting angle of the static lateral stability of vehicle types in accordance with section 2.1.2.3.

3.1.4. Testing for effectiveness of primary brake and parking brake during road test shall be conducted during sample product inspection and testing. Testing for effectiveness of primary brake and parking brake during bench test shall be conducted during factory-release inspection of mass manufactured products.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3.1.6. Manufacturing facilities shall be responsible for inspecting mass manufactured and assembled products in order to satisfy regulations regarding lateral slip in accordance with 2.4.7, brake effectiveness in accordance with 2.5.8, intensity and deviation of headlamps in accordance with 2.22.6, tolerance of speedometer in accordance with 2.27.3, emission in accordance with 2.29.1.2, noise level in accordance with 2.29.2. Noise inspection of mass manufactured and assembled products shall be conducted via probability sampling. Manufacturing facilities shall register sampling method and ratio to quality control authority.

3.1.7. Inspection, testing, and certification of vehicles whose dimensions or axle load is greater than the limit according to 2.1.1:

3.1.7.1. In respect of vehicles whose weight exceeds the limit under 2.1.1, inspecting and testing entities shall calculate and adjust in order to record values satisfying weight requirements of vehicles permissible for road traffic.

3.1.7.2. In respect of vehicles whose dimensions and axle load exceeds the limit under 2.1.1, test and inspect in accordance with this Regulation and record vehicle technical specifications at request of test applicants. Inspection, testing, and certification results shall only allow these vehicles to operate in a limited setting and not participate in traffic. In special cases where traffic participation is required such as: moving from manufacturing, import location to depots; moving to maintenance and repair facilities; moving to register facilities; transporting goods that cannot be disassembled, permission granted by road authority and compliance with relevant regulations shall be required.

3.1.8. In respect of vehicles with novel structures or utilizing novel materials, documents relating to design, test and inspection results, or documents on transfer of relevant technology shall be provided.

3.2. In respect of vehicle types that have been inspected and tested in accordance with 3.1 and conform to this Regulation, test result report shall be issued for these vehicles.

4. ORGANIZING IMPLEMENTATION

4.1. The Vietnam Register is responsible for the implementation of this document during technical safety and environmental protection inspection of vehicles.

4.2. Roadmap for implementation

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4.2.2. This Regulation shall apply to manufactured, assembled vehicles for which the certificate of technical safety and environmental protection is issued for the first time and imported vehicles which have not been examined nor certified for technical quality and environmental protection from January 1, 2017.

4.2.3. In respect of request for testing interior materials (2.1.2.6), tyres (2.3.2), light alloy wheels (2.3.5), automobile glass (2.20), headlamps (2.22.2), rear-view mirrors (2.24.3), installation of liquid fuel tank (2.1.2.5) of vehicle types that have not been approved and licensed for sale by competent authority, roadmap under respective Technical Regulations shall be complied with.

4.2.4. Inspection, testing, or exemption from testing of emission under 2.29.1.1 shall conform to provisions under legislative documents. Emission level under 2.29.1.1 according to QCVN 86:2015/BGTVT shall apply from January 1, 2017. In respect of vehicles manufactured and/or assembled from vehicle types that have been inspected and certified for emission, emission level of the manufactured and/or assembled vehicles shall be similar to that of the vehicle types that have been inspected and certified.

4.2.5. Provisions under 2.29.3 shall conform to roadmap of the Government for eliminating, reducing Ozone depleting substances.

4.3. Provisions under 2.1.2.9 do not apply to imported vehicles; calculation formula for determining permissible number of passengers under 2.1.2.8 does not apply to vehicles manufactured and assembled in foreign countries whereas maximum gross vehicle mass defined under TCVN 6529 where weight of a person is calculated in accordance with 2.1.2.7 shall not be greater than maximum gross vehicle mass published by foreign vehicle manufacturers.

4.4. Provisions under 2.19.7 do not apply to tractor units that only tow special-use semi-trailers.

4.5. If standards referred to under this Regulation are superseded by newer Regulations, the new versions shall prevail. If regulations referred to under this document are amended or replaced, the new versions shall prevail. Roadmap for implementation shall conform to roadmaps specified under respective Regulations.

 

Appendix 1

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Scope and regulated entities

This Appendix provides for method for determining suspension frequency and damping ratio of suspension system of vehicles of at least 2 axles.

2. Test conditions

2.1. Test equipment and tools

2.1.1. Measuring instruments with measurement range from 0,3 Hz to 100 Hz.

2.1.2. Testing tools: vehicle scales, measuring instruments for temperature and humidity, tire pressure gauge, rulers, and other assisting tools.

2.2. Sample

2.2.1. Vehicles shall be adequately laden as per design.

2.2.2. Suspension system shall conform to vehicle design.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.3. Test environment

Non-rainy day, temperature ranging from 1 oC to 50 oC, relative humidity ranging from 0% to 85%.

3. Method for inducing vibration

The following methods for inducing vibration are depicted below:

3.1. Method 1 (only applicable to vehicles with 2 axles):

Figure 1-1 - Graph of principles of method 1

Allow the vehicle to free fall from a height h which ranges from 60 mm to 120 mm so that when the wheels touch the ground, vehicle frame does not come into contact with the blocks limiting travel of suspension system (Figure 1-1).

In special cases, the height may vary outside of the range 60 mm to 120 mm.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Compress vehicle frame by 60 mm to 120 mm relative to original position so that the frame does not come into contact with the limiting blocks. Lift compression force suddenly to generate vibration.

4. Test preparation

4.1. Inspect test sample in accordance with 2.2.

4.2. Determine specifications of test sample.

4.3. Install measuring instruments

4.3.1. Measurement sensor placement

For non-suspended parts: axles where measurement is required;

For suspended parts: vehicle floor directly above the axle. If measurement sensor cannot be placed directly on the floor, it can instead by placed in nearby position so long as the sensor is capable of depicting vibration of the suspended part where measurement is required.

4.3.2. Requirements for measurement sensor installation

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4.3.3. Connection between measurement sensors and other parts of the instruments shall prevent vehicle vibration from affecting instrument operation.

4.3.4. Following installation, inspect operation of the instruments.

5. Testing

Carry out 3 tests in the steps described below:

5.1. Bring the vehicle to test position, turn off the engine, and return gear stick to neutral gear.

5.2. Induce vibration using any of the methods depicted under 3.

5.3. Record and store measurement reading. Minimum duration of measurement reading shall be 3 seconds.

5.4. Process test results in accordance with 6 and produce report on test results.

6. Processing test results

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6.1. Calculate vibration frequency of vehicle body and axle:

Where:

f1: vibration frequency of vehicle body (Hz);

T1: vibration interval of vehicle body (s);

f2: vibration frequency of axle (Hz);

T2: vibration interval of axle (s);

Z(t): damping deceleration of vehicle body (m/s²);

x(t): damping deceleration of axle (m/s²).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6.2. Half-interval damping ratio D of vehicle body:

Where: A1: amplitudes of the second peak to the third peak;

 A2: amplitudes of the third peak to the fourth peak;

6.3. Damping ratio y of vehicle body:

Where: p = 3,14;

 ln: natural logarithm.

If D is insignificant (A3 does not decrease dramatically), damping ratio of the entire interval D’:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Where: A3: amplitudes of the fourth peak to the fifth peak.

Damping ratio y of vehicle body:

6.4. During processing of test results, if irregular results are produced, such results shall be cancelled and the test shall be repeated.

6.5. Test results shall be mean value of 3 tests.

 

Appendix 2

LPG, CNG CONTAINER REQUIREMENTS

1. LPG containers

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1.2. Container installation shall satisfy requirements below:

+ Containers shall be firmly secured to vehicle body, shall not be placed in passenger compartment or engine compartment, shall be protected from external forces, and shall receive reasonable natural ventilation.

+ Metal-to-metal contact is eliminated other than installation points of the containers.

+ If containers and fuel pipes are placed in a position where they can be affected by heat radiated from tailpipe or noise mufflers, the containers and fuel pipes shall be protected by corresponding insulated materials.

+ Vents of airtight cover of containers that aim outside shall be directed downwards without introducing ventilation to fenders or other heat sources such as tailpipes.

2. CNG containers

2.1. CNG container shall be of adequate quantity and satisfy requirements under national technical standards and regulations of Vietnam or the UNECE No. 110 or equivalent standards of foreign countries.

2.2. Container installation shall satisfy requirements below:

+ Containers shall be firmly secured to vehicle body, shall not be placed in engine compartment, shall be protected from external forces, and shall receive reasonable natural ventilation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

Appendix 3

REAR-VIEW MIRROR INSTALLATION REQUIREMENTS

1. General requirements

A vehicle shall be fitted with at least 2 main external rear-view mirrors (of type II or type III), one on each side of the vehicle. In addition, type IV mirrors (external mirrors for wider view) in quantity of choosing are also allowed; in respect of vehicles whose gross vehicle mass is not greater than 7,5 tonne, type V mirrors (external mirrors for closer view) in quantity of choosing are also allowed.

All rear-view mirrors shall be adjustable.

2. Mirror installation requirements

2.1. Mirrors shall be placed in a way that the driver, while sitting on regular driver’s seat, can clearly observe road to the sides and to the rear of the vehicle.

2.2. Mirrors shall be visible through side windows or windshield area wiped by wipers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.4. In respect of type V mirrors: the entire mirrors and their cover shall not be more than 2 m away from near side when the vehicle is laden.

3. Visibility requirements of type II and type III mirrors

3.1. External mirrors installed to the port side of the vehicle shall allow the driver to observe a road segment that is at least 2,5 m wide from the left side of the vehicle towards the middle of the road and at least 10 m away from the driver.

3.2. External mirrors installed to the starboard of the vehicle shall allow the driver to observe the road segment that is:

+ 4 m wide from a plane parallel to the median plane of the vehicle and crossing the rightmost point of the vehicle and 20 m away from the driver (Figure 3-1) in respect of cars and trucks (gross vehicle mass not exceeding 2 tonne);

+ 3,5 m wide from a plane parallel to the median plane of the vehicle and crossing the rightmost point of the vehicle and 30 m away from the driver in respect of other vehicle types. In addition, the driver must also be able to see a road segment that is at least 0,75 m wide from the vertical plane crossing the driver and 4 m away from the driver (Figure 3-2).

 

DRIVER’S VISION THROUGH REAR-VIEW MIRROR

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 87/2015/TT-BGTVT ngày 31/12/2015 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.527

DMCA.com Protection Status
IP: 52.14.234.146
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!