Phương tiện và số lượng nhân lực tại các trạm thường trực chống va trôi giao thông đường thủy nội địa được pháp luật quy định như thế nào?

Tôi muốn hỏi pháp luật quy định phương tiện nào được sử dụng trong công tác chống va trôi giao thông đường thủy nội địa? Số lượng nhân lực thường trực chống va trôi giao thông đường thủy nội địa là bao nhiêu? - Câu hỏi của anh Minh Tiến (Đồng Nai).

Phương tiện nào được sử dụng tại trạm thường trực chống va trôi giao thông đường thủy nội địa?

chong-va-troi-giao-thong-duong-thuy

Phương tiện nào được sử dụng tại trạm thường trực chống va trôi giao thông đường thủy nội địa? (Hình từ Internet)

Theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 42/2021/TT-BGTVT quy định như sau:

Các yêu cầu kỹ thuật của công tác chống va trôi
3. Phương tiện, nhân lực tại các trạm thường trực chống va trôi
a) Mỗi trạm thường trực bố trí tối thiểu một tàu có công suất từ 150 CV đến 250 CV và tối thiểu một xuồng cao tốc (ca nô cao tốc) có công suất từ 40 CV đến 90 CV (tùy theo khu vực chống va trôi để bố trí phương tiện cho phù hợp). Trường hợp khu vực cửa sông ra biển, tuyến luồng nối các đảo, tuyến luồng quy định cấp kỹ thuật đặc biệt có thể bố trí phương tiện có công suất lớn hơn nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền quyết định;
b) Định biên thuyền viên trên phương tiện được bố trí theo quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Nhân lực thường trực chống va trôi, hỗ trợ, cứu nạn được bố trí tối thiểu như sau: chỉ huy thường trực chống va trôi (nhân công bậc 4 trở lên hoặc nhân công có bằng cao đẳng công trình thủy, thủy lợi, giao thông trở lên) bố trí 01 người/ca; nhân viên thường trực chống va trôi (nhân công bậc 3 trở lên hoặc có chứng chỉ quản lý đường thủy hoặc nhân công có bằng trung cấp công trình thủy, thủy lợi, giao thông trở lên) bố trí 7 người/ca;
c) Quy định về số giờ nổ máy cửa các phương tiện để thực hiện chống va trôi tại hiện trường:
Đối với tuyến vận tải chính có phân cấp kỹ thuật cấp đặc biệt, cấp I và cấp II: số giờ nổ máy của phương tiện là 1,5 giờ/ca; trường hợp có 3 yếu tố trở lên theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này, số giờ nổ máy của phương tiện là 2,5 giờ/ca;
Đối với tuyến vận tải chính có phân cấp kỹ thuật cấp III và cấp IV: số giờ nổ máy của phương tiện là 1,0 giờ/ca; trường hợp có 3 yếu tố trở lên theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này, số giờ nổ máy của phương tiện là 2,0 giờ/ca;
Tuyến đường thủy không thuộc các trường hợp trên: số giờ nổ máy của phương tiện là 0,5 giờ/ca; trường hợp có 3 yếu tố trở lên theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này, số giờ nổ máy của phương tiện là 1,0 giờ/ca;
d) Các dụng cụ, trang thiết bị tối thiểu cho 01 trạm bao gồm: 01 bảng hiệu trạm thường trực (ghi tên trạm, tên công trình, đơn vị thực hiện, điện thoại liên lạc...); 01 bộ loa nén/phương tiện; 01 cờ hiệu/phương tiện; 01 tủ thuốc cứu sinh; 01 bộ đàm (điện thoại)/phương tiện; 02 đèn pin; 01 ống nhòm và dụng cụ cứu sinh theo quy định, các trang thiết bị còn hoạt động tốt.

Theo đó, điểm a khoản 3 Điều 10 Thông tư 42/2021/TT-BGTVT quy định mỗi trạm thường trực chống va trôi giao thông đường thủy nội địa được bố trí 02 phương tiện với yêu cầu như sau:

+ Tối thiểu một tàu có công suất từ 150 CV đến 250 CV;

+ Tối thiểu một xuồng cao tốc (ca nô cao tốc) có công suất từ 40 CV đến 90 CV (tùy theo khu vực chống va trôi để bố trí phương tiện cho phù hợp).

Trường hợp khu vực cửa sông ra biển, tuyến luồng nối các đảo, tuyến luồng quy định cấp kỹ thuật đặc biệt có thể bố trí phương tiện có công suất lớn hơn nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Tối thiểu bao nhiêu nhân lực tại trạm thường trực chống va trôi giao thông đường thủy nội địa?

Theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 42/2021/TT-BGTVT quy định như sau:

Các yêu cầu kỹ thuật của công tác chống va trôi
3. Phương tiện, nhân lực tại các trạm thường trực chống va trôi
a) Mỗi trạm thường trực bố trí tối thiểu một tàu có công suất từ 150 CV đến 250 CV và tối thiểu một xuồng cao tốc (ca nô cao tốc) có công suất từ 40 CV đến 90 CV (tùy theo khu vực chống va trôi để bố trí phương tiện cho phù hợp). Trường hợp khu vực cửa sông ra biển, tuyến luồng nối các đảo, tuyến luồng quy định cấp kỹ thuật đặc biệt có thể bố trí phương tiện có công suất lớn hơn nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền quyết định;
b) Định biên thuyền viên trên phương tiện được bố trí theo quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Nhân lực thường trực chống va trôi, hỗ trợ, cứu nạn được bố trí tối thiểu như sau: chỉ huy thường trực chống va trôi (nhân công bậc 4 trở lên hoặc nhân công có bằng cao đẳng công trình thủy, thủy lợi, giao thông trở lên) bố trí 01 người/ca; nhân viên thường trực chống va trôi (nhân công bậc 3 trở lên hoặc có chứng chỉ quản lý đường thủy hoặc nhân công có bằng trung cấp công trình thủy, thủy lợi, giao thông trở lên) bố trí 7 người/ca;

Theo đó, điểm b khoản 3 Điều 10 Thông tư 42/2021/TT-BGTVT quy định mỗi trạm thường trực chống va trôi giao thông đường thủy nội địa được bố trí tối thiểu số lượng nhân lực thường trực trên phương tiện như sau:

+ Chỉ huy thường trực chống va trôi (nhân công bậc 4 trở lên hoặc nhân công có bằng cao đẳng công trình thủy, thủy lợi, giao thông trở lên) bố trí 01 người/ca;

+ Nhân viên thường trực chống va trôi (nhân công bậc 3 trở lên hoặc có chứng chỉ quản lý đường thủy hoặc nhân công có bằng trung cấp công trình thủy, thủy lợi, giao thông trở lên) bố trí 7 người/ca;

Trình tự lập kế hoạch chống va trôi giao thông đường thủy nội địa quốc gia được quy định như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 42/2021/TT-BGTVT quy định như sau:

Lập, phê duyệt kế hoạch chống va trôi
1. Đối với đường thủy nội địa quốc gia:
a) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam lập kế hoạch và kinh phí công tác thường trực chống va trôi trên đường thủy một địa hàng năm trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt để thực hiện;
b) Kế hoạch chống va trôi đường thủy nội địa dựa trên việc tổng hợp và thẩm định các số liệu, báo cáo, đề xuất từ đơn vị cơ sở, phù hợp với yêu cầu thực tiễn;
c) Kế hoạch chống va trôi bao gồm các thông tin cơ bản sau: vị trí chống va trôi, phương tiện, nhân lực, thời gian thực hiện, dự kiến kinh phí thực hiện, phương thức thực hiện. Kế hoạch thường trực chống va trôi theo mẫu quy định tại Phụ lục số XXII ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Trình tự lập, phê duyệt kế hoạch thường trực chống va trôi hàng năm.
Hàng năm, căn cứ vào diễn biến của khí tượng, thủy văn, dòng chảy, diễn biến của thiên tai, bão lũ, tình trạng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, mật độ giao thông trên tuyến hoặc yêu cầu của cấp có thẩm quyền nhằm mục đích ứng phó với sự cố, thiên tai có thể xảy ra, bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa, bảo đảm giao thông đường bộ, đường sắt, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam rà soát, tổng hợp, lập kế hoạch nhu cầu và dự kiến kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường trực chống va trôi của năm sau trình Bộ Giao thông vận tải xem xét, chấp thuận.
Căn cứ vào kế hoạch nhu cầu được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam rà soát danh mục các vị trí, lập kế hoạch cho nhiệm vụ thường trực chống va trôi (trong kế hoạch nêu rõ: vị trí, phương tiện, nhân lực; thời gian thực hiện; dự kiến kinh phí thực hiện, phương thức thực hiện) trình Bộ Giao thông vận tải.
Căn cứ vào đề nghị của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc đề nghị của các cơ quan có liên quan hoặc chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, Bộ Giao thông vận tải xem xét, giao nhiệm vụ và phê duyệt phương án thường trực chống va trôi trong mùa lũ năm sau trước ngày 20/12 hàng năm.
Căn cứ nhiệm vụ đã được Bộ Giao thông vận tải giao, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức thực hiện theo quy định.
đ) Trường hợp cần điều chỉnh, bổ sung công tác thường trực chống va trôi đột xuất, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam trình Bộ Giao thông vận tải chấp thuận chủ trương, danh mục bổ sung và tổng hợp kế hoạch điều chỉnh, bổ sung trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt để tổ chức thực hiện;
e) Đối với trường hợp thi công, sửa chữa công trình, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực được ủy quyền xem xét chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông theo quy định.

Theo đó, lập, phê duyệt kế hoạch chống va trôi giao thông trên đường thủy nội địa quốc gia được thực hiện theo trình tự sau đây:

+ Hàng năm, căn cứ vào diễn biến của khí tượng, thủy văn, dòng chảy, diễn biến của thiên tai, bão lũ, tình trạng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, mật độ giao thông trên tuyến hoặc yêu cầu của cấp có thẩm quyền nhằm mục đích ứng phó với sự cố, thiên tai có thể xảy ra, bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa, bảo đảm giao thông đường bộ, đường sắt, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam rà soát, tổng hợp, lập kế hoạch nhu cầu và dự kiến kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường trực chống va trôi của năm sau trình Bộ Giao thông vận tải xem xét, chấp thuận.

+ Căn cứ vào kế hoạch nhu cầu được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam rà soát danh mục các vị trí, lập kế hoạch cho nhiệm vụ thường trực chống va trôi (trong kế hoạch nêu rõ: vị trí, phương tiện, nhân lực; thời gian thực hiện; dự kiến kinh phí thực hiện, phương thức thực hiện) trình Bộ Giao thông vận tải.

+ Căn cứ vào đề nghị của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc đề nghị của các cơ quan có liên quan hoặc chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, Bộ Giao thông vận tải xem xét, giao nhiệm vụ và phê duyệt phương án thường trực chống va trôi trong mùa lũ năm sau trước ngày 20/12 hàng năm.

+ Căn cứ nhiệm vụ đã được Bộ Giao thông vận tải giao, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức thực hiện theo quy định.

Đường thuỷ nội địa TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hành vi để gỗ trôi tự do trong phạm vi luồng đường thủy nội địa có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Chi cục Đường thuỷ nội địa khu vực là cơ quan gì? Chi cục trưởng Chi cục Đường thủy nội địa khu vực do ai bổ nhiệm?
Pháp luật
Hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa được thực hiện theo những nguyên tắc nào?
Pháp luật
Xây nhà, làm nhà nổi trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa được không? Có bị xử phạt không?
Pháp luật
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam là tổ chức thực hiện việc đăng ký và quản lý các phương tiện đường thủy nội địa có đúng không?
Pháp luật
Mức phạt vi phạm về thiết lập, bảo trì báo hiệu đường thủy nội địa theo quy định pháp luật hiện hành như thế nào?
Pháp luật
Thuyền trưởng tàu thủy nội địa không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường bị phạt thế nào?
Pháp luật
Kinh phí bảo trì luồng đường thủy nội địa, giá trị sản phẩm tận thu được xác định như thế nào?
Pháp luật
Các phương tiện khi tham gia giao thông đường thủy nội địa muốn vượt nhau thì cần tuân thủ nguyên tắc gì?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị đăng ký phương tiện đang khai thác trên đường thủy nội địa lần đầu và thủ tục đăng ký phương tiện lần đầu đối với phương tiện đang khai thác trên đường thủy nội địa?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đường thuỷ nội địa
618 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đường thuỷ nội địa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đường thuỷ nội địa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào