Phương tiện phòng cháy và chữa cháy trang bị cho nhà và công trình được pháp luật quy định như thế nào?
- Phương tiện phòng cháy và chữa cháy là gì?
- Phương tiện phòng cháy và chữa cháy trang bị cho nhà và công trình được pháp luật quy định như thế nào?
- Khi sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy có cần kiểm tra, bảo dưỡng hay không?
- Cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy theo quy định pháp luật
Phương tiện phòng cháy và chữa cháy là gì?
Căn cứ theo Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCA quy định rằng:
"1.4.45 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy (Fire fighting and prevention apparatus and equipment)
Là các phương tiện cơ giới, máy móc, thiết bị, dụng cụ, hóa chất, công cụ hỗ trợ, phương tiện chữa cháy ban đầu dùng cho việc phòng cháy, chữa cháy và cứu người, cứu tài sản."
Phương tiện phòng cháy và chữa cháy
Phương tiện phòng cháy và chữa cháy trang bị cho nhà và công trình được pháp luật quy định như thế nào?
Theo Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009 quy định cụ thể:
"4.2 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy trang bị cho nhà và công trình được quy định trong Tiêu chuẩn này gồm:
- Bình chữa cháy: bình chữa cháy xách tay, bình chữa cháy có bánh xe, bình chữa cháy tự động;
- Hệ thống báo cháy tự động;
- Hệ thống chữa cháy: các hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động bằng nước, hơi nước, bột, bọt, khí, hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà;
- Phương tiện chữa cháy cơ giới: xe chữa cháy, tàu chữa cháy, máy bơm chữa cháy di động;
- Phương tiện cứu người trong đám cháy: dây cứu người, thang dây, ống cứu người;
- Phương tiện bảo hộ chống khói: khẩu trang lọc độc, mặt trùm lọc độc;
- Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn: biển chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn thoát nạn;
- Dụng cụ phá dỡ thông thường: kìm cộng lực, cưa tay, búa, xà beng;
- Dụng cụ chữa cháy thô sơ: phuy, bể chứa nước, chứa cát, xô, thùng, gầu vẩy, xẻng, câu liêm, bùi nhùi, chăn sợi, thang (tre, gỗ hoặc kim loại), bơm tay ...
- Chất chữa cháy: nước, bọt, bột, khí."
Khi sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy có cần kiểm tra, bảo dưỡng hay không?
Căn cứ theo Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009 quy định như sau:
"4.6 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải được định kỳ kiểm tra theo quy định. Kết quả kiểm tra được ghi vào sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa cháy. Mẫu sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa cháy được quy định tại Phụ lục A.
4.7 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải được định kỳ bảo dưỡng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và theo quy định của cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy hoặc theo tiêu chuẩn này. Trong thời gian bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện phòng cháy và chữa cháy đang ở vị trí thường trực phải có phương án bố trí phương tiện thay thế tương ứng đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình.
4.8 Việc tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng các phương tiện phòng cháy chữa cháy phải do các tổ chức chuyên môn hoặc nhân viên kỹ thuật an toàn phòng cháy và chữa cháy của cơ sở thực hiện. Những người làm việc này phải được huấn luyện và có trình độ chuyên môn phù hợp."
Như vậy, khi sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy cần phải kiểm tra vào bảo dưỡng theo quy định nêu trên.
Cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy theo quy định pháp luật
Tại Điều 58 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 quy định:
"Điều 58. Cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy.
2. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an tổ chức thực hiện các quy định về phòng cháy và chữa cháy.
Chính phủ quy định việc phối hợp giữa Bộ Công an với Bộ Quốc phòng trong tổ chức thực hiện phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở quốc phòng và giữa Bộ Công an với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong tổ chức thực hiện phòng cháy và chữa cháy rừng.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương."
Bên cạnh đó, Điều 57 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001, khoản 32 Điều 1 Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 quy định về nội dung quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phòng cháy và chữa cháy.
- Ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
- Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy.
- Tổ chức và chỉ đạo hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
- Tổ chức đào tạo, xây dựng lực lượng, trang bị và quản lý phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
- Bảo đảm ngân sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy; tổ chức bảo hiểm cháy, nổ gắn với hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
- Thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế và nghiệm thu công trình xây dựng về phòng cháy và chữa cháy; kiểm tra, kiểm định kỹ thuật và chứng nhận phù hợp đối với phương tiện, thiết bị, chất, hàng có yêu cầu nghiêm ngặt về phòng cháy và chữa cháy.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến tiến bộ khoa học và công nghệ về phòng cháy và chữa cháy.
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về phòng cháy và chữa cháy; điều tra vụ cháy.
- Tổ chức thống kê nhà nước về phòng cháy và chữa cháy.
- Hợp tác quốc tế về phòng cháy và chữa cháy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?