Phương tiện giao thông đã làm chứng nhận hợp quy thì có cần làm công bố hợp quy và dán dấu hợp quy không?
Phương tiện giao thông đã làm chứng nhận hợp quy thì có cần làm công bố hợp quy nữa hay không?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 12/2022/TT-BGTVT quy định:
Nguyên tắc quản lý danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải
...
2.Danh mục sản phẩm, hàng hóa quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này áp dụng nguyên tắc sau:
a) Sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu phải được chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu quy định tại mục E Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này phục vụ thay thế, bảo hành có số lượng dưới 100 sản phẩm, hàng hóa cùng kiểu loại trong một lô hàng thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu được công bố hợp quy trên cơ sở kết quả tự đánh giá sự phù hợp hoặc được chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định nếu tổ chức, cá nhân có nhu cầu;
c) Thời điểm chứng nhận hoặc công bố hợp quy tại điểm a, điểm b khoản này được thực hiện sau khi sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu được thông quan và trước khi đưa ra thị trường;
d) Sản phẩm, hàng hóa sản xuất, lắp ráp trong nước phải được chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định trước khi đưa ra thị trường.
Theo đó, nếu chị nhập khẩu phương tiện giao thông vận tải thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BGTVT thì bắt buộc phải được chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Đồng thời tại quy định này không quy định về phải công bố hợp quy đối với phương tiện giao thông vận tải nhập khẩu. Tuy nhiên chị có thể vừa làm chứng nhận, vừa công bố hợp quy, việc này không có vấn đề gì về mặt pháp lý.
Phương tiện giao thông đã làm chứng nhận hợp quy thì có cần làm công bố hợp quy và dán dấu hợp quy không? (Hình từ Internet)
Đã công bố hợp quy đối với phương tiện giao thông vận tải nhưng không không sử dụng dấu hợp quy thì có vi phạm không?
Theo khoản 3 Điều 16 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN thì dấu hợp quy được sử dụng đối với sản phẩm, hàng hóa đã được công bố hợp quy.
Nếu đã công bố hợp quy cho phương tiện giao thông nhập khẩu nhưng không sủ dụng dấu hợp quy sẽ bị xử phạt theo điểm c khoản 3 Điều 19 Nghị định 119/2017/NĐ-CP (Được sửa bởi điểm b khoản 33 Điều 2 Nghị định 126/2021/NĐ-CP) như sau:
Vi phạm quy định về hợp quy
...
3.Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong sản xuất sản phẩm, hàng hóa là đối tượng phải công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng:
...
c) Không sử dụng dấu hợp quy, sử dụng dấu hợp quy không đúng quy định đối với sản phẩm, hàng hóa đã được công bố hợp quy theo quy định khi đưa ra lưu thông trên thị trường;
...
Như vậy đối với hành vi trên có thể bị phạt từ 30 đến 40 triệu đồng. Tuy nhiên mức phạt tiền này chỉ áp dụng đối với tổ, đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền được giảm đi một nửa, căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 119/2017/NĐ-CP.
Quy định về mẫu dấu hợp quy đối với phương tiện giao thông như thế nào?
Về mẫu dấu hợp quy khi thực hiện công bố hợp quy chị thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 4 Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN như sau:
Dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy
...
Dấu hợp quy và sử dụng dấu hợp quy
a) Dấu hợp quy có hình dạng, kích thước theo quy định tại Phụ lục I Thông tư này;
b) Dấu hợp quy được sử dụng trực tiếp trên sản phẩm, hàng hóa hoặc trên bao bì hoặc trong tài liệu kỹ thuật hoặc trên nhãn gắn trên sản phẩm, hàng hóa ở vị trí dễ thấy, dễ đọc;
c) Dấu hợp quy phải bảo đảm không dễ tẩy xóa và không thể bóc ra gắn lại;
d) Dấu hợp quy có thể được phóng to hoặc thu nhỏ nhưng phải đảm bảo đúng tỷ lệ, kích thước cơ bản của dấu hợp quy quy định tại Phụ lục I Thông tư này và nhận biết được bằng mắt thường;
đ) Dấu hợp quy phải được thiết kế và thể hiện cùng một màu, dễ nhận biết.
Theo quy định trên thì đơn vị chị thiết kế dấu hợp quy, tuy nhiên phải cùng một màu, dễ nhận biết, hình dạng, kích thước theo quy định tại Phụ lục I Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?