Phương tiện giao thông cơ giới được huy động làm nhiệm vụ chữa cháy có được miễn phí lưu thông trên đường không?
- Phương tiện giao thông cơ giới được huy động làm nhiệm vụ chữa cháy có được miễn phí lưu thông trên đường không?
- Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi có buộc phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy không?
- Cơ quan nào có thẩm quyền quản lý về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới?
Phương tiện giao thông cơ giới được huy động làm nhiệm vụ chữa cháy có được miễn phí lưu thông trên đường không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Ưu tiên và bảo đảm quyền ưu tiên cho người và phương tiện được huy động chữa cháy và tham gia chữa cháy
1. Các xe, tàu, xuồng, máy bay và các phương tiện giao thông khác của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy khi đi chữa cháy và phục vụ chữa cháy được sử dụng tín hiệu ưu tiên, quyền ưu tiên lưu thông và các quyền ưu tiên khác theo quy định của pháp luật.
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa của cơ quan, tổ chức và cá nhân được huy động làm nhiệm vụ chữa cháy được hưởng quyền ưu tiên quy định tại điểm b khoản 2 Điều 36 Luật Phòng cháy và chữa cháy và được ưu tiên qua cầu, phà và được miễn phí lưu thông trên đường.
2. Người được huy động làm nhiệm vụ chữa cháy khi xuất trình lệnh huy động hoặc thông báo về yêu cầu huy động của người có thẩm quyền huy động (trong trường hợp lệnh huy động bằng lời nói) thì chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện giao thông hoặc những người có trách nhiệm liên quan giải quyết đi ngay trong thời gian sớm nhất.
Như vậy theo quy định trên phương tiện giao thông được huy động làm nhiệm vụ chữa cháy được miễn phí lưu thông trên đường.
Phương tiện giao thông cơ giới được huy động làm nhiệm vụ chữa cháy có được miễn phí lưu thông trên đường không? (Hình từ internet)
Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi có buộc phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
1. Đối tượng phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy
a) Người có chức danh chỉ huy chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy;
b) Thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
c) Thành viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
d) Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
đ) Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
e) Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
g) Thành viên đội, đơn vị phòng cháy và chữa cháy rừng.
Như vậy theo quy định trên người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi thuộc đối tượng buộc phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy.
Cơ quan nào có thẩm quyền quản lý về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 51 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của Bộ Công an
Bộ Công an có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi cả nước và thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
1. Đề xuất và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phòng cháy và chữa cháy trên phạm vi toàn quốc.
2. Đề xuất ban hành hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy; quy định việc phân cấp quản lý về phòng cháy và chữa cháy, phân cấp huấn luyện, cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy trong Công an nhân dân; quy định về nội dung, thời lượng bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; hướng dẫn về kiểm tra, tập huấn nghiệp vụ kiểm tra, thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
3. Hướng dẫn, chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy, chữa cháy, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy.
4. Thực hiện công tác quản lý về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới và cơ sở thuộc phạm vi quản lý; kiểm tra, thanh tra về phòng cháy và chữa cháy; giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi thẩm quyền.
Như vậy theo quy định trên Bộ Công an có thẩm quyền quản lý về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?