Phương thức cho vay vốn tín dụng và mục đích sử dụng vốn vay cho người chấp hành xong án phạt tù được đề xuất như thế nào?
- Điều kiện vay vốn đối với người chấp hành xong án phạt tù như thế nào?
- Phương thức cho vay và mục đích sử dụng vốn vay cho người chấp hành xong án phạt tù quy định như thế nào?
- Mức vốn cho vay và thời hạn cho vay đối với người chấp hành xong án phạt tù là bao nhiêu?
- Lãi suất cho vay đối với người chấp hành xong án phạt tù là bao nhiêu?
Điều kiện vay vốn đối với người chấp hành xong án phạt tù như thế nào?
Theo quy định tại Điều 3 Dự thảo 2 Quyết định Về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù của Thủ tướng Chính phủ năm 2023 quy định về điều kiện và đối tượng vay vốn như sau:
- Về đối tượng vay vốn:
Người được đặc xá, người chấp hành xong án phạt tù đã trở về cộng đồng (sau đây gọi chung là người chấp hành xong án phạt tù) đáp ứng các điều kiện tại điểm a khoản 2 Điều 3 Dự thảo này
- Về điều kiện vay vốn đối với người chấp hành xong án phạt tù:
Người chấp hành xong án phạt tù: có tên trong danh sách người chấp hành xong án phạt tù về cư trú ổn định tại địa phương, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, không mắc các tệ nạn xã hội, có nhu cầu vay vốn, do Công an cấp xã nơi người chấp hành xong án phạt tù về cư trú lập và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận (mẫu 01 kèm theo Quyết định này). Thời gian kể từ ngày chấp hành xong án phạt tù đến khi vay vốn tối đa là 05 năm.
Như vậy, người chấp hành xong án phạt tù để được vay vốn tín dụng phải đáp ứng đủ các điều kiện:
+ Đã trở về cư trú ổn định tại địa phương;
+ Chấp hành tốt các quy định của pháp luật;
+ Không mắc các tệ nạn xã hội;
+ Có nhu cầu vay vốn;
+ Được xác nhận bằng văn bản bởi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành xong án phạt tù cư trú;
+ Thời gian kể từ ngày chấp hành xong án phạt tù đến khi vay vốn tối đa là 05 năm.
Phương thức cho vay vốn tín dụng và mục đích sử dụng vốn vay cho người chấp hành xong án phạt tù được đề xuất như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)
Phương thức cho vay và mục đích sử dụng vốn vay cho người chấp hành xong án phạt tù quy định như thế nào?
- Về phương thức cho vay được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 4 Dự thảo 2 Quyết định Về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù của Thủ tướng Chính phủ năm 2023 cụ thể:
Đối với người chấp hành xong án phạt tù: Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay thực hiện phương thức cho vay trực tiếp có ủy thác một số nội dung công việc trong quy trình cho vay cho các tổ chức chính trị - xã hội hoặc cho vay trực tiếp đến khách hàng.
- Mục đích sử dụng vốn vay được ghi nhận tại Điều 5 Dự thảo 2 Quyết định Về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù của Thủ tướng Chính phủ năm 2023:
Mục đích sử dụng vốn vay
1. Đối với vay vốn để đào tạo nghề: chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của người chấp hành xong án phạt tù trong thời gian theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm: Tiền học phí; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại.
2. Đối với vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm: Chi phí cho việc thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động.
Như vậy, Chính phủ quy định về việc Ngân hàng chính sách xã hội cho người chấp hành xong án phạt tù vay vốn trực tiếp nhằm các mục đích sau:
+ Đào tạo nghề: chi phí học tập, sinh hoạt trong thời gian theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp... và hoạt động khác theo quy định của pháp luật như: Tiền học phí; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại;
+ Sản xuất, kinh doanh: chi phí cho việc thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động.
Mức vốn cho vay và thời hạn cho vay đối với người chấp hành xong án phạt tù là bao nhiêu?
Quy định tại Điều 6 Dự thảo 2 Quyết định Về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù của Thủ tướng Chính phủ năm 2023 mức vốn vay cho người chấp hành xong án phạt tù cụ thể cho từng mục đích như sau:
Mức vốn cho vay
1. Đối với vay vốn để đào tạo nghề: Mức vốn cho vay tối đa là 4 triệu đồng/tháng/người chấp hành xong án phạt tù.
2. Đối với vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm
a) Đối với người chấp hành xong án phạt tù: mức cho vay tối đa là 100 triệu đồng/người chấp hành xong án phạt tù.
Thời hạn cho vay quy định tại Điều 8 Dự thảo 2 Quyết định Về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù của Thủ tướng Chính phủ năm 2023:
Thời hạn cho vay
1. Đối với vay vốn để đào tạo nghề
Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày người chấp hành xong án phạt tù bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi). Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ:
a) Thời hạn phát tiền vay là khoảng thời gian tính từ ngày người chấp hành xong án phạt tù nhận gói vay đầu tiên cho đến ngày kết thúc khoá học, kể cả thời gian người chấp hành xong án phạt tù được các cơ sở đào tạo nghề cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có). Thời hạn phát tiền vay được chia thành các kỳ hạn phát tiền vay do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định hoặc thoả thuận với khách hàng vay vốn.
b) Thời hạn trả nợ: Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo không quá một năm, thời hạn trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay. Đối với các chương trình đào tạo khác, thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay. Thời hạn trả nợ được chia thành các kỳ hạn trả nợ do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định.
2. Đối với vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm
Thời hạn cho vay tối đa 120 tháng. Thời hạn cho vay cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn để thỏa thuận với khách hàng vay vốn.
Theo đó, người chấp hành xong án phạt tù sẽ được vay tối đa 4 triệu đồng/tháng/người đối với mục đích đào tạo trong xuyên suốt khóa học và được vay tối đa 100 triệu đồng/người trong thời hạn tối đa là 120 tháng.
Lãi suất cho vay đối với người chấp hành xong án phạt tù là bao nhiêu?
Lãi suất cho vay vốn đối cới người chấp hành xong án phạt tù tại Điều 9 Dự thảo 2 Quyết định Về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù của Thủ tướng Chính phủ năm 2023 sẽ tùy thuộc vào từng thời kỳ và lãi suất nợ quá hạn sẽ bằng 130% lãi suất cho vay:
Lãi suất cho vay
1. Lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định theo từng thời kỳ.
2. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.
Theo đó, lãi suất cho vay sẽ bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định theo từng thời kỳ. Đối với lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.
Trên đây là đề xuất của Chính phủ về chính sách hỗ trợ vay vốn đối với người chấp hành xong án phạt tù. Chính sách này nhằm hỗ trợ cho người chấp hành án phạt tù có thể tái hòa nhập cộng đồng sau thời gian chấp hành án phạt tù.
Ngoài ra, người chấp hành xong án phạt tù còn được hỗ trợ một phần kinh phí từ Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam theo Điều 45 Luật Thi hành án hình sự 2019.
Xem chi tiết tại Dự thảo Quyết định lấy ý kiến từ ngày 28/02/2023 tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học mới nhất? Tải về file word Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học?
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?