Phương pháp xác định độ bay hơi đối với khí dầu mỏ hóa lỏng được thực hiện thế nào? Thiết bị, dụng cụ dùng để xác định độ bay hơi?
- Phương pháp xác định độ bay hơi đối với khí dầu mỏ hóa lỏng được thực hiện thế nào?
- Thiết bị, dụng cụ dùng để xác định độ bay hơi đối với khí dầu mỏ hóa lỏng bao gồm những gì?
- Nên sử dụng những chỉ tiêu nào để đánh giá khả năng có thể chấp nhận được của các kết quả xác định độ bay hơi đối với khí dầu mỏ hóa lỏng?
Phương pháp xác định độ bay hơi đối với khí dầu mỏ hóa lỏng được thực hiện thế nào?
Phương pháp xác định độ bay hơi đối với khí dầu mỏ hóa lỏng được quy định tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8358:2010 (ASTM 1837-07) về Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) - Phương pháp xác định độ bay hơi như sau:
Tóm tắt phương pháp
3.1. Làm lạnh mẫu bằng một ống xoắn làm lạnh và lấy 100 mL chất lỏng cho vào ống bay hơi. Để bay hơi (để ngoài trời) tại áp suất xung quanh ở điều kiện quy định khoảng một đĩa chưng cất đơn. Khi còn lại 5 mL phần mẫu thử dạng lỏng thì hiệu chính nhiệt độ quan sát được đối với sai số của áp suất khí áp kế và sai số nhiệt kế của điểm đóng băng, và báo cáo nhiệt độ đó là nhiệt độ bay hơi 95 %.
Như vậy, phương pháp xác định độ bay hơi đối với khí dầu mỏ hóa lỏng được tóm tắt như sau:
(1) Làm lạnh mẫu bằng một ống xoắn làm lạnh và lấy 100 mL chất lỏng cho vào ống bay hơi.
(2) Để bay hơi (để ngoài trời) tại áp suất xung quanh ở điều kiện quy định khoảng một đĩa chưng cất đơn.
(3) Khi còn lại 5 mL phần mẫu thử dạng lỏng thì hiệu chính nhiệt độ quan sát được đối với sai số của áp suất khí áp kế và sai số nhiệt kế của điểm đóng băng, và báo cáo nhiệt độ đó là nhiệt độ bay hơi 95 %.
Phương pháp xác định độ bay hơi đối với khí dầu mỏ hóa lỏng được thực hiện thế nào? (Hình từ Internet)
Thiết bị, dụng cụ dùng để xác định độ bay hơi đối với khí dầu mỏ hóa lỏng bao gồm những gì?
Thiết bị, dụng cụ dùng để xác định độ bay hơi đối với khí dầu mỏ hóa lỏng được quy định tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8358:2010 (ASTM 1837-07) về Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) - Phương pháp xác định độ bay hơi như sau:
Thiết bị, dụng cụ
5.1. Ống bay hơi
Ống ly tâm, có dạng hình côn, có kích thước phù hợp như thể hiện trong Hình 1 và được làm bằng thủy tinh chịu nhiệt được tôi hoàn toàn 1). Hình dạng đầu ống phía dưới là đặc biệt quan trọng. Ống phải thon đều và đáy sẽ được lượn tròn như Hình 1. Độ dày thành ống phù hợp với các yêu cầu về ống ly tâm ASTM (Chú thích 1). Dung sai của vạch chia được đưa ra trong Bảng 1.
CHÚ THÍCH 1: Các yêu cầu chi tiết của ống ly tâm được quy định trong ASTM D 96 v à D 1796.
5.2. Vòng kẹp ống, có tác dụng kẹp ở cổ ống bay hơi giữ ở vị trí thẳng đứng.
5.3. Bể ổn nhiệt (chỉ sử dụng cho các phép thử của loại hỗn hợp butan và propan-butan của khí dầu mỏ hóa lỏng). Một bình thấp chứa nước sạch được duy trì nhiệt độ trong khoảng từ 15 oC đến 21 oC (60 oF đến 70 oF) và có chiều cao mực nước là 38 mm (1 ½ in.).
5.4. Nhiệt kế, nhiệt kế được bọc thép ASTM cho thử nghiệm ngoài trời có khoảng đo từ -50 oC đến 5 oC (-58 oF đến 41 oF) và phù hợp với các yêu cầu của nhiệt kế 99C-92 (99F-86) trong ASTM E1. Không được tháo lớp vỏ thép ra khỏi nhiệt kế.
5.5. Thiết bị lấy mẫu làm lạnh sơ bộ
5.5.1. Bể làm lạnh, bình miệng rộng làm bằng kim loại thích hợp hoặc ống Dewar có đường kính trong ít nhất là 64 mm (2 ½ in.), chiều cao là 292 mm (11 ½ in.).
5.5.2. Ống xoắn làm lạnh, ống đồng mềm dài 6 m có đường kính ngoài 4,8 mm (3/16 in.) được cuốn quanh một trục rỗng có đường kính ngoài nhỏ nhất là 54 mm (2 1/8 in.) thành các vòng liền kề nhau. Đặt đầu dưới của ống vào phần giữa trục trước khi cuốn sao cho ống xoắn cuối cùng vừa khít phía trong của bể làm lạnh. Khi lắp xong, đỉnh của ống xoắn phải thấp hơn đỉnh của bể làm lạnh ít nhất là 25 mm (1 in.) và hai đầu hở của ống xoắn không nhô cao hơn 100 mm (4 in.). Nối đầu phía dưới của ống xoắn với một van kim 3,2 mm (1/8 in.) có đường xả không dài hơn 76 mm (3 in.).
(xem Hình 2).
5.5.3. Chất làm lạnh sơ bộ, có thể là khí dầu mỏ hóa lỏng từ bình chứa cùng loại với bình chứa mẫu được lấy. Có thể sử dụng các chất làm lạnh khác có điểm sôi thấp hơn điểm sôi ban đầu của mẫu thử. Sử dụng chất làm lạnh không bắt cháy, nếu cần.
5.6. Than, yêu cầu sử dụng bốn grain (1 grain = 0,0648 g) than hoạt tính, kích thước khoảng từ 6 mesh đến 14 mesh. Bốn grain than phải có kích thước như nhau (Chú thích 2).
...
Như vậy, theo quy định, thiết bị, dụng cụ dùng để xác định độ bay hơi đối với khí dầu mỏ hóa lỏng bao gồm:
(1) Ống bay hơi.
(2) Vòng kẹp ống.
(3) Bể ổn nhiệt (chỉ sử dụng cho các phép thử của loại hỗn hợp butan và propan-butan của khí dầu mỏ hóa lỏng).
(4) Nhiệt kế.
(5) Thiết bị lấy mẫu làm lạnh sơ bộ, gồm:
- Bể làm lạnh.
- Ống xoắn làm lạnh.
- Chất làm lạnh sơ bộ.
(6) Than.
Nên sử dụng những chỉ tiêu nào để đánh giá khả năng có thể chấp nhận được của các kết quả xác định độ bay hơi đối với khí dầu mỏ hóa lỏng?
Các chỉ tiêu để đánh giá khả năng có thể chấp nhận được của các kết quả được quy định tại tiểu mục 8.1 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8358:2010 (ASTM 1837-07) về Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) - Phương pháp xác định độ bay hơi như sau:
Độ chụm và độ chệch
8.1. Nên sử dụng các chỉ tiêu sau để đánh giá khả năng có thể chấp nhận được của các kết quả (độ tin cậy 95 %).
8.1.1. Độ lặp lại: Sự chênh lệch giữa các kết quả thử thu được do cùng một thí nghiệm viên trên cùng một thiết bị, với cùng một mẫu thử như nhau trong một thời gian dài trong điều kiện không đổi, với thao tác bình thường và chính xác, chỉ một trong hai mươi trường hợp vượt được các giá trị sau.
0,6 oC (1,0 oF) (1)
8.1.2. Độ tái lập: Sự chênh lệch giữa hai kết quả đơn lẻ và độc lập thu được do các thí nghiệm viên khác nhau làm việc ở các phòng thử nghiệm khác nhau, với cùng một mẫu thử như nhau trong một thời gian dài trong điều kiện không đổi, với thao tác bình thường và chính xác, chỉ một trong hai mươi trường hợp vượt các giá trị sau: 1,0 oC (1,7 oF) đối với các hỗn hợp butan và propan – butan và 1,3 oC (2,3 oF) đối với propan.
8.2. Độ chệch – Quy trình trong phương pháp thử này dùng để đo độ bay hơi của các khí dầu mỏ hóa lỏng không có độ chụm vì độ bay hơi chỉ được xác định theo phương pháp này.
Như vậy, theo quy định, nên sử dụng các chỉ tiêu sau để đánh giá khả năng có thể chấp nhận được của các kết quả xác định độ bay hơi đối với khí dầu mỏ hóa lỏng:
(1) Độ lặp lại: Sự chênh lệch giữa các kết quả thử thu được do cùng một thí nghiệm viên trên cùng một thiết bị, với cùng một mẫu thử như nhau trong một thời gian dài trong điều kiện không đổi, với thao tác bình thường và chính xác, chỉ một trong hai mươi trường hợp vượt được các giá trị sau: 0,6 oC (1,0 oF)
(2) Độ tái lập: Sự chênh lệch giữa hai kết quả đơn lẻ và độc lập thu được do các thí nghiệm viên khác nhau làm việc ở các phòng thử nghiệm khác nhau, với cùng một mẫu thử như nhau trong một thời gian dài trong điều kiện không đổi, với thao tác bình thường và chính xác, chỉ một trong hai mươi trường hợp vượt các giá trị sau:
- 1,0 oC (1,7 oF) đối với các hỗn hợp butan và propan – butan,
- 1,3 oC (2,3 oF) đối với propan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?