Phương pháp giảng dạy môn lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông năm học 2022-2023 theo Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT?
Định hướng chung trong phương pháp giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông môn lịch sử?
Căn cứ Mục 1 Phần VI chương trình giáo dục phổ thông môn lịch sử ban hành kèm Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT định hướng chung phương pháp giáo dục như sau:
- Chương trình môn Lịch sử được xây dựng theo định hướng phát triển năng lực, vì vậy phương pháp dạy học chủ đạo là tích cực hoá hoạt động của người học.
- Phương pháp dạy học tích cực chú trọng tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập gắn với những tình huống của cuộc sống;
+ Gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn;
+ Tăng cường tự học, làm việc trong nhóm nhằm phát triển các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung (năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo) và năng lực lịch sử cho học sinh, đáp ứng mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông.
Phương pháp giảng dạy môn lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông năm học 2022-2023 theo Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT? (Hình từ internet)
Định hướng phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung như thế nào?
Căn cứ Mục 2 Phần VI chương trình giáo dục phổ thông môn lịch sử ban hành kèm Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT như sau:
- Phương pháp hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu
+ Thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập, giáo viên giúp học sinh từng bước hình thành và phát triển lòng yêu nước, tinh thần dân tộc chân chính; niềm tự hào về truyền thống lịch sử của quê hương, đất nước;
+ Phát triển các giá trị nhân văn, nhân ái, trung thực, tinh thần trách nhiệm với cộng đồng và xã hội, sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Đồng thời, thông qua các bài học lịch sử, giáo viên truyền cảm hứng để học sinh yêu thích lịch sử, có ý thức tìm tòi, khám phá lịch sử.
- Phương pháp hình thành và phát triển các năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động học tập như thu thập thông tin từ các nguồn sử liệu trình bày ý kiến cá nhân về sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử, khảo sát, thực hành lịch sử trên thực địa, di tích lịch sử và văn hóa ở địa phương;
+ Vận dụng kiến thức lịch sử để giải thích các vấn đề thực tế; tìm tòi, khám phá và tự học lịch sử;...
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động nhóm; hoạt động trải nghiệm tại thực địa, bảo tàng, di tích lịch sử và văn hóa; hoạt động phỏng vấn nhân chứng lịch sử,...
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động phát hiện vấn đề, nếu giả thuyết, ý kiến cá nhân về sự kiện, nhân vật lịch sử, tim logic trong cách thức giải quyết vấn đề, đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề trong lịch sử;
+ Vận dụng bài học kinh nghiệm lịch sử trong thực tế cuộc sống;..
Định hướng phương pháp hình thành, phát triển năng lực lịch sử?
Căn cứ Mục 3 Phần VI chương trình giáo dục phổ thông môn lịch sử ban hành kèm Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT như sau:
- Phương pháp hình thành, phát triển năng lực lịch sử được thực hiện trên nền tảng những nguyên tắc cơ bản của khoa học lịch sử:
+ Thông qua các nguồn sử liệu khác nhau để tái hiện lịch sử, phục dựng một cách chân thực, khách quan quả trình hình thành, phát triển của các sự kiện, quá trình lịch sử, đồng thời đặt quá trình phát triển đó trong sự tương tác với các nhân tố liên quan trong suốt quá trình vận động của chúng.
- Dạy học môn Lịch sử theo phương pháp:
+ Dạy học tích cực, giáo viên không đặt trọng tâm vào việc truyền đạt kiến thức lịch sử cho học sinh mà chú trọng hướng dẫn học sinh nhận diện.
+ Khai thác các nguồn sử liệu, từ đó tái hiện quá khứ, nhận thức lịch sử, đưa ra suy luận, đánh giá về bối cảnh, nguồn gốc, sự phát triển của sự kiện, quá trình lịch sử để tìm kiếm sự thật lịch sử tột cách khoa học, vận dụng kiến thức lịch sử vào thực tiễn, từ đó hình thành và phát triển năng lực lịch sử cho học sinh.
- Phương pháp dạy học lịch sử theo định hướng phát triển năng lực chủ trọng việc phát hiện và giải quyết vấn đề, sử dụng các phương tiện trực quan (hiện vật lịch sử, tranh ảnh lịch sử, bản đồ, biểu đồ, sa bản, mô hình, phim tài liệu lịch sử,...).
- Giáo viên giúp học sinh biết cách tìm tòi, khai thác các nguồn sử liệu, đồng thời biết cách phân tích sự kiện, quá trình lịch sử và tự mình rút ra những nhận xét, đánh giá, tạo cơ sở phát triển năng lực tự học lịch sử suốt đời và khả năng ứng dụng vào cuộc sống những hiểu biết về lịch sử, văn hoá, xã hội Việt Nam và thế giới.
- Các hình thức tổ chức dạy học môn Lịch sử bao gồm các hoạt động dạy học ở trong và ngoài lớp học.
- Giáo viên cần tăng cường mở rộng không gian dạy học trên thực địa (di tích lịch sử, di sản văn hoá, bảo tàng, triển lãm,...), kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp học với hoạt động trải nghiệm trên thực tế.
- Thông qua việc kết hợp các hình thức hoạt động đa dạng như thảo luận nhóm, làm việc nhóm, làm việc cá nhân,... giáo viên giúp học sinh trở thành “người đóng vai lịch sử” để khám phá lịch sử, vận dụng sáng tạo kiến thức vào các tình huống học tập và thực tiễn cuộc sống
- Để nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục lịch sử, cần chú trọng kết hợp giữa giáo dục lịch sử trong nhà trường với gia đình và xã hội.
- Sự phối hợp giữa ba môi trường giáo dục (nhà trường, gia đình, xã hội) là nền tảng quan trọng để hình thành năng lực lịch sử.
- Giáo viên cần chủ động thiết lập và duy trì mối liên hệ thường xuyên giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong công tác giáo dục lịch sử thông qua các mô hình phối hợp như:
+ Tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử, giáo dục về chủ quyền quốc gia cho học sinh có sự tham gia của cha mẹ học sinh
+ Các tổ chức xã hội.
- Chương trình môn Lịch sử chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông:
+ Khuyến khích học sinh tự tìm đọc, thu thập tư liệu lịch sử trên mạng Internet, trong thư viện và trong các hệ thống cơ sở dữ liệu khác để thực hiện các nghiên cứu của cá nhân hoặc nhóm;
+ Phát triển kĩ năng sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin để hỗ trợ việc tái hiện, tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời gian giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% năm 2025 theo Nghị định 180/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024?
- Cách viết Bản tường trình học sinh cấp 1 có hành vi trộm cắp đồ dùng học tập của bạn cùng lớp? Tải mẫu?
- Đáp án Vòng 1 Cuộc thi tìm hiểu truyền thống 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên và hội sinh viên Việt Nam Chủ đề yêu nước?
- Thủ tục khám bệnh chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2025 tại Nghị định 02 2025 hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế thế nào?
- Nghị định 165/2024 quy định chi tiết một số điều của Luật Đường bộ và Điều 77 Luật Trật tự, ATGT đường bộ ra sao?