Phương án phòng cháy chữa cháy rừng quy định thế nào? Khi lập dự án phát triển rừng, giải pháp phòng cháy chữa cháy phải bảo đảm nội dung gì?
Phương án phòng cháy chữa cháy rừng được quy định như thế nào?
Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng được quy định tại Điều 45 Nghị định 156/2018/NĐ-CP như sau:
- Trách nhiệm lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng
+ Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng theo Mẫu số 01 Phụ lục III kèm theo Nghị định này;
+ Chủ rừng là tổ chức lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng theo Mẫu số 02 Phụ lục III kèm theo Nghị định này;
+ Ủy ban nhân dân cấp xã được giao quản lý đối với diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn theo Mẫu số 03 Phụ lục III kèm theo Nghị định này.
- Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng do tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã lập theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này phải gửi đến cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cấp huyện tham gia ý kiến.
- Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng phải được bổ sung chỉnh lý kịp thời khi có những thay đổi về tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy rừng.
- Chủ rừng chịu trách nhiệm tổ chức thực tập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
- Cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện phương án phòng cháy và chữa cháy rừng.
Khi lập dự án phát triển rừng, giải pháp phòng cháy chữa cháy phải bảo đảm nội dung gì?
Yêu cầu về phòng cháy đối với dự án phát triển rừng được quy định tại Điều 48 Nghị định 156/2018/NĐ-CP như sau:
Yêu cầu về phòng cháy đối với dự án phát triển rừng
Khi lập dự án phát triển rừng phải có giải pháp phòng cháy và chữa cháy, bảo đảm các nội dung sau:
1. Giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan giữa các lô, khoảnh và tiểu khu rừng phù hợp với đặc điểm cháy của từng loại rừng; đến đường sắt, hệ thống đường dây điện cao thế, đường ống dẫn khí đốt, dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, nhà và công trình hiện có.
2. Công trình phòng cháy và chữa cháy rừng phù hợp với đặc điểm của từng loại rừng.
3. Dự toán thiết kế phải bảo đảm đủ kinh phí cho việc thực hiện các hạng mục công trình phòng cháy và chữa cháy rừng.
Theo đó, khi lập dự án phát triển rừng, giải pháp phòng cháy và chữa cháy phải bảo đảm nội dung sau:
- Giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan giữa các lô, khoảnh và tiểu khu rừng phù hợp với đặc điểm cháy của từng loại rừng; đến đường sắt, hệ thống đường dây điện cao thế, đường ống dẫn khí đốt, dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, nhà và công trình hiện có.
- Công trình phòng cháy và chữa cháy rừng phù hợp với đặc điểm của từng loại rừng.
- Dự toán thiết kế phải bảo đảm đủ kinh phí cho việc thực hiện các hạng mục công trình phòng cháy và chữa cháy rừng.
Phương án phòng cháy chữa cháy rừng được quy định như thế nào? Khi lập dự án phát triển rừng, giải pháp phòng cháy chữa cháy phải bảo đảm nội dung gì? (Hình từ Internet)
Khi đốt nương, rẫy để chuẩn bị đất trồng rừng và làm giảm vật liệu cháy trong rừng, người sử dụng lửa phải đảm bảo?
Điều kiện an toàn về phòng cháy đối với khu rừng được quy định tại Điều 47 Nghị định 156/2018/NĐ-CP như sau:
Điều kiện an toàn về phòng cháy đối với khu rừng
...
3. Khi đốt nương, rẫy, đồng ruộng, đốt thực bì để chuẩn bị đất trồng rừng và làm giảm vật liệu cháy trong rừng, người sử dụng lửa phải thực hiện:
a) Biện pháp an toàn phòng cháy và chữa cháy;
b) Không đốt vào những ngày có dự báo nguy cơ cháy rừng ở cấp IV, cấp V. Trong ngày, tiến hành đốt lúc gió nhẹ, vào trước 9 giờ buổi sáng và sau 16 giờ buổi chiều;
c) Trước khi đốt phải thông báo với trưởng thôn, bản, tổ đội phòng cháy, chữa cháy rừng. Trong khi đốt phải bố trí người canh gác, có đủ dụng cụ để dập lửa khi cháy lan vào rừng; sau khi đốt xong phải dập tắt hết tàn lửa.
...
Theo đó, khi đốt nương, rẫy, đồng ruộng, đốt thực bì để chuẩn bị đất trồng rừng và làm giảm vật liệu cháy trong rừng, người sử dụng lửa phải thực hiện:
- Biện pháp an toàn phòng cháy và chữa cháy;
- Không đốt vào những ngày có dự báo nguy cơ cháy rừng ở cấp IV, cấp V. Trong ngày, tiến hành đốt lúc gió nhẹ, vào trước 9 giờ buổi sáng và sau 16 giờ buổi chiều;
- Trước khi đốt phải thông báo với trưởng thôn, bản, tổ đội phòng cháy, chữa cháy rừng. Trong khi đốt phải bố trí người canh gác, có đủ dụng cụ để dập lửa khi cháy lan vào rừng; sau khi đốt xong phải dập tắt hết tàn lửa.
Lưu ý:
Điều kiện an toàn về phòng cháy đối với khu rừng bao gồm:
- Có quy định, nội quy về phòng cháy chữa cháy rừng; có biển báo, biển cấm lửa được bố trí tại các vị trí quy định, phù hợp với đặc điểm và tính chất cháy của từng loại rừng;
- Có phương án phòng cháy chữa cháy rừng quy định tại Điều 45 của Nghị định này;
- Có các công trình phòng cháy chữa cháy rừng phù hợp với đặc điểm và tính chất của từng loại rừng;
- Trang bị phương tiện, dụng cụ phòng cháy chữa cháy rừng phù hợp với đặc điểm và tính chất cháy của từng loại rừng theo phương án phòng cháy và chữa cháy rừng;
- Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy rừng và tổ chức thường trực sẵn sàng, đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ;
- Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?