Phụ gia thực phẩm có phải ghi nhãn phụ không? Việc sử dụng phụ gia thực phẩm trong thực phẩm phải đảm bảo yêu cầu nào?

Tôi có một câu hỏi liên quan đến phụ gia thực phẩm như sau: Phụ gia thực phẩm có phải ghi nhãn phụ không? Việc sử dụng phụ gia thực phẩm trong thực phẩm phải đảm bảo yêu cầu nào? Câu hỏi của anh N.T.P ở Đồng Nai.

Phụ gia thực phẩm có phải ghi nhãn phụ không?

Việc ghi nhãn phụ được quy định tại Điều 8 Nghị định 43/2017/NĐ-CP, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định 111/2021/NĐ-CP như sau:

Ghi nhãn phụ
1. Nhãn phụ sử dụng đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này.
3. Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa và không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc.
4. Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa theo quy định tại Nghị định này. Tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung ghi. Nội dung ghi trên nhãn phụ gồm cả nội dung được ghi bổ sung không làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc và phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của hàng hóa.
5. Những hàng hóa sau đây không phải ghi nhãn phụ:
a) Linh kiện nhập khẩu để thay thế các linh kiện bị hỏng trong dịch vụ bảo hành hàng hóa của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đối với hàng hóa đó, không bán ra thị trường;
b) Nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, linh kiện nhập khẩu về để sản xuất, không bán ra thị trường.

Theo quy định trên, phụ gia thực phẩm là một trong những hàng hòa không phải ghi nhãn phụ.

Phụ gia thực phẩm

Phụ gia thực phẩm (Hình từ Internet)

Việc sử dụng phụ gia thực phẩm trong thực phẩm phải đảm bảo yêu cầu nào?

Nguyên tắc chung trong sử dụng phụ gia thực phẩm được quy định tại Điều 7 Thông tư 24/2019/TT-BYT như sau:

Nguyên tắc chung trong sử dụng phụ gia thực phẩm
1. Sử dụng phụ gia thực phẩm trong thực phẩm phải bảo đảm:
a) Phụ gia thực phẩm được phép sử dụng và đúng đối tượng thực phẩm;
b) Không vượt quá mức sử dụng tối đa đối với một loại thực phẩm hoặc nhóm thực phẩm;
c) Hạn chế đến mức thấp nhất lượng phụ gia thực phẩm cần thiết để đạt được hiệu quả kỹ thuật mong muốn.
2. Chỉ sử dụng phụ gia thực phẩm nếu việc sử dụng này đạt được hiệu quả mong muốn nhưng không có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, không lừa dối người tiêu dùng và chỉ để đáp ứng một hoặc nhiều chức năng của phụ gia thực phẩm theo các yêu cầu dưới đây trong trường hợp các yêu cầu này không thể đạt được bằng các cách khác có hiệu quả hơn về kinh tế và công nghệ:
a) Duy trì giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Đối với sản phẩm được sử dụng với mục đích đặc biệt mà phụ gia thực phẩm như một thành phần thực phẩm (ví dụ đường ăn kiêng) thì không phải kiểm soát theo các quy định tại Thông tư này;
b) Tăng cường việc duy trì chất lượng hoặc tính ổn định của thực phẩm hoặc để cải thiện cảm quan nhưng không làm thay đổi bản chất hoặc chất lượng của thực phẩm nhằm lừa dối người tiêu dùng;
c) Hỗ trợ trong sản xuất, vận chuyển nhưng không nhằm che giấu ảnh hưởng do việc sử dụng các nguyên liệu kém chất lượng hoặc thực hành sản xuất, kỹ thuật không phù hợp.
3. Phụ gia thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, an toàn thực phẩm theo các văn bản được quy định như sau:
a) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
b) Tiêu chuẩn quốc gia trong trường hợp chưa có các quy định tại điểm a khoản này;
c) Tiêu chuẩn của CAC, JECFA, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài trong trường hợp chưa có các quy định tại các điểm a, b khoản này;
d) Tiêu chuẩn của nhà sản xuất trong trường hợp chưa có các quy định tại các điểm a, b, c khoản này.
4. Ngoài việc phụ gia thực phẩm có trong thực phẩm do được sử dụng trong quá trình sản xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm còn có thể có trong thực phẩm do được mang vào từ các nguyên liệu hoặc thành phần để sản xuất thực phẩm đã có chứa phụ gia thực phẩm và phải tuân thủ quy định tại Điều 9 Thông tư này.

Theo quy định trên, việc sử dụng phụ gia thực phẩm trong thực phẩm phải đảm bảo:

+ Phụ gia thực phẩm được phép sử dụng và đúng đối tượng thực phẩm.

+ Không vượt quá mức sử dụng tối đa đối với một loại thực phẩm hoặc nhóm thực phẩm.

+ Hạn chế đến mức thấp nhất lượng phụ gia thực phẩm cần thiết để đạt được hiệu quả kỹ thuật mong muốn.

Yêu cầu đối với việc phối trộn phụ gia thực phẩm là gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 24/2019/TT-BYT thì việc phối trộn phụ gia thực phẩm phải đảm bảo những yêu cầu sau:

+ Chỉ được phép phối trộn các phụ gia thực phẩm khi không gây ra bất cứ nguy cơ nào đối với sức khỏe con người.

+ Liệt kê thành phần định lượng đối với từng phụ gia thực phẩm trong thành phần cấu tạo.

+ Hướng dẫn mức sử dụng tối đa, đối tượng thực phẩm và chức năng.

+ Tuân thủ các quy định khác liên quan đến sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm.

Phụ gia thực phẩm Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phụ gia thực phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Ký hiệu ML trong phụ gia thực phẩm nghĩa là gì?
Pháp luật
Hàn the là chất gì? Hàn the có bị cấm không? Cơ sở sản xuất giò, chả có chứa hàn the bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Cá nhân sản xuất phụ gia thực phẩm phải nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đến cơ quan nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12099:2017 về Phụ gia thực phẩm - Gelatin như thế nào? Gelatin được hiểu ra sao?
Pháp luật
Quy chuẩn quốc gia QCVN 4-9:2010/BYT yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với calci citrat?
Pháp luật
Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có giấy chứng nhận gì? Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có những nội dung nào?
Pháp luật
Quảng cáo phụ gia thực phẩm phải có các nội dung nào? Việc quảng cáo phụ gia thực phẩm được thực hiện khi nào?
Pháp luật
Người kinh doanh phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới phải đăng ký bản công bố sản phẩm tại cơ quan nào?
Pháp luật
Chất bảo quản có phải là phụ gia thực phẩm không? Việc san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại phụ gia thực phẩm được thực hiện trong trường hợp nào?
Pháp luật
Phụ gia thực phẩm là gì? Tổ chức sử dụng phụ gia thực phẩm nhiễm kim loại nặng vượt mức cho phép thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Hương liệu dùng trong thực phẩm được sửa đổi, bổ sung như thế nào theo quy định mới tại Thông tư 17/2023/TT-BYT?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phụ gia thực phẩm
3,184 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phụ gia thực phẩm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phụ gia thực phẩm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào