Phòng thủ dân sự cấp độ 1 có được áp dụng biện pháp sơ tán người tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm không?
Phòng thủ dân sự cấp độ 1 có được áp dụng biện pháp sơ tán người tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm không?
Căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 7 Luật Phòng thủ dân sự 2023 có quy định như sau:
Cấp độ phòng thủ dân sự
...
3. Cấp độ phòng thủ dân sự được quy định như sau:
a) Phòng thủ dân sự cấp độ 1 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trọng phạm vi địa bàn cấp huyện, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của lực lượng chuyên trách và chính quyền địa phương cấp xã;
b) Phòng thủ dân sự cấp độ 2 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trong phạm vi địa bàn cấp tỉnh, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của chính quyền địa phương cấp huyện;
c) Phòng thủ dân sự cấp độ 3 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trên địa bàn một hoặc một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của chính quyền địa phương cấp tỉnh.
Cùng với đó, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 22 Luật Phòng thủ dân sự 2023 có quy định như sau:
Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 1
1. Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 1 bao gồm:
a) Sơ tán người, tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm;
b) Bảo đảm phương tiện, trang bị bảo vệ cá nhân, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm thiết yếu khác cho người trong khu vực xảy ra sự cố, thảm họa;
c) Cấm, hạn chế người, phương tiện vào những khu vực nguy hiểm;
d) Phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an ninh, trật tự tại khu vực xảy ra sự cố, thảm họa;
đ) Tiêu tẩy, khử độc, khử khuẩn, vệ sinh môi trường;
e) Bảo vệ công trình phòng thủ dân sự.
...
Theo đó, phòng thủ dân sự cấp độ 1 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trọng phạm vi địa bàn cấp huyện, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của lực lượng chuyên trách và chính quyền địa phương cấp xã.
Do đó, biện pháp sơ tán người tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm sẽ được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 1 theo quy định của pháp luật.
Phòng thủ dân sự cấp độ 1 có được áp dụng biện pháp sơ tán người tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm không? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền ban hành phòng thủ dân sự cấp độ 1?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 22 Luật Phòng thủ dân sự 2023 có quy định như sau:
Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 1
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định áp dụng biện pháp phòng thủ dân sự quy định tại khoản 1 Điều này.
Cùng với đó, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 20 Luật Phòng thủ dân sự 2023 có quy định như sau:
Thẩm quyền ban bố, bãi bỏ cấp độ phòng thủ dân sự
1. Căn cứ quy định tại Điều 7 của Luật này, thẩm quyền, ban bố, bãi bỏ cấp độ phòng thủ dân sự được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban bố, bãi bỏ phòng thủ dân sự cấp độ 1 trên địa bàn quản lý;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban bố, bãi bỏ phòng thủ dân sự cấp độ 2 trên địa bàn quản lý;
c) Thủ tướng Chính phủ ban bố, bãi bỏ phòng thủ dân sự cấp độ 3.
2. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục ban bố, bãi bỏ cấp độ phòng thủ dân sự quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ là cơ quan có thẩm quyền ban bố, bãi bỏ phòng thủ dân sự cấp độ 1 trên địa bàn quản lý.
Nhà nước có những chính sách gì về phòng thủ dân sự?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Phòng thủ dân sự 2023 có quy định như sau:
Theo đó, Nhà nước sẽ có những chính sách về phòng thủ dân sự bao gồm:
- Ưu tiên đầu tư xây dựng công trình phòng thủ dân sự chuyên dụng theo quy hoạch, kế hoạch; mua sắm trang thiết bị phòng thủ dân sự.
- Nâng cao năng lực cho lực lượng phòng thủ dân sự, xây dựng lực lượng chuyên trách về tổ chức và trang bị hiện đại, chuyên nghiệp; tăng cường trang bị, phương tiện lưỡng dụng cho lực lượng vũ trang.
- Huy động các nguồn lực của cơ quan, tổ chức, cá nhân để thực hiện, hoạt động phòng thủ dân sự.
- Phát triển, nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến và hiện đại vào hoạt động phòng thủ dân sự.
- Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, ưu tiên thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao để bảo đảm cho hoạt động phòng thủ dân sự.
- Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân ủng hộ vật chất, tài chính, tinh thần cho hoạt động phòng thủ dân sự trên nguyên tắc tự nguyện, không trái với pháp luật Việt Nam và phù hợp với luật pháp quốc tế.
- Bảo đảm dự trữ quốc gia cho hoạt động phòng thủ dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quân khu là gì? Quân khu 7 bao gồm bao nhiêu tỉnh, thành phố? Việt Nam có tất cả bao nhiêu quân khu?
- Mất an toàn diễn tập chết người có thể hiểu như nào? Quân nhân hy sinh do mất an toàn diễn tập được hưởng chế độ gì?
- Nộp lại bao nhiêu tiền thì không bị tử hình với Tội tham ô tài sản? Trường hợp nào được chuyển sang tù chung thân?
- Những câu hỏi về Giáng sinh công giáo có đáp án? Lễ Giáng sinh ngày mấy? Công dân có quyền tự do tham gia lễ hội của tôn giáo mình?
- Ngày 5/12 là ngày lễ gì? Ngày 5 12 là ngày lễ được nghỉ làm hưởng lương của những đối tượng nào?