Những câu hỏi về Giáng sinh công giáo có đáp án? Lễ Giáng sinh ngày mấy? Công dân có quyền tự do tham gia lễ hội của tôn giáo mình?
Những câu hỏi về Giáng sinh công giáo mới nhất? Lễ Giáng sinh ngày mấy?
Giáng sinh, còn được gọi là Noel hay Christmas, là một ngày lễ kỷ niệm sự ra đời của Chúa Giê-su trong đạo Kitô giáo. Ngày lễ này được tổ chức vào ngày 25 tháng 12 hàng năm.
Có thể tham khảo Những câu hỏi về Giáng sinh công giáo, câu đố vui về Giáng sinh có đáp án dưới đây:
(1) Tại sao Giáng sinh lại được tổ chức vào ngày 25 tháng 12? Đáp: Ngày 25/12 được chọn để kỷ niệm sự ra đời của Chúa Giêsu, mặc dù không phải là ngày chính xác sinh ra của Ngài. Thời điểm này được lựa chọn để thay thế các lễ hội của đạo dân ngoại vào mùa đông và mang ý nghĩa tượng trưng về sự xuất hiện của "Ánh sáng thế gian" - Chúa Giêsu. (2) Ý nghĩa của việc đặt máng cỏ (hang đá) trong dịp Giáng sinh? Đáp: Máng cỏ tượng trưng cho cảnh sinh ra của Chúa Giêsu trong một nơi rất nghèo nàn và khiêm tốn - một hang chuồng nuôi gia súc. Nó nhắc nhở mọi người về sự khiêm nhường và giản dị của Chúa Giêsu ngay từ khi mới sinh ra. (3) Ai là những nhân vật chính trong câu chuyện Giáng sinh? Đáp: Những nhân vật chính bao gồm: Đức Mẹ Maria Thánh Giuse Chúa Giêsu Các mục đồng Các vua Magi (Ba vua Đông Phương) Thiên thần (4) Vì sao các nhà truyền giáo thường chọn Giáng sinh để giảng dạy về Chúa? Đáp: Giáng sinh là dịp để giới thiệu về ý nghĩa của sự nhập thể - Thiên Chúa trở nên người phàm để cứu chuộc nhân loại. Câu chuyện về sự ra đời của Chúa Giêsu thường dễ tiếp cận và dễ hiểu hơn so với các sự kiện khác trong cuộc đời Ngài. (5) Trong Thánh Kinh, ai là người đầu tiên biết tin Chúa Giêsu sẽ sinh ra? Đáp: Thiên thần Gabriel là người đầu tiên loan báo cho Đức Mẹ Maria về việc Ngài sẽ sinh hạ Chúa Giêsu. Sau đó, thánh Giuse cũng được thiên thần báo mộng về việc này. (6) Tại sao các vua Magi lại mang vàng, nhũ hương và một loại nhựa thơm khác (mộc dược) làm quà cho Chúa Giêsu? Đáp: Mỗi loại quà có ý nghĩa riêng: Vàng tượng trưng cho địa vị Vua Nhũ hương tượng trưng cho chức Tư Tế Mộc dược tượng trưng cho việc Ngài sẽ chết để cứu chuộc nhân loại (7) Tại sao Giáng sinh lại được coi là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của Giáo hội Công giáo? Đáp: Bởi vì Giáng sinh đánh dấu sự kiện Thiên Chúa nhập thể, xuống thế cứu chuộc nhân loại. Đây là biểu tượng của tình yêu vô bờ của Thiên Chúa dành cho con người. ... |
* Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Lưu ý: Lễ Giáng sinh được tổ chức phổ biến, cũng được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, lễ Giáng sinh không phải ngày lễ lớn tại Việt Nam theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định 08 ngày lễ lớn của Việt Nam.
Giáng sinh 2024 sẽ rơi vào thứ Tư, ngày 25 tháng 12. Đêm Noel sẽ diễn ra vào thứ Ba, ngày 24 tháng 12.
Những câu hỏi về Giáng sinh công giáo có đáp án? Công dân có quyền tự do tham gia lễ hội của tôn giáo mình? (Hình từ Internet)
Lễ Giáng sinh là ngày nghỉ lễ hưởng nguyên lương của người lao động nước ngoài tại Việt Nam đúng không?
Theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về lịch nghỉ lễ tết như sau:
- Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
+ Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
+ Tết Âm lịch: 05 ngày;
+ Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
+ Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
+ Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
+ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
- Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ lễ tết nêu trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Theo đó, ngoài 11 ngày nghỉ lễ, tết như lao động Việt Nam, hàng năm người lao động nước ngoài còn được nghỉ thêm 01 ngày vào ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày vào ngày Quốc khánh của nước họ. Do đó, người lao động nước ngoài sẽ được nghỉ 13 ngày lễ, tết mỗi năm.
Như vậy, lễ giáng sinh không phải là ngày nghỉ lễ hưởng nguyên lương của lao động nước ngoài tại Việt Nam.
Công dân có quyền tự do tham gia lễ hội của tôn giáo mình?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo sau:
(1) Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
(2) Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
(3) Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
(4) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
(5) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
Theo đó, mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế hệ Beta là gì? Năm khởi đầu của Thế hệ Beta là năm nào? Sinh vào năm khởi đầu của Thế hệ Beta là người thành niên năm bao nhiêu?
- Cột cần vươn là gì? Giá long môn, cột cần vươn trên đường cao tốc có bố trí biển chỉ dẫn với mục đích gì?
- Thực tiễn trong triết học là gì? Ví dụ về thực tiễn trong triết học? Nhiệm vụ của sinh viên khi học môn triết học?
- Tổng hợp mẫu đơn xin nghỉ việc dành cho công nhân, người lao động mới nhất hiện nay? Trường hợp không cần làm đơn xin nghỉ việc?
- Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Cách ghi Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Tải về Mẫu Chương trình?