Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Bộ Tài chính có vị trí và chức năng như thế nào? Cơ cấu tổ chức của Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính như thế nào?
Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Bộ Tài chính có vị trí và chức năng như thế nào?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 2188/QĐ-VP năm 2012 quy định về vị trí, chức năng như sau:
Vị trí, chức năng
1. Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính có chức năng giúp Chánh Văn phòng Bộ trong việc kiểm soát thủ tục hành chính và tiếp nhận, xử lý, phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 và Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ.
2. Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính chịu sự lãnh đạo, quản lý và chỉ đạo trực tiếp của Chánh Văn phòng Bộ Tài chính; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính.
Theo đó, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính có chức năng giúp Chánh Văn phòng Bộ Tài chính trong việc kiểm soát thủ tục hành chính và tiếp nhận, xử lý, phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính theo quy định tại Nghị định 63/2010/NĐ-CP và Nghị định 20/2008/NĐ-CP.
Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính chịu sự lãnh đạo, quản lý và chỉ đạo trực tiếp của Chánh Văn phòng Bộ Tài chính. Đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính.
Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính (Hình từ Internet)
Để tham mưu, giúp Chánh Văn phòng Bộ Tài chính, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 2188/QĐ-VP năm 2012 quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Tham mưu, giúp Chánh Văn phòng Bộ Tài chính:
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch hàng năm về kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ Tài chính để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt;
b) Kiểm soát quy định thủ tục hành chính theo quy định tại Chương II của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP;
c) Kiểm soát việc thực hiện thủ tục hành chính thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Tài chính theo quy định tại Chương III của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP;
d) Tiếp nhận, nghiên cứu và phân loại các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý của Bộ Tài chính để giao cho các đơn vị liên quan xử lý theo quy định tại Nghị định số 20/2008/NĐ-CP; đôn đốc, kiểm tra và kịp thời báo cáo các biện pháp cần thiết chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong việc xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức;
đ) Nhập dữ liệu thủ tục hành chính, văn bản liên quan đã được công bố vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính pháp lý của thủ tục hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đã được công bố, nhập dữ liệu và đăng tải vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính;
e) Tổ chức thực hiện việc rà soát, đánh giá thủ tục hành chính thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài chính theo quy định tại Chương V của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP;
g) Tham gia ý kiến bằng văn bản về việc xét thi đua, khen thưởng, xử lý vi phạm trong thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính đối với các đơn vị, cá nhân liên quan;
h) Kiểm tra, tổng hợp, xây dựng báo cáo về tình hình và kết quả thực hiện việc kiểm soát thủ tục hành chính và việc tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính theo định kỳ hoặc đột xuất để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại Điều 35 của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP và khoản 1 Điều 22 của Nghị định số 20/2008/NĐ-CP;
i) Thiết lập hệ thống đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính theo chế độ kiêm nhiệm tại các Tổng cục, đơn vị thuộc Bộ; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính theo hướng dẫn của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính - Văn phòng Chính phủ;
k) Đôn đốc các Tổng cục, đơn vị thuộc Bộ thực hiện việc thống kê các thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ; thực hiện các chương trình, dự án, đề án về kiểm soát thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành hoặc cơ quan nhà nước cấp trên ban hành. Đồng thời đôn đốc các đơn vị xử lý những vướng mắc, kiến nghị trong việc thực hiện thủ tục hành chính.
l) Chủ trì, phối hợp với Phòng Báo chí - tuyên truyền để phối hợp với các cơ quan báo chí của ngành Tài chính thực hiện thông tin, tuyên truyền về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính và kết quả tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị về các quy định hành chính của ngành Tài chính;
m) Trong quá trình hoạt động tùy theo yêu cầu, nhiệm vụ được giao, báo cáo Chánh Văn phòng Bộ Tài chính về nhu cầu biên chế của Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính; báo cáo việc huy động cán bộ công chức của các Tổng cục, đơn vị liên quan (nếu cần thiết) để thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính.
...
Như vậy, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính khi tham mưu, giúp Chánh Văn phòng Bộ Tài chính có những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể trên.
Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 2188/QĐ-VP năm 2012 quy định về Cơ cấu tổ chức và biên chế như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Cơ cấu tổ chức:
Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính có Trưởng phòng, không quá 02 Phó trưởng phòng và các chuyên viên:
a) Trưởng phòng Kiểm soát thủ tục hành chính là người đứng đầu Phòng, chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng Bộ, trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Phòng;
b) Phó Trưởng phòng là người giúp Trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
c) Khi Trưởng phòng vắng mặt, báo cáo Chánh Văn phòng Bộ về việc ủy quyền cho một Phó Trưởng phòng điều hành các hoạt động của Phòng;
d) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật và theo quy đinh về phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.
đ) Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý; các chế độ chính sách, khen thưởng và kỷ luật đối với công chức của Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật và của Bộ Tài chính.
2. Biên chế:
Biên chế hành chính của Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính do Chánh Văn phòng Bộ Tài chính quyết định trong tổng số biên chế hành chính được giao của Văn phòng Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính có Trưởng phòng, không quá 02 Phó trưởng phòng và các chuyên viên:
- Trưởng phòng Kiểm soát thủ tục hành chính là người đứng đầu Phòng, chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng Bộ, trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Phòng;
- Phó Trưởng phòng là người giúp Trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
- Khi Trưởng phòng vắng mặt, báo cáo Chánh Văn phòng Bộ về việc ủy quyền cho một Phó Trưởng phòng điều hành các hoạt động của Phòng;
- Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật và theo quy đinh về phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.
- Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý; các chế độ chính sách, khen thưởng và kỷ luật đối với công chức của Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật và của Bộ Tài chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa chỉ Website Cổng thông tin doanh nghiệp là gì? Báo cáo công bố thông tin được duy trì trên Cổng thông tin doanh nghiệp mấy năm?
- Tranh chấp đất đai mà các bên có Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan nào giải quyết?
- Giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở nào? Thời gian giám sát hải quan của hàng hóa nhập khẩu là bao lâu?
- Điểm tiêu chí người nộp thuế đánh giá hài lòng trong giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là gì? Quản lý rủi ro gồm các hoạt động nào?