Phòng kiểm nghiệm có quyền từ chối tiếp nhận các mẫu giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản không?
- Phòng kiểm nghiệm thực hiện phân tích mẫu giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản được quy định như thế nào?
- Phòng kiểm nghiệm có quyền từ chối tiếp nhận các mẫu giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản không?
- Mẫu giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản có cần phải niêm phong và mã hóa không?
- Thời gian thông báo kết quả kiểm nghiệm mẫu giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản được quy định như thế nào?
Phòng kiểm nghiệm thực hiện phân tích mẫu giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản được quy định như thế nào?
Phòng kiểm nghiệm thực hiện phân tích mẫu giám an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản được quy định tại Điều 5 Thông tư 08/2016/TT-BNNPTNT như sau:
Phòng kiểm nghiệm thực hiện phân tích mẫu giám sát ATTP
Phòng kiểm nghiệm thực hiện phân tích mẫu giám sát ATTP là các phòng kiểm nghiệm đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định là phòng kiểm nghiệm chất lượng, an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là Phòng kiểm nghiệm).
Như vậy, theo quy định trên thì phòng kiểm nghiệm thực hiện phân tích mẫu giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản được quy định là các phòng kiểm nghiệm đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định là phòng kiểm nghiệm chất lượng, an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là Phòng kiểm nghiệm).
Phòng kiểm nghiệm có quyền từ chối tiếp nhận các mẫu giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản không? (Hình từ Internet)
Phòng kiểm nghiệm có quyền từ chối tiếp nhận các mẫu giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản không?
Phòng kiểm nghiệm có quyền từ chối tiếp nhận các mẫu giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 08/2016/TT-BNNPTNT về giao nhận mẫu như sau:
Giao nhận mẫu
1. Đại diện Cơ quan giám sát và Phòng kiểm nghiệm: kiểm tra, đối chiếu số lượng, chủng loại mẫu, tình trạng mẫu, chỉ tiêu kiểm nghiệm, thực hiện giao nhận mẫu giám sát và lập biên bản giao nhận mẫu theo nội dung tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Phòng kiểm nghiệm có quyền từ chối tiếp nhận các mẫu có thông tin sai hoặc trong tình trạng bao gói, bảo quản không đúng theo yêu cầu, có khả năng ảnh hưởng đến kết quả phân tích. Đối với trường hợp này, Cơ quan giám sát thực hiện lấy mẫu lại.
Như vậy, theo quy định trên thì phòng kiểm nghiệm được quyền từ chối tiếp nhận các mẫu giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản có thông tin sai hoặc trong tình trạng bao gói, bảo quản không đúng theo yêu cầu, có khả năng ảnh hưởng đến kết quả phân tích.
Mẫu giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản có cần phải niêm phong và mã hóa không?
Mẫu giám an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản có cần phải niêm phong và mã hóa không, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Thông tư 08/2016/TT-BNNPTNT về lấy mẫu giám sát như sau:
Lấy mẫu giám sát
1. Căn cứ vào kế hoạch đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, Cơ quan giám sát tổ chức thực hiện lấy mẫu giám sát.
2. Bảo quản mẫu và chỉ định chỉ tiêu kiểm nghiệm cụ thể cho từng mẫu; khối lượng mẫu kiểm nghiệm phải đảm bảo đủ để kiểm nghiệm lần đầu và kiểm nghiệm khẳng định; Lập biên bản thu mẫu, có chữ ký của người lấy mẫu, đại diện cơ sở được lấy mẫu.
3. Mẫu sau khi lấy phải được niêm phong và có ký hiệu nhận biết (mã hóa). Cơ quan giám sát phải gửi mẫu đến các Phòng kiểm nghiệm để thực hiện kiểm nghiệm kịp thời theo yêu cầu của từng loại mẫu và chỉ tiêu phân tích.
4. Quy trình lấy mẫu, bảo quản, giao nhận mẫu và gửi mẫu đến Phòng kiểm nghiệm của một số sản phẩm nông lâm thủy sản được thực hiện theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì mẫu giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản sau khi lấy cần phải được niêm phong và có ký hiệu nhận biết (mã hóa). Cơ quan giám sát phải gửi mẫu đến các Phòng kiểm nghiệm để thực hiện kiểm nghiệm kịp thời theo yêu cầu của từng loại mẫu và chỉ tiêu phân tích.
Thời gian thông báo kết quả kiểm nghiệm mẫu giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản được quy định như thế nào?
Thời gian thông báo kết quản kiểm nghiệm mẫu giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản được quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư 08/2016/TT-BNNPTNT về kiểm nghiệm, thông báo kết quả giám sát như sau:
Kiểm nghiệm, thông báo kết quả giám sát
1. Việc kiểm nghiệm mẫu giám sát nông lâm thủy sản được thực hiện tại phòng kiểm nghiệm quy định tại Điều 5.
2. Thời gian thông báo kết quả kiểm nghiệm kể từ khi nhận mẫu theo thỏa thuận giữa Phòng kiểm nghiệm và Cơ quan giám sát đã gửi mẫu.
3. Định kỳ hoặc khi có yêu cầu, Cơ quan giám sát tổng hợp báo cáo kết quả giám sát gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trường hợp kết quả không đạt, việc xử lý được thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp và định kỳ công bố trên website của Sở kết quả giám sát tại địa phương.
Như vậy, theo quy định trên thì thời gian thông báo kết quản kiểm nghiệm mẫu giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản kể từ khi nhận mẫu theo thỏa thuận giữa Phòng kiểm nghiệm và Cơ quan giám sát đã gửi mẫu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?
- Cơ quan nhà nước phải cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình khi nào? Công tác quản trị nội bộ trên môi trường điện tử gồm những hoạt động nào?