Phòng khám Phục hồi chức năng có thực hiện điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng hay không?
Phòng khám Phục hồi chức năng được yêu cầu thế nào về cơ cấu tổ chức và nhân lực?
Căn cứ theo Điều 15 Thông tư 46/2013/TT-BYT quy định về cơ cấu tổ chức và nhân lực phòng khám Phục hồi chức năng như sau:
* Về nhân lực:
- Phòng khám Phục hồi chức năng tối thiểu phải có 01 bác sỹ chuyên khoa phục hồi chức năng và 01 Điều dưỡng hoặc 01 kỹ thuật viên phục hồi chức năng.
- Bên cạnh đó phòng khám phục hồi chức năng có thể có các chức danh chuyên môn khác quyết định tại Điều 4 Thông tư 46/2013/TT-BYT phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn, cụ thể là:
+ Y sỹ chuyên khoa phục hồi chức năng
+ Cử nhân kỹ thuật y học
+ Cử nhân ngôn ngữ (âm ngữ) trị liệu
+ Kỹ thuật viên vật lý trị liệu
+ Kỹ thuật viên hoạt động trị liệu
+ Kỹ thuật viên ngôn ngữ (âm ngữ) trị liệu
+ Kỹ thuật viên dụng cụ chỉnh hình
Ngoài ra còn có các chức danh chuyên môn về chấn thương chỉnh hình, y học thể thao, bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa, điều dưỡng và các chức danh chuyên môn khác có kiến thức, kỹ năng về phục hồi chức năng.
* Về cơ cấu tổ chức thì phòng khám phục hồi chức năng tối thiểu phải có bộ phận chức năng sau đây:
- Khám bệnh;
- Vật lý trị liệu.
Tùy theo cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và phạm vi hoạt động chuyên môn, phòng khám Phục hồi chức năng có thể có thêm các bộ phận chuyên môn phù hợp khác.
Phòng khám Phục hồi chức năng có thực hiện điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng hay không? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của phòng khám Phục hồi chức năng là gì? Phòng khám có thực hiện điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng không?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Thông tư 46/2013/TT-BYT (Được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 24/2021/TT-BYT) có nêu:
- Điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng là hình thức điều trị nội trú tại cơ sở phục hồi chức năng theo yêu cầu chuyên môn trong giờ làm việc ban ngày kể cả ngày nghỉ, ngày lễ.
- Giờ làm việc ban ngày là thời gian làm việc ngoài giờ làm việc ban đêm (giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau).
Và tại Điều 14 Thông tư 46/2013/TT-BYT có quy định về nhiệm vụ của phòng khám Phục hồi chức năng như sau:
Nhiệm vụ của phòng khám Phục hồi chức năng
1. Khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa PHCN theo các hình thức nội trú, ngoại trú và PHCN ban ngày.
2. Tư vấn cho người bệnh và gia đình người bệnh về PHCN, tâm lý, giáo dục, hướng nghiệp.
3. Thực hiện việc tuyên truyền phòng ngừa khuyết tật, bệnh tật.
4. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo chuyên môn theo quy định nhiệm vụ khác liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh khi có đủ điều kiện và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Theo đó thì phòng khám Phục hồi chức năng có nhiệm vụ khám chữa bệnh chuyên khoa phục hồi chức năng theo hình thức điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng.
Ai có quyền chỉ định người bệnh điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng?
Căn cứ theo Điều 4a được bổ sung khởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 24/2021/TT-BYT vào Chương I Thông tư 46/2013/TT-BYT quy định:
Điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng
1. Chỉ định điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng:
Việc chỉ định điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng đối với người bệnh thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của bác sĩ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh và phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Tình trạng sức khỏe, bệnh lý của người bệnh phải điều trị nội trú và không cần theo dõi, điều trị liên tục 24/24 giờ tại cơ sở phục hồi chức năng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, mục đích, yêu cầu của điều trị phục hồi chức năng;
b) Tổng thời gian theo dõi, chăm sóc, thực hiện các phương pháp y học, kỹ thuật phục hồi chức năng đối với người bệnh theo yêu cầu chuyên môn tại cơ sở phục hồi chức năng không dưới 04 (bốn) giờ trong một ngày.
2. Người bệnh điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng được chuyển sang điều trị nội trú hoặc chuyển từ điều trị nội trú sang điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng theo chỉ định của bác sỹ.
3. Người bệnh đáp ứng tiêu chí tại khoản 1 Điều này nhưng không cư trú trên cùng địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở cơ sở phục hồi chức năng thì người bệnh có thể được điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng hoặc điều trị nội trú 24/24 giờ.
4. Người bệnh điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng được bác sỹ thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng hằng ngày hoặc theo lịch hẹn của bác sỹ điều trị và được hưởng chế độ điều trị nội trú, theo dõi và chăm sóc trong thời gian điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng. Các lần thăm khám hàng ngày trong thời gian điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng không được tính tiền khám bệnh.
5. Thủ tục, quy trình khám bệnh, chữa bệnh, hồ sơ bệnh án, ứng dụng công nghệ thông tin đối với điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
...
Theo đó khi đáp ứng các tiêu chí theo quy định nêu trên thì bác sĩ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có quyền và trách nhiệm chỉ định người bệnh điều trị ngoại trú ban ngày về phục hồi chức năng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?