Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng của Kiểm toán nhà nước được quyền thay mặt Ban Chỉ đạo quyết định những việc gì?
- Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng của Kiểm toán nhà nước được quyền thay mặt Ban Chỉ đạo quyết định những việc gì?
- Phó trưởng ban thường trực có trách nhiệm giúp Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng của Kiểm toán nhà nước thực hiện công việc gì?
- Phó trưởng ban thường trực phải trực tiếp báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng những nội dung nào?
Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng của Kiểm toán nhà nước được quyền thay mặt Ban Chỉ đạo quyết định những việc gì?
Trách nhiệm và quyền hạn của Phó trưởng ban thường trực được quy định tại Điều 7 Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 19/QÐ-BCÐ năm 2015 như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của Phó trưởng ban thường trực
...
c) Giữ mối liên hệ với các thành viên Ban Chỉ đạo, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong hoạt động phòng, chống tham nhũng; điều phối hoạt động của các thành viên Ban Chỉ đạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công;
d) Chỉ đạo việc phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc chuyển giao hồ sơ hoặc xử lý một số vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp.
2. Thay mặt Ban Chỉ đạo quyết định việc sử dụng bộ máy tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, tổ chức trực thuộc có liên quan để phục vụ nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng khi cần thiết.
3. Giữ mối liên hệ thường xuyên với Trưởng ban, trực tiếp báo cáo Trưởng ban về tình hình, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, hoạt động của Ban Chỉ đạo và đơn vị giúp việc của Ban Chỉ đạo; ký một số văn bản của Ban Chỉ đạo theo sự phân công của Trưởng ban.
4. Làm việc với một số cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền trực thuộc hoặc yêu cầu cung cấp và có trách nhiệm bảo mật thông tin để nắm nội dung, tiến độ, những vướng mắc trong quá trình xử lý một số vụ việc tham nhũng hoặc có dấu hiệu tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp để kịp thời báo cáo Trưởng ban.
...
Như vậy, theo quy định, Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng của Kiểm toán nhà nước được quyền thay mặt Ban Chỉ đạo quyết định việc sử dụng bộ máy tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, tổ chức trực thuộc có liên quan để phục vụ nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng khi cần thiết.
Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng của Kiểm toán nhà nước được quyền thay mặt Ban Chỉ đạo quyết định những việc gì? (Hình từ Internet)
Phó trưởng ban thường trực có trách nhiệm giúp Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng của Kiểm toán nhà nước thực hiện công việc gì?
Trách nhiệm của Phó trưởng ban thường trực được quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 19/QÐ-BCÐ năm 2015 như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của Phó trưởng ban thường trực
1. Giúp Trưởng ban chỉ đạo thực hiện một số công việc sau:
a) Xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo; đề xuất với Ban Chỉ đạo và Trưởng ban điều chỉnh, bổ sung kế hoạch công tác để đáp ứng yêu cầu công tác và tình hình thực tế;
b) Triển khai thực hiện các công việc thường xuyên của Ban Chỉ đạo;
c) Giữ mối liên hệ với các thành viên Ban Chỉ đạo, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong hoạt động phòng, chống tham nhũng; điều phối hoạt động của các thành viên Ban Chỉ đạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công;
d) Chỉ đạo việc phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc chuyển giao hồ sơ hoặc xử lý một số vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp.
2. Thay mặt Ban Chỉ đạo quyết định việc sử dụng bộ máy tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, tổ chức trực thuộc có liên quan để phục vụ nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng khi cần thiết.
...
Như vậy, theo quy định, Phó trưởng ban thường trực có trách nhiệm giúp Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng của Kiểm toán nhà nước thực hiện một số công việc sau:
(1) Xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo;
Đề xuất với Ban Chỉ đạo và Trưởng ban điều chỉnh, bổ sung kế hoạch công tác để đáp ứng yêu cầu công tác và tình hình thực tế;
(2) Triển khai thực hiện các công việc thường xuyên của Ban Chỉ đạo;
(3) Giữ mối liên hệ với các thành viên Ban Chỉ đạo, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong hoạt động phòng, chống tham nhũng;
Điều phối hoạt động của các thành viên Ban Chỉ đạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công;
(4) Chỉ đạo việc phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc chuyển giao hồ sơ hoặc xử lý một số vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp.
Phó trưởng ban thường trực phải trực tiếp báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng những nội dung nào?
Trách nhiệm báo cáo của Phó trưởng ban thường trực được quy định tại khoản 3 Điều 7 Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 19/QÐ-BCÐ năm 2015 như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của Phó trưởng ban thường trực
...
2. Thay mặt Ban Chỉ đạo quyết định việc sử dụng bộ máy tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, tổ chức trực thuộc có liên quan để phục vụ nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng khi cần thiết.
3. Giữ mối liên hệ thường xuyên với Trưởng ban, trực tiếp báo cáo Trưởng ban về tình hình, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, hoạt động của Ban Chỉ đạo và đơn vị giúp việc của Ban Chỉ đạo; ký một số văn bản của Ban Chỉ đạo theo sự phân công của Trưởng ban.
4. Làm việc với một số cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền trực thuộc hoặc yêu cầu cung cấp và có trách nhiệm bảo mật thông tin để nắm nội dung, tiến độ, những vướng mắc trong quá trình xử lý một số vụ việc tham nhũng hoặc có dấu hiệu tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp để kịp thời báo cáo Trưởng ban.
...
Như vậy, theo quy định, Phó trưởng ban thường trực phải trực tiếp báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng về tình hình, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, hoạt động của Ban Chỉ đạo và đơn vị giúp việc của Ban Chỉ đạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?