Phó Trưởng Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được phép sử dụng con dấu của cơ quan nào?
- Phó Trưởng Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được phép sử dụng con dấu của cơ quan nào?
- Phó Trưởng Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có trách nhiệm như thế nào?
- Phó Trưởng Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có thể yêu cầu Ban Chỉ đạo tổ chức họp đột xuất không?
Phó Trưởng Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được phép sử dụng con dấu của cơ quan nào?
Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Hình từ Internet)
Theo khoản 4 Điều 2 Quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 3467/QĐ-BNN-TTr năm 2015 quy định như sau:
Nguyên tắc hoạt động của Ban Chỉ đạo
...
4. Trưởng Ban sử dụng con dấu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Phó Trưởng Ban sử dụng con dấu của Thanh tra Bộ (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo).
...
Theo đó, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được phép sử dụng con dấu của Thanh tra Bộ (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo).
Phó Trưởng Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có trách nhiệm như thế nào?
Theo Điều 5 Quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 3467/QĐ-BNN-TTr năm 2015 quy định Phó Trưởng Ban trực tiếp xử lý và báo cáo Trưởng Ban các công việc có tính chất thường xuyên của Ban Chỉ đạo:
(1) Giúp Trưởng Ban chỉ đạo điều hành hoạt động chung của Ban Chỉ đạo theo kế hoạch, chương trình công tác được Trưởng Ban chỉ đạo, phê duyệt hoặc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
(2) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các các đơn vị thuộc Bộ và các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện:
- Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;
- Triển khai chiến lược, đề án, dự án, kế hoạch, chương trình công tác của Ban Chỉ đạo, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia;
- Hoạt động phối hợp trong phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, bắt giữ, xử lý các vụ việc nghiêm trọng về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, chế độ chính sách có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
(3) Khi được Trưởng Ban ủy quyền, Phó Trưởng Ban thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo;
- Chỉ đạo triển khai các kế hoạch, chương trình công tác đột xuất, ngắn hạn của Ban Chỉ đạo;
- Chỉ đạo việc cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tấn báo chí; chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Chỉ đạo các phòng chức năng thuộc Thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ của Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo; trực tiếp chỉ đạo các cơ quan thanh tra, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành từ Trung ương xuống địa phương trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
(4) Đề xuất, trình Trưởng Ban phê duyệt nhiệm vụ cụ thể của các thành viên Ban Chỉ đạo theo tình hình thực tế.
(5) Yêu cầu các Thành viên Ban Chỉ đạo, Thủ trưởng các cơ quan liên quan báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ hoạt động của Ban Chỉ đạo.
(6) Chỉ đạo hoạt động của Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo; phối hợp với các đơn vị liên quan đảm bảo chế độ, chính sách đối với cán bộ, chuyên viên của Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện công việc trực tiếp của Ban Chỉ đạo và các điều kiện khác đảm bảo hoạt động của cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo.
(7) Ký các văn bản điều hành hoạt động của Ban Chỉ đạo, các báo cáo và các văn bản hướng dẫn, giám sát việc thực hiện kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo.
(8) Thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật của Ban Chỉ đạo và các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban giao.
Phó Trưởng Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có thể yêu cầu Ban Chỉ đạo tổ chức họp đột xuất không?
Theo Điều 10 Quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 3467/QĐ-BNN-TTr năm 2015 quy định như sau:
Chế độ họp
Ban Chỉ đạo tổ chức họp sơ kết 6 tháng, tổng kết năm và họp đột xuất theo yêu cầu của Trưởng Ban hoặc Phó Trưởng Ban và ủy quyền cho cấp phó dự họp thay. Cấp phó dự họp thay có trách nhiệm báo cáo đầy đủ nội dung cuộc họp cho Thành viên Ban Chỉ đạo và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình tại cuộc họp.
Theo đó, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có thể yêu cầu Ban Chỉ đạo tổ chức họp đột xuất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?