Thành viên Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc theo chế độ gì?
- Thành viên Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc theo chế độ gì?
- Thành viên Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có trách nhiệm thực hiện những công việc nào?
- Ai có trách nhiệm báo cáo đầy đủ nội dung cuộc họp cho Thành viên Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả?
Thành viên Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc theo chế độ gì?
Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Hình từ Internet)
Theo khoản 3 Điều 2 Quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 3467/QĐ-BNN-TTr năm 2015 quy định như sau:
Nguyên tắc hoạt động của Ban Chỉ đạo
...
3. Các Thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc lĩnh vực của đơn vị mình quản lý và các nhiệm vụ được Trưởng Ban phân công.
...
Căn cứ trên quy định Thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc lĩnh vực của đơn vị mình quản lý và các nhiệm vụ được Trưởng Ban phân công.
Thành viên Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có trách nhiệm thực hiện những công việc nào?
Theo Điều 6 Quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 3467/QĐ-BNN-TTr năm 2015 quy định như sau:
Trách nhiệm của Thành viên Ban Chỉ đạo
1. Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban về kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ công tác theo sự phân công hoặc ủy quyền của Trưởng Ban.
2. Đề xuất giải pháp để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo; chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc phạm vi lĩnh vực và tổ chức mình quản lý.
3. Giúp Trưởng Ban chỉ đạo các đơn vị thuộc trách nhiệm quản lý trong thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả và các nhiệm vụ khác được Trưởng Ban phân công; theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc chỉ đạo của Trưởng Ban, cử cán bộ làm đầu mối thường trực giúp việc thực hiện nhiệm vụ về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của đơn vị mình, phối hợp Tổ Giúp việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
4. Chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc quyền quản lý tham mưu xây dựng, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chính sách nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực mình phụ trách.
5. Chủ động nắm bắt thông tin về tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực phụ trách. Có trách nhiệm thường xuyên báo cáo theo quy định; khi có vụ việc phức tạp, nghiêm trọng báo cáo về Cơ quan Thường trực để xử lý.
Theo đó, Thành viên Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có trách nhiệm thực hiện những công việc sau đây:
- Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban về kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ công tác theo sự phân công hoặc ủy quyền của Trưởng Ban.
- Đề xuất giải pháp để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo; chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc phạm vi lĩnh vực và tổ chức mình quản lý.
- Giúp Trưởng Ban chỉ đạo các đơn vị thuộc trách nhiệm quản lý trong thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả và các nhiệm vụ khác được Trưởng Ban phân công; theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc chỉ đạo của Trưởng Ban, cử cán bộ làm đầu mối thường trực giúp việc thực hiện nhiệm vụ về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của đơn vị mình, phối hợp Tổ Giúp việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc quyền quản lý tham mưu xây dựng, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chính sách nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực mình phụ trách.
- Chủ động nắm bắt thông tin về tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực phụ trách.
- Có trách nhiệm thường xuyên báo cáo theo quy định; khi có vụ việc phức tạp, nghiêm trọng báo cáo về Cơ quan Thường trực để xử lý.
Ai có trách nhiệm báo cáo đầy đủ nội dung cuộc họp cho Thành viên Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả?
Theo Điều 10 Quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 3467/QĐ-BNN-TTr năm 2015 quy định như sau:
Chế độ họp
Ban Chỉ đạo tổ chức họp sơ kết 6 tháng, tổng kết năm và họp đột xuất theo yêu cầu của Trưởng Ban hoặc Phó Trưởng Ban và ủy quyền cho cấp phó dự họp thay. Cấp phó dự họp thay có trách nhiệm báo cáo đầy đủ nội dung cuộc họp cho Thành viên Ban Chỉ đạo và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình tại cuộc họp.
Theo đó, cấp phó dự họp (Trưởng Ban hoặc Phó Trưởng Ban) thay có trách nhiệm báo cáo đầy đủ nội dung cuộc họp cho Thành viên Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?