Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế do ai có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật?

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế do ai có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật? Trách nhiệm của các Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế được quy định thế nào? - câu hỏi của anh K. (Vũng Tàu).

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế do ai có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật?

Thẩm quyền bổ nhiệm lãnh đạo Tổng cục Thuế được căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Quyết định 41/2018/QĐ-TTg như sau:

Lãnh đạo
1. Tổng cục Thuế có Tổng cục trưởng và không quá 04 Phó Tổng cục trưởng theo quy định.
2. Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp luật.
...

Căn cứ trên quy định Tổng cục Thuế có không quá 04 Phó Tổng cục trưởng và do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của các Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế được quy định thế nào?

Trách nhiệm của các Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế được quy định theo khoản 3 Điều 4 Quyết định 41/2018/QĐ-TTg như sau:

Lãnh đạo
...
3. Tổng cục trưởng là người đứng đầu Tổng cục Thuế, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục Thuế. Các Phó Tổng cục trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

Căn cứ trên quy định các Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế do ai có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật? (Hình từ Internet)

Người được bổ nhiệm làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cần đảm bảo các tiêu chuẩn chung thế nào?

.Người được bổ nhiệm làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cần đảm bảo các tiêu chuẩn chung Điều 3 Quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo cấp Tổng cục và tương đương thuộc Bộ Tài Chính ban hành kèm theo Quyết định 1155/QĐ-BTC năm 2019 như sau:

(1) Tiêu chuẩn chính trị tư tưởng:

- Trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc và nhân dân; kiên định với chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu lý tưởng về độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và đường lối của Đảng.

+ Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên quyết đấu tranh bảo vệ Cương lĩnh của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước.

+ Đặt lợi ích của Đảng, quốc gia - dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích của cá nhân.

+ Chấp hành nghiêm túc sự phân công của tổ chức và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao;

- Phải được cơ quan có thẩm quyền kết luận bảo đảm tiêu chuẩn chính trị để bổ nhiệm theo quy định của Bộ Chính trị, Trung ương quy định một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng.

(2) Tiêu chuẩn về đạo đức, lối sống:

- Có phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, giản dị; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư.

- Không tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi; kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống cơ hội, thực dụng, bè phái, lợi ích nhóm, nói không đi đôi với làm; công bằng, chính trực, trọng dụng người tài.

- Bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, không lạm dụng chức vụ, quyền hạn và để người thân lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình mưu lợi riêng; có tinh thần đoàn kết, giữ gìn đoàn kết nội bộ, xây dựng tập thể vững mạnh, thương yêu đồng chí, đồng nghiệp.

(3) Tiêu chuẩn về ý thức tổ chức kỷ luật:

- Tuân thủ và thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật cao; thực hiện nghiêm túc quy chế của cơ quan, quy tắc ứng xử, quy chế đạo đức nghề nghiệp, hành chính công vụ.

(4) Tiêu chuẩn về trình độ và hiểu biết:

- Có ý thức và khả năng nghiên cứu, hiểu biết về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước; nắm vững các mối quan hệ trong công tác của hệ thống chính trị; có kiến thức về khoa học lãnh đạo, quản lý;

- Được đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ, có kiến thức thực tiễn về ngành, lĩnh vực.

(5) Tiêu chuẩn về năng lực và uy tín:

- Có tư duy đổi mới, có tầm nhìn, định hướng phát triển, phương pháp làm việc khoa học; có năng lực tổng hợp, phân tích và dự báo.

+ Có khả năng phát hiện những vấn đề mới, khó và những hạn chế, bất cập trong thực tiễn; quyết liệt trong việc thực hiện nhiệm vụ, đề xuất giải pháp phù hợp, khả thi, hiệu quả để phát huy, thúc đẩy hoặc tháo gỡ vướng mắc phát sinh, có năng lực thực tiễn, nắm chắc và hiểu biết cơ bản tình hình thực tế để tham mưu cấp có thẩm quyền cụ thể hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở lĩnh vực, địa bàn công tác được phân công.

+ Có năng lực lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược phát triển ngành, tổ chức có hiệu quả các hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ quản lý nhà nước; xây dựng chiến lược, cơ chế chính sách về ngành, lĩnh vực được giao; tổ chức thực hiện tốt các nguyên tắc quy chế dân chủ ở cơ quan, quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp của công chức làm việc trong các cơ quan hành chính trực thuộc Bộ Tài chính; năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm;

- Có năng lực đoàn kết, quy tụ và phát huy sức mạnh tập thể, cá nhân, được cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tin tưởng, tín nhiệm; tổ chức phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ được giao;

- Được đánh giá, xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong 03 năm gần nhất tính đến thời điểm xem xét bổ nhiệm.

(6) Tiêu chuẩn về sức khỏe, độ tuổi:

Có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ được giao, bảo đảm tuổi bổ nhiệm ít nhất đủ 01 nhiệm kỳ (05 năm) theo quy định. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

(7) Tiêu chuẩn về quy hoạch:

Công chức được bổ nhiệm lần đầu phải được quy hoạch chức danh lãnh đạo cấp Tổng cục hoặc tương đương với chức danh lãnh đạo cấp Tổng cục dự kiến được bổ nhiệm.

Tổng cục Thuế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phiếu đăng ký dự tuyển công chức thuế 2023? Hướng dẫn đăng ký dự tuyển công chức Tổng cục Thuế 2023?
Pháp luật
Tổng cục Thuế có bao nhiêu Phó Tổng cục trưởng? Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Pháp luật
Website Tổng cục Thuế là trang nào? Tổng hợp các trang thuế của Tổng cục Thuế mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Người được bổ nhiệm làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế được nhận phụ cấp chức vụ hàng tháng bao nhiêu?
Pháp luật
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế tiếp công dân định kỳ vào ngày mấy hàng tháng tại trụ sở cơ quan Tổng cục?
Pháp luật
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế do ai có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Người được bổ nhiệm làm Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo bao nhiêu?
Pháp luật
Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế là chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc cơ quan nào theo quy định mới nhất?
Pháp luật
Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm? Trách nhiệm của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế?
Pháp luật
Người được bổ nhiệm làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có bắt buộc tốt nghiệp đại học hệ chính quy?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tổng cục Thuế
349 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tổng cục Thuế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: