Nhà ở của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ gặp hoả hoạn thì có được hưởng trợ cấp khó khăn đột xuất và mức hưởng là bao nhiêu?

Gia đình của hạ sĩ quan đang phục vụ tại ngũ trong quân đội bị cháy nhà và bị thiệt hại nặng nề thì sẽ thuộc diện được hưởng chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất đúng không? Mức hưởng chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất là bao nhiêu?

Nhà ở của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ gặp hoả hoạn thì có được hưởng trợ cấp khó khăn đột xuất và mức hưởng là bao nhiêu?

Nhà ở của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ gặp hoả hoạn thì có được hưởng trợ cấp khó khăn đột xuất và mức hưởng là bao nhiêu?

Nhà ở của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ gặp hoả hoạn thì có được hưởng trợ cấp khó khăn đột xuất và mức hưởng là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 27/2016/NĐ-CP được trợ cấp khó khăn đột xuất trong các trường hợp sau đây:

Chế độ, chính sách đối với thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ
1. Thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này được trợ cấp khó khăn đột xuất trong các trường hợp sau đây:
a) Khi nhà ở của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ gặp tai nạn, hoả hoạn, thiên tai dẫn đến bị sập nhà, trôi nhà, cháy nhà hoặc phải di dời chỗ ở hoặc tài sản bị hư hỏng, thiệt hại nặng về kinh tế thì được trợ cấp mức 3.000.000 đồng/suất/lần;
b) Thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ ốm đau từ 01 tháng trở lên hoặc điều trị 01 lần tại bệnh viện từ 07 ngày trở lên thì được trợ cấp mức 500.000 đồng/thân nhân/lần;
c) Chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất quy định tại Điểm a Khoản này được thực hiện không quá 02 lần/năm đối với một hạ sĩ quan, binh sĩ; chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất quy định tại Điểm b Khoản này được thực hiện không quá 02 lần/năm đối với mỗi thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ;
d) Thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ hy sinh, từ trần hoặc mất tích thì được trợ cấp mức 2.000.000 đồng/người.

Theo đó, khi nhà ở của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ gặp tai nạn, hoả hoạn, thiên tai dẫn đến bị sập nhà, trôi nhà, cháy nhà thì sẽ được hưởng trợ cấp khó khăn đột xuất.

Như vậy, con chị đang là hạ sĩ quan tại ngũ thì gia đình sẽ được hưởng trợ cấp mức 3.000.000 đồng/suất/lần.

Thủ tục hưởng chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất đối với hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ?

Hồ sơ, trình tự, trách nhiệm và nguyên tắc giải quyết chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất được hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư 95/2016/TT-BQP, cụ thể như sau:

Hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất đối với hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ

Hạ sĩ quan chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

- Bản khai đề nghị trợ cấp khó khăn đột xuất (Mẫu số 01 Thông tư 95/2016/TT-BQP) có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) nơi thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ cư trú.

Tải về

- Trường hợp nếu thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ có các loại giấy tờ như:

+ Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về mức độ thiệt hại vật chất khi bị sập nhà, trôi nhà, cháy nhà hoặc phải di dời chỗ ở hoặc thân nhân ốm đau dài ngày từ một tháng trở lên;

+ Giấy ra viện của cơ sở y tế nơi thân nhân điều trị;

+ Giấy báo tử của thân nhân hy sinh;

+ Giấy chứng tử của thân nhân từ trần hoặc mất tích hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã gửi cho hạ sĩ quan, binh sĩ

Thì bản khai đề nghị trợ cấp khó khăn đột xuất kèm theo các loại giấy đó, không phải xin xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã như quy định.

Thủ tục hưởng chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất đối với hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc trường hợp được hưởng chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất chuẩn bị bộ hồ sơ theo hướng dẫn trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hạ sĩ quan, binh sĩ”

- Nộp bản khai và các loại giấy tờ theo quy định cho cấp đại đội, tiểu đoàn hoặc tương đương.

- Trường hợp bản khai chưa có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc chưa có các loại giấy tờ kèm theo thì nộp bản khai cho cấp đại đội, tiểu đoàn hoặc tương đương để các cấp xét duyệt, giải quyết trợ cấp, sau đó hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn không quá 30 ngày (kể từ ngày được giải quyết trợ cấp) nộp cho cơ quan tài chính thanh quyết toán theo quy định;

Hết thời hạn trên nếu hạ sĩ quan, binh sĩ không hoàn thiện đủ hồ sơ thì phải hoàn trả lại số tiền trợ cấp đã nhận.

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ

- Đơn vị quản lý hạ sĩ quan, binh sĩ:

+ Cấp đại đội, tiểu đoàn hoặc tương đương: Tiếp nhận bản khai và các loại giấy tờ do hạ sĩ quan, binh sĩ nộp; tổng hợp, kiểm tra và đề nghị cấp trên trực tiếp trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc; nhận và chi trả chế độ trợ cấp khó khăn cho hạ sĩ quan, binh sĩ khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.

+ Cấp trung đoàn hoặc tương đương: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của đơn vị cấp dưới, hoàn thành việc xem xét, quyết định trợ cấp khó khăn đột xuất cho hạ sĩ quan, binh sĩ.

- Cơ quan Chính trị (Chính sách) các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức phổ biến, quán triệt, hướng dẫn cho hạ sĩ quan, binh sĩ về chế độ, trình tự thực hiện; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện; hằng năm lập dự toán kinh phí bảo đảm chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất vào dự toán kinh phí của cơ quan, đơn vị, gửi Bộ Quốc phòng (qua Cục Tài chính và Cục Chính sách); xác nhận, quản lý, thanh quyết toán theo quy định.

Đồng thời, việc giải quyết chế độ khó khăn đột xuất được thực hiện theo nguyên tắc sau:

Nguyên tắc giải quyết chế độ khó khăn đột xuất: Khi nhà ở của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ gặp tai nạn, hỏa hoạn, thiên tai bị sập nhà, trôi nhà, cháy nhà hoặc phải di dời chỗ ở hoặc tài sản bị hư hỏng, thiệt hại nặng về kinh tế thì được trợ cấp không quá 02 lần/năm đối với mỗi hạ sĩ quan, binh sĩ; khi thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ ốm đau từ một tháng trở lên hoặc điều trị một lần tại bệnh viện theo quy định được trợ cấp không quá 02 lần trong một năm đối với mỗi thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ.

Ví dụ 1: Đồng chí Hạ sĩ Nguyễn Văn An, năm 2016 có con bị ốm phải điều trị tại bệnh viện. Cụ thể như sau: Lần 1 từ ngày 02 đến ngày 12 tháng 8; lần 2 từ ngày 05 đến ngày 15 tháng 10; theo quy định, con đồng chí An được trợ cấp 02 lần, mỗi lần bằng 500.000 đồng.

Ví dụ 2: Cũng đối tượng nêu ở ví dụ 1, năm 2016 mẹ đồng chí An bị ốm phải điều trị tại bệnh viện. Cụ thể như sau: Lần 1 từ ngày 02 đến ngày 10 tháng 9; lần 2 từ ngày 05 đến ngày 15 tháng 12; theo quy định, mẹ đồng chí An được trợ cấp 02 lần, mỗi lần bằng 500.000 đồng.

Ví dụ 3: Cũng đối tượng nêu ở ví dụ 1, năm 2016 gia đình đồng chí An có nhà ở bị sập do lũ quét. Theo quy định, gia đình đồng chí An được trợ cấp mức 3.000.000 đồng.

Hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ sẽ được hưởng các chế độ gì?

Theo Điều 7 Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định chế độ trợ cấp xuất ngũ một lần, trợ cấp tạo việc làm, cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ như sau:

- Ngoài chế độ bảo hiểm xã hội một lần được hưởng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được trợ cấp xuất ngũ một lần, cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ.

Trường hợp có tháng lẻ được tính như sau: Dưới 01 tháng không được hưởng trợ cấp xuất ngũ; từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng được hưởng trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương cơ sở; từ trên 06 tháng trở lên đến 12 tháng được hưởng trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở.

- Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ thời hạn đủ 30 tháng, khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng; trường hợp nếu xuất ngũ trước thời hạn 30 tháng thì thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.

- Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự khi xuất ngũ được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ.

- Hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được đơn vị trực tiếp quản lý tổ chức buổi gặp mặt chia tay trước khi xuất ngũ, mức chi 50.000 đồng/người; được đơn vị tiễn và đưa về địa phương nơi cư trú theo quy định hoặc cấp tiền tàu, xe (loại phổ thông) và phụ cấp đi đường từ đơn vị về nơi cư trú.

Như vậy, hạ sĩ quan, binh sĩ không chỉ nhận được các chế độ, trợ cấp khi tại ngũ mà khi xuất ngũ cũng sẽ được các chế độ theo quy định trên.

Trợ cấp khó khăn đột xuất
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trường hợp nào được hưởng trợ cấp khó khăn đột xuất đối với người phục vụ tại ngũ?
Pháp luật
Nhà ở của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ gặp hoả hoạn thì có được hưởng trợ cấp khó khăn đột xuất và mức hưởng là bao nhiêu?
Pháp luật
Sĩ quan quân đội để được hưởng trợ cấp khó khăn đột xuất khi đang điều trị bệnh cần đáp ứng điều kiện nào?
Pháp luật
Chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất có được áp dụng đối với công chức nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng hay không? Để hưởng trợ cấp khó khăn đột xuất thì cần chuẩn bị các giấy tờ nào?
Pháp luật
Gia đình Quân nhân chuyên nghiệp gặp hỏa hoạn dẫn đến cháy nhà thì được hưởng trợ cấp khó khăn đột xuất là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trợ cấp khó khăn đột xuất
435 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trợ cấp khó khăn đột xuất

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trợ cấp khó khăn đột xuất

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào