Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính quốc gia có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính quốc gia là ai?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Quy chế làm việc của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 1084/QĐ-TTg năm 2016, có quy định về cơ cấu thành viên Hội đồng như sau:
Cơ cấu thành viên Hội đồng gồm:
1. Chủ tịch Hội đồng: Phó Thủ tướng Chính phủ.
2. Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo cấp bộ một số bộ, ngành liên quan tham gia Hội đồng.
3. Các Ủy viên là lãnh đạo cấp bộ của một số bộ, ngành liên quan và một số chuyên gia am hiểu sâu về lĩnh vực tài chính, tiền tệ.
4. Tổ Thư ký giúp việc Hội đồng, gồm:
- Tổ trưởng là lãnh đạo Văn phòng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Các tổ phó và tổ viên gồm cán bộ của một số bộ, ngành liên quan tham gia Hội đồng.
5. Các thành viên Hội đồng và Tổ Thư ký giúp việc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Nhân sự cụ thể do Thường trực Hội đồng đề xuất, Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Như vậy, theo quy định trên thì Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính quốc gia là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính quốc gia (Hình từ Internet)
Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính quốc gia có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Quy chế làm việc của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 1084/QĐ-TTg năm 2016, có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch, Phó Chủ tịch thường trực và Phó Chủ tịch Hội đồng như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch, Phó Chủ tịch thường trực và Phó Chủ tịch Hội đồng:
1. Chủ tịch Hội đồng quyết định tổ chức và chủ tọa các cuộc họp của Hội đồng để thảo luận và tổng hợp kết luận các vấn đề để tư vấn cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tham khảo ý kiến của chuyên gia, doanh nhân, nhà khoa học... trong và ngoài nước để tập hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc đưa ra Hội đồng xem xét, cho ý kiến.
2. Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng thay mặt Chủ tịch Hội đồng khi được ủy quyền để tổ chức và chủ tọa các cuộc họp Hội đồng; ký các văn bản về tổ chức hoạt động của Hội đồng; các báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kết luận các cuộc họp; thường trực Hội đồng, chỉ đạo trực tiếp và phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên Tổ Thư ký giúp việc Hội đồng.
3. Phó Chủ tịch Hội đồng thực hiện nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng giao.
Như vậy, theo quy định trên thì Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính quốc gia có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng thay mặt Chủ tịch Hội đồng khi được ủy quyền để tổ chức và chủ tọa các cuộc họp Hội đồng; ký các văn bản về tổ chức hoạt động của Hội đồng; các báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kết luận các cuộc họp; thường trực Hội đồng, chỉ đạo trực tiếp và phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên Tổ Thư ký giúp việc Hội đồng.
Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính quốc gia có quyền hạn và nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Quy chế làm việc của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 1084/QĐ-TTg năm 2016, có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Hội đồng như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Hội đồng
1. Tham dự đầy đủ các cuộc họp Hội đồng cũng như các hoạt động khác của Hội đồng và chuẩn bị ý kiến về các vấn đề nêu trong chương trình nghị sự của cuộc họp. Những thành viên vắng mặt cuộc họp phải có báo cáo Chủ tịch Hội đồng thông qua Tổ Thư ký giúp việc Hội đồng và có trách nhiệm đóng góp ý kiến bằng văn bản gửi cho Tổ Thư ký giúp việc Hội đồng để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Hội đồng.
2. Có quyền tranh luận thẳng thắn, trên tinh thần xây dựng và có quyền bảo lưu ý kiến của mình. Ý kiến của thành viên Hội đồng tại cuộc họp được ghi chép, tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ cùng với kết luận của Chủ tịch Hội đồng.
3. Được cung cấp thông tin và các tài liệu liên quan đến chính sách tài chính, tiền tệ để nghiên cứu, đóng góp ý kiến, chịu trách nhiệm bảo mật về các thông tin, tài liệu được cung cấp theo quy định của pháp luật và ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định trên thì thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính quốc gia có quyền hạn và nhiệm vụ như sau:
- Tham dự đầy đủ các cuộc họp Hội đồng cũng như các hoạt động khác của Hội đồng và chuẩn bị ý kiến về các vấn đề nêu trong chương trình nghị sự của cuộc họp. Những thành viên vắng mặt cuộc họp phải có báo cáo Chủ tịch Hội đồng thông qua Tổ Thư ký giúp việc Hội đồng và có trách nhiệm đóng góp ý kiến bằng văn bản gửi cho Tổ Thư ký giúp việc Hội đồng để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Hội đồng.
- Có quyền tranh luận thẳng thắn, trên tinh thần xây dựng và có quyền bảo lưu ý kiến của mình. Ý kiến của thành viên Hội đồng tại cuộc họp được ghi chép, tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ cùng với kết luận của Chủ tịch Hội đồng.
- Được cung cấp thông tin và các tài liệu liên quan đến chính sách tài chính, tiền tệ để nghiên cứu, đóng góp ý kiến, chịu trách nhiệm bảo mật về các thông tin, tài liệu được cung cấp theo quy định của pháp luật và ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132?
- Chở người không có nhiệm vụ trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ bị xử phạt bao nhiêu?
- Hóa đơn giá trị gia tăng dành cho các đối tượng nào? Không lập hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng có phải là hành vi trốn thuế?
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?