Phó Chủ tịch công đoàn có thẩm quyền quyết định quy hoạch cán bộ hay không? Những công việc gì được thực hiện công khai trong công tác quy hoạch cán bộ?
Công tác quy hoạch cán bộ đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Công tác quy hoạch cán bộ (Hình từ Internet)
Về nguyên tắc thực hiện quy hoạch cán bộ, căn cứ tại Điều 2 Hướng dẫn thực hiện công tác quy hoạch cán bộ đối với đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 1730/QĐ-BYT năm 2015 có quy định như sau:
Nguyên tắc thực hiện quy hoạch
1. Công chức, viên chức đưa vào quy hoạch phải đạt tiêu chuẩn chung và cơ bản đáp ứng đủ tiêu chuẩn của từng chức danh lãnh đạo, quản lý theo quy định.
2. Phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị.
3. Phải đánh giá công chức, viên chức về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ, năng lực thực tiễn, kết quả hoàn thành nhiệm vụ hàng năm và chiều hướng, triển vọng phát triển trước khi đưa vào quy hoạch.
4. Công tác quy hoạch được thực hiện theo nguyên tắc quy hoạch “động” và quy hoạch “mở”:
- Quy hoạch “mở” là một chức danh cần quy hoạch một số người và một người có thể quy hoạch vào một số chức danh; giới thiệu cán bộ vào quy hoạch không khép kín trong từng đơn vị, không chỉ đưa vào quy hoạch những cán bộ tại chỗ mà cần xem xét, đưa vào quy hoạch cả các đồng chí có đủ tiêu chuẩn, điều kiện và triển vọng đảm nhiệm chức danh quy hoạch ở đơn vị khác.
- Quy hoạch “động” là quy hoạch được định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh theo sát sự phát triển của cán bộ; kịp thời đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện, không có triển vọng phát triển hoặc uy tín thấp qua lấy phiếu tín nhiệm hằng năm; bổ sung vào quy hoạch những cán bộ có triển vọng phát triển.
Theo đó, trong công tác quy hoạch cán bộ đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế được thực hiện theo nguyên tắc quy hoạch “động” và quy hoạch “mở”:
- Quy hoạch động: là quy hoạch được định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh theo sát sự phát triển của cán bộ; kịp thời đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện, không có triển vọng phát triển hoặc uy tín thấp qua lấy phiếu tín nhiệm hằng năm; bổ sung vào quy hoạch những cán bộ có triển vọng phát triển.
- Quy hoạch mở: là một chức danh cần quy hoạch một số người và một người có thể quy hoạch vào một số chức danh; giới thiệu cán bộ vào quy hoạch không khép kín trong từng đơn vị, không chỉ đưa vào quy hoạch những cán bộ tại chỗ mà cần xem xét, đưa vào quy hoạch cả các đồng chí có đủ tiêu chuẩn, điều kiện và triển vọng đảm nhiệm chức danh quy hoạch ở đơn vị khác.
Phó Chủ tịch công đoàn có thẩm quyền quyết định quy hoạch cán bộ hay không?
Theo khoản 4 Điều 8 Hướng dẫn thực hiện công tác quy hoạch cán bộ đối với đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 1730/QĐ-BYT năm 2015 quy định về cấp có thẩm quyền quyết định quy hoạch cán bộ như sau:
Cấp có thẩm quyền quyết định quy hoạch cán bộ
1. Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế có thẩm quyền quyết định quy hoạch đối với cấp trưởng, cấp phó các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ.
2. Lãnh đạo cấp trưởng, cấp phó và cấp ủy Đảng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ có thẩm quyền quyết định quy hoạch đối với cấp trưởng, cấp phó các khoa, phòng, trung tâm và tổ chức tương đương trực thuộc đơn vị.
3. Lãnh đạo cấp trưởng, cấp phó và cấp ủy Đảng các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ có thẩm quyền quyết định quy hoạch đối với cấp trưởng, cấp phó các phòng, trung tâm và tổ chức tương đương trực thuộc đơn vị (cấp Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương; cấp trưởng, cấp phó các phòng và tổ chức tương đương đối với các đơn vị có phòng thuộc Tổng cục).
4. Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, các thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công đoàn có thẩm quyền quyết định quy hoạch đối với cấp trưởng, cấp phó các khoa, phòng, trung tâm và tổ chức tương đương trực thuộc đơn vị.
Cấp có thẩm quyền quyết định quy hoạch nêu trên gọi chung là tập thể lãnh đạo.
Đối chiếu với quy định trên chỉ thấy quy định Chủ tịch công đoàn có thẩm quyền quyết định quy hoạch đối với cấp trưởng, cấp phó các khoa, phòng, trung tâm và tổ chức tương đương trực thuộc đơn vị.
Như vậy, Phó Chủ tịch công đoàn không có thẩm quyền quyết định quy hoạch cán bộ.
Những công việc gì sẽ được thực hiện công khai trong công tác quy hoạch cán bộ?
Tại Điều 7 Hướng dẫn thực hiện công tác quy hoạch cán bộ đối với đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 1730/QĐ-BYT năm 2015 quy định thì:
Thực hiện công khai trong công tác quy hoạch cán bộ
1. Các tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh cán bộ được công khai để cán bộ, đảng viên tham gia bỏ phiếu giới thiệu quy hoạch ở đơn vị được biết.
2. Danh sách cán bộ đưa vào quy hoạch và đưa ra khỏi quy hoạch được công khai trong cấp ủy - lãnh đạo đơn vị, đồng thời thông báo cho cá nhân cán bộ biết.
3. Danh sách cán bộ được cấp trên phê duyệt quy hoạch các chức danh do cấp trên quản lý được gửi cho cấp dưới để thông báo trong cấp ủy - lãnh đạo đơn vị và cá nhân cán bộ đó biết.
Trên đây quy định 03 công việc chính trong việc thực hiện công khai quy hoạch cán bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?