Phiếu lấy ý kiến giới thiệu của đại hội đối với những người ứng cử, được đề cử? Mẫu Phiếu lấy ý kiến giới thiệu của đại hội theo Hướng dẫn 04?
- Phiếu lấy ý kiến giới thiệu của đại hội đối với những người ứng cử, được đề cử? Mẫu Phiếu lấy ý kiến giới thiệu của đại hội theo Hướng dẫn 04?
- Sử dụng Phiếu lấy ý kiến giới thiệu của đại hội đối với những người ứng cử, được đề cử khi nào?
- Quy chế bầu cử trong Đảng: Nguyên tắc bầu cử và Hình thức bầu cử?
Phiếu lấy ý kiến giới thiệu của đại hội đối với những người ứng cử, được đề cử? Mẫu Phiếu lấy ý kiến giới thiệu của đại hội theo Hướng dẫn 04?
Phiếu lấy ý kiến giới thiệu của đại hội đối với những người ứng cử, được đề cử lần lượt là Mẫu số 4A, Mẫu số 4B ban hành kèm theo Hướng dẫn 04-HD/TW năm 2024, cụ thể:
(1) Mẫu số 4A Phiếu lấy ý kiến giới thiệu về những người ứng cử tại đại hội ban hành kèm theo Hướng dẫn 04-HD/TW năm 2024
Tải về Mẫu số 4A Phiếu lấy ý kiến giới thiệu về những người ứng cử tại đại hội
Lưu ý:
- Danh sách lấy ý kiến giới thiệu gồm cả người ứng cử trước khi diễn ra đại hội (hội nghị).
- Những người ứng cử thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 11 Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024 thì ghi rõ vào phần Ghi chú.
- Đối với mỗi người trong danh sách lấy ý kiến giới thiệu, đại biểu đại hội (hội nghị) chỉ đánh dấu X vào ô đồng ý hoặc không đồng ý.
- Không ký tên hoặc ghi thêm những nội dung khác.
(2) Mẫu số 4B Phiếu lấy ý kiến giới thiệu về những người được đề cử tại đại hội ban hành kèm theo Hướng dẫn 04-HD/TW năm 2024
Tải về Mẫu số 4B Phiếu lấy ý kiến giới thiệu về những người được đề cử tại đại hội
Lưu ý:
- Những người được đề cử thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 11 Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024 thì ghi rõ vào phần Ghi chú.
- Đối với mỗi người trong danh sách lấy ý kiến giới thiệu, đại biểu đại hội (hội nghị) chỉ đánh dấu X vào ô đồng ý hoặc không đồng ý.
- Không ký tên hoặc ghi thêm những nội dung khác.
Phiếu lấy ý kiến giới thiệu của đại hội đối với những người ứng cử, được đề cử? Mẫu Phiếu lấy ý kiến giới thiệu của đại hội theo Hướng dẫn 04? (Hình từ Internet)
Sử dụng Phiếu lấy ý kiến giới thiệu của đại hội đối với những người ứng cử, được đề cử khi nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 14 Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024 quy định về số dư và danh sách bầu cử như sau:
Quy định về số dư và danh sách bầu cử
...
3. Đại hội (hội nghị) thảo luận và biểu quyết lập danh sách như sau:
- Người ứng cử, người được đề cử mà không được cấp ủy triệu tập đại hội đề cử phải bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định và phải được từ trên 30% tổng số đại biểu (đảng viên) dự đại hội (hội nghị) đồng ý giới thiệu mới được đưa vào danh sách để đại hội (hội nghị) xem xét, quyết định.
- Trường hợp danh sách gồm nhân sự do cấp ủy triệu tập đại hội đề cử, do đại biểu đại hội (hội nghị) đề cử và người ứng cử chưa đủ số dư 30% so với số lượng cần bần thì đại hội (hội nghị) quyết định.
- Trường hợp danh sách gồm nhân sự do cấp ủy triệu tập đề cử, do đại biểu đại hội (hội nghị) đề cử và người ứng cử nhiều hơn 30% so với số lượng cần bầu thì xin ý kiến đại hội (hội nghị) về những người được đại biểu đại hội (hội nghị) đề cử và người ứng cử. Căn cứ kết quả xin ý kiến, lựa chọn theo số phiếu đồng ý từ cao đến thấp để lập danh sách bầu cử có số dư tối đa không quá 30% so với số lượng cần bầu.
Trường hợp nhân sự đề cử, ứng cử nhiều hơn 30% số lượng cần bầu do cuối danh sách có nhiều người có số phiếu bằng nhau thì đại hội (hội nghị) xem xét, quyết định lựa chọn theo thứ tự ưu tiên cơ cấu, tuổi đảng (trường hợp có tuổi đảng bằng nhau thì đều được đưa vào danh sách bầu cử).
Đồng thời, khoản 3 Điều 14 Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024 được hướng dẫn tại tiểu mục 6.1 Mục 6 Hướng dẫn 04-HD/TW năm 2024, cụ thể:
6.1. Về các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 14
a) Người ứng cử, người được đề cử mà không được cấp ủy triệu tập đại hội đề cử phải bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định và phải được từ trên 30% tổng số đại biểu (đảng viên) dự đại hội (hội nghị) đồng ý giới thiệu mới được đưa vào danh sách để đại hội (hội nghị) xem xét, quyết định. Việc này được thực hiện như sau:
Đối với người ứng cử, người được đề cử: Đoàn chủ tịch (chủ tịch) đại hội (hội nghị) tổ chức lấy phiếu xin ý kiến đại biểu (đảng viên) dự đại hội (hội nghị) (theo Mẫu 4A đối với người ứng cử, Mẫu 4B đối với người được đề cử), trường hợp được từ trên 30% tổng số đại biểu (đảng viên) dự đại hội (hội nghị) đồng ý giới thiệu mới được đưa vào danh sách để đại hội (hội nghị) xem xét, quyết định.
...
Theo đó, Sử dụng Phiếu lấy ý kiến giới thiệu của đại hội đối với những người ứng cử, được đề cử trong trường hợp:
Người ứng cử, người được đề cử mà không được cấp ủy triệu tập đại hội đề cử phải bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định và phải được từ trên 30% tổng số đại biểu (đảng viên) dự đại hội (hội nghị) đồng ý giới thiệu mới được đưa vào danh sách để đại hội (hội nghị) xem xét, quyết định.
Cụ thể:
Đối với người ứng cử, người được đề cử:
- Đoàn chủ tịch (chủ tịch) đại hội (hội nghị) tổ chức lấy phiếu xin ý kiến đại biểu (đảng viên) dự đại hội (hội nghị)
+ Mẫu 4A ban hành kèm theo Hướng dẫn 04-HD/TW năm 2024 đối với người ứng cử
+ Mẫu 4B ban hành kèm theo Hướng dẫn 04-HD/TW năm 2024 đối với người được đề cử
Trường hợp được từ trên 30% tổng số đại biểu (đảng viên) dự đại hội (hội nghị) đồng ý giới thiệu mới được đưa vào danh sách để đại hội (hội nghị) xem xét, quyết định.
Xem thêm: Mẫu Biên bản bầu cử cấp ủy Chi bộ? Cách lập Mẫu Biên bản bầu cử cấp ủy Chi bộ nhiệm kỳ mới chi tiết?
Quy chế bầu cử trong Đảng: Nguyên tắc bầu cử và Hình thức bầu cử?
A. Nguyên tắc bầu cử
Căn cứ tại Điều 2 Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024 thì nguyên tắc bầu cử trong Đảng như sau:
Việc bầu cử trong Đảng thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ; bình đẳng, trực tiếp, đa số quá bán.
Kết quả bầu cử từ chi bộ đến đảng bộ trực thuộc Trung ương phải được chuẩn y của cấp ủy có thẩm quyền theo quy định.
B. Hình thức bầu cử
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024 thì Hình thức bầu cử trong Đảng như sau:
(1) Bỏ phiếu kín thực hiện trong các trường hợp:
- Bầu ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp ủy); bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
- Bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư cấp ủy.
- Bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư.
- Bầu ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.
- Bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
- Lấy phiếu xin ý kiến về các ứng cử viên để đưa vào danh sách bầu cử.
- Giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ.
(2) Biểu quyết giơ tay (sử dụng thẻ đảng viên để biểu quyết) thực hiện trong các trường hợp:
- Bầu các cơ quan điều hành, giúp việc đại hội, hội nghị (đoàn chủ tịch đại hội, đoàn thư ký, thư ký đại hội, chủ tịch hội nghị, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu).
- Thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nên làm gì trong ngày vía Thần tài để thu hút tài lộc? Top 3 khung giờ vàng cúng lễ ngày vía Thần tài mùng 10 tháng giêng?
- Phiếu lấy ý kiến giới thiệu của đại hội đối với những người ứng cử, được đề cử? Mẫu Phiếu lấy ý kiến giới thiệu của đại hội theo Hướng dẫn 04?
- 7 Bảng lương cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang 2025? Năm 2025 có chính sách tăng lương đối với CBCCVC và LLVT không?
- Vì sao cúng cả năm không bằng rằm tháng giêng? Tổng hợp những lời chúc ngày rằm hay và ý nghĩa nhất?
- Nghị định 168 2024 ban hành ngày nào? Có áp dụng Nghị định 168 với cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm?