Phép thử động khi thiết bị hấp thụ năng lượng của hệ thống chống rơi ngã cá nhân được coi như một bộ phận được thực hiện như thế nào?
- Làm thế nào để xác định được thiết bị hấp thụ năng lượng của hệ thống chống rơi ngã cá nhân hoạt động có hiệu quả?
- Phép thử động khi thiết bị hấp thụ năng lượng được coi như một bộ phận được thực hiện như thế nào?
- Nhãn trên thiết bị hấp thụ năng lượng của hệ thống chống rơi ngã cá nhân phải được ghi như thế nào?
Làm thế nào để xác định được thiết bị hấp thụ năng lượng của hệ thống chống rơi ngã cá nhân hoạt động có hiệu quả?
Việc sử dụng có hiệu quả thiết bị hấp thụ năng lượng của hệ thống chống rơi ngã cá nhân được quy định tại tiết 3.1.8 tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7802-2:2007 (ISO 10333 - 2 : 2000) về Hệ thống chống rơi ngã cá nhân - Phần 2: Dây treo và thiết bị hấp thụ năng lượng như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng những thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Dây treo và thiết bị hấp thụ năng lượng (Lanyards and energy absorbers)
...
3.1.8. Sử dụng có hiệu quả (deployment)
Khi thiết bị hấp thụ năng lượng bắt đầu và liên tục kéo dài đến độ giãn cố định để tiêu tán năng lượng tác dụng lên nó, khi đó nó đã được sử dụng có hiệu quả.
CHÚ THÍCH: Trong trường hợp rách vải làm đai/rách đường khâu, vết xé tạo ra một độ giãn cố định; trường hợp do ma sát, kéo lê dây cáp hoặc vải làm đai qua thiết bị ma sát tạo ra một độ giãn cố định.
....
Theo đó, thiết bị hấp thụ năng lượng của hệ thống chống rơi ngã cá nhân hoạt động sẽ được xác định là sử dụng có hiệu quả khi thiết bị hấp thụ năng lượng bắt đầu và liên tục kéo dài đến độ giãn cố định để tiêu tán năng lượng tác dụng lên nó.
Phép thử động khi thiết bị hấp thụ năng lượng của hệ thống chống rơi ngã cá nhân được coi như một bộ phận được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Phép thử động khi thiết bị hấp thụ năng lượng được coi như một bộ phận được thực hiện như thế nào?
Tại tiết 5.3.3 tiểu mục 5.3 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7802-2:2007 (ISO 10333 - 2 : 2000) về Hệ thống chống rơi ngã cá nhân - Phần 2: Dây treo và thiết bị hấp thụ năng lượng thì phép thử động khi thiết bị hấp thụ năng lượng được coi như một bộ phận được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Gắn một đầu của thiết bị hấp thụ năng lượng bằng một bộ phận nối theo ISO 10333-5 với dây thử như mô tả chi tiết ở tiết 5.1.1.1 tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7802-2:2007 đối với thiết bị hấp thụ năng lượng loại 1,
Hoặc với dây thử như mô tả chi tiết ở 5.1.1.2 tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7802-2:2007 đối với thiết bị hấp thụ năng lượng loại 2.
Bước 2: Nối đầu tự do của thiết bị hấp thụ năng lượng với dụng cụ đo lực bằng một bộ phận nối theo ISO 10333-5, dụng cụ này nối với giá thử.
Bước 3: Nối đầu tự do của dây thử với mẫu thử bằng một bộ phận nối theo ISO 10333-5.
Bước 4: Hạ thấp mẫu thử cho đến khi bộ phận thử đỡ được toàn bộ khối lượng khi treo (Đo và ghi lại độ cao Hs), nghĩa là khoảng cách giữa phần dưới của mẫu thử và sàn phòng thử.
Bước 5: Nâng mẫu thử tới độ cao (Hs + HF), ở nơi HF ngang với 1,8 m đối với thiết bị hấp thụ năng lượng loại 1, hoặc 4,0 m đối với thiết bị hấp thụ năng lượng loại 2 và giữ an toàn bởi dụng cụ thả nhanh.
Bảo đảm rằng đinh khuy treo trên mẫu thử ở khoảng cách nằm ngang tối đa 300 mm từ trục thẳng đứng của neo giá thử.
Bước 6: Thả mẫu thử. Đo và ghi lại lực ứng với thời gian. Khi mẫu thử đứng yên, đo và ghi lại chiều cao HD. Tính (Hs - HD), độ giãn cố định của thiết bị hấp thụ năng lượng.
Nhãn trên thiết bị hấp thụ năng lượng của hệ thống chống rơi ngã cá nhân phải được ghi như thế nào?
Theo tiết 6.2.2 tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7802-2:2007 (ISO 10333 - 2 : 2000) về Hệ thống chống rơi ngã cá nhân - Phần 2: Dây treo và thiết bị hấp thụ năng lượng thì việc ghi nhãn trên thiết bị hấp thụ năng lượng phải được ghi nhãn rõ ràng và không thể tẩy xóa cùng với thông tin sau:
(1) viện dẫn tiêu chuẩn này;
(2) tên, nhãn hiệu hoặc các cách khác để nhận biết nhà sản xuất hoặc một nhà cung cấp có uy tín;
(3) năm sản xuất;
(4) số hiệu của nhà sản xuất và loại DĐCN với thiết bị hấp thụ năng lượng được thiết kế để sử dụng;
(5) số seri của nhà sản xuất hoặc cách ghi nhãn khác cho phép nhận biết nguồn gốc của thiết bị hấp thụ năng lượng;
(6) để phù hợp, ghi chi tiết rằng phân loại thiết bị hấp thụ năng lượng theo loại có liên quan và giải thích những hạn chế sau đó dựa trên cách sử dụng an toàn;
(7) khoảng cách rơi tự do tối đa mà thiết bị hấp thụ năng lượng bảo đảm một mức độ bảo vệ phù hợp;
(8) khoảng trống tối thiểu đo từ neo để chống rơi ngã an toàn;
(9) lời cảnh báo về việc phải chú ý đến hướng dẫn của nhà sản xuất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế hệ Beta là gì? Năm khởi đầu của Thế hệ Beta là năm nào? Sinh vào năm khởi đầu của Thế hệ Beta là người thành niên năm bao nhiêu?
- Cột cần vươn là gì? Giá long môn, cột cần vươn trên đường cao tốc có bố trí biển chỉ dẫn với mục đích gì?
- Thực tiễn trong triết học là gì? Ví dụ về thực tiễn trong triết học? Nhiệm vụ của sinh viên khi học môn triết học?
- Tổng hợp mẫu đơn xin nghỉ việc dành cho công nhân, người lao động mới nhất hiện nay? Trường hợp không cần làm đơn xin nghỉ việc?
- Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Cách ghi Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Tải về Mẫu Chương trình?