Phẫu thuật tháo dầu silicon nội nhãn được chỉ định khi nào? Phẫu thuật viên chuyên khoa Mắt thực hiện phẫu thuật tháo dầu silicon nội nhãn được không?
- Phẫu thuật tháo dầu silicon nội nhãn được chỉ định khi nào? Phẫu thuật viên chuyên khoa Mắt có thể thực hiện phẫu thuật tháo dầu silicon nội nhãn được không?
- Các bước tiến hành phẫu thuật tháo dầu silicon nội nhãn thực hiện như thế nào?
- Các biến chứng nào có thể xảy ra khi phẫu thuật tháo dầu silicon nội nhãn?
Phẫu thuật tháo dầu silicon nội nhãn được chỉ định khi nào? Phẫu thuật viên chuyên khoa Mắt có thể thực hiện phẫu thuật tháo dầu silicon nội nhãn được không?
Căn cứ theo Mục II, tiểu mục 1 Mục IV Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật tháo dầu silicon nội nhãn Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT THÁO DẦU SILICON NỘI NHÃN
I. ĐẠI CƯƠNG
Tháo dầu silicon nội nhãn là phẫu thuật lấy dầu silicon ra khỏi mắt đã được phẫu thuật cắt dịch kính - bơm dầu nội nhãn điều trị bong võng mạc, nhằm tránh các biến chứng do dầu silicon.
II. CHỈ ĐỊNH
- Mắt đã được phẫu thuật cắt dịch kính, bơm dầu silicon nội nhãn, võng mạc áp tốt.
- Có các biến chứng của dầu silicon nội nhãn (thoái hóa giác mạc, nhuyễn hóa dầu, tăng nhãn áp...).
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh lý viêm nhiễm tại mắt.
- Bệnh lý toàn thân không cho phép phẫu thuật.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Phẫu thuật viên chuyên khoa Mắt nắm vững kỹ thuật cắt dịch kính.
2. Phương tiện
Máy cắt dịch kính và các phụ kiện kèm theo.
3. Người bệnh
- Người bệnh được khám mắt để quyết định tháo dầu nội nhãn và khám toàn thân.
- Người bệnh được giải thích kỹ về các biến chứng phẫu thuật.
4. Hồ sơ bệnh án
Hoàn thiện hồ sơ theo quy định của Bộ Y tế.
Tháo dầu silicon nội nhãn là phẫu thuật lấy dầu silicon ra khỏi mắt đã được phẫu thuật cắt dịch kính - bơm dầu nội nhãn điều trị bong võng mạc, nhằm tránh các biến chứng do dầu silicon.
Theo đó, phẫu thuật tháo dầu silicon nội nhãn được chỉ định khi:
- Mắt đã được phẫu thuật cắt dịch kính, bơm dầu silicon nội nhãn, võng mạc áp tốt.
- Có các biến chứng của dầu silicon nội nhãn (thoái hóa giác mạc, nhuyễn hóa dầu, tăng nhãn áp...).
Người thực hiện phẫu thuật tháo dầu silicon nội nhãn là phẫu thuật viên chuyên khoa Mắt nắm vững kỹ thuật cắt dịch kính.
Phẫu thuật tháo dầu silicon nội nhãn được chỉ định khi nào? (Hình từ Internet)
Các bước tiến hành phẫu thuật tháo dầu silicon nội nhãn thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật tháo dầu silicon nội nhãn Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT THÁO DẦU SILICON NỘI NHÃN
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Vô cảm
Gây tê tại chỗ hoặc gây mê
3.2. Kỹ thuật
- Sát trùng mắt bằng dung dịch betadin 5%.
- Cố định mi bằng vành mi.
- Mở kết mạc sát rìa (có thể toàn bộ chu vi).
- Đo bằng compa và mở vào nhãn cầu 3 đường qua Pars plana.
- Cố định đường truyền dịch.
- Đặt đèn nội nhãn hoặc camera nội nhãn, kiểm tra lại tình trạng võng mạc, xử lý tổn thương võng mạc nếu cần.
- Mở đường truyền, hút bóng dầu chính qua vết mở củng mạc bằng bơm tiêm hoặc hệ thống hút của máy cắt dịch kính. Các bọt dầu li ti được rửa sạch bằng cách cho dịch truyền chảy tự nhiên qua vết mở củng mạc hoặc trao đổi khí dịch nhiều lần.
- Kiểm tra lại tình trạng võng mạc, cắt bổ sung dịch kính, bóc màng tăng sinh hoặc laser nội nhãn nếu cần.
- Đóng các vết mở vào nhãn cầu.
- Tiêm kháng sinh kết hợp chống viêm cạnh nhãn cầu hoặc dưới kết mạc.
Các bước tiến hành phẫu thuật tháo dầu silicon nội nhãn thực hiện như sau:
Bước 1. Kiểm tra hồ sơ
Bước 2. Kiểm tra người bệnh
Bước 3. Thực hiện kỹ thuật tháo dầu silicon nội nhãn như sau:
- Vô cảm: Gây tê tại chỗ hoặc gây mê
- Kỹ thuật phẫu thuật tháo dầu silicon nội nhãn như sau:
+ Sát trùng mắt bằng dung dịch betadin 5%.
+ Cố định mi bằng vành mi.
+ Mở kết mạc sát rìa (có thể toàn bộ chu vi).
+ Đo bằng compa và mở vào nhãn cầu 3 đường qua Pars plana.
+ Cố định đường truyền dịch.
+ Đặt đèn nội nhãn hoặc camera nội nhãn, kiểm tra lại tình trạng võng mạc, xử lý tổn thương võng mạc nếu cần.
+ Mở đường truyền, hút bóng dầu chính qua vết mở củng mạc bằng bơm tiêm hoặc hệ thống hút của máy cắt dịch kính. Các bọt dầu li ti được rửa sạch bằng cách cho dịch truyền chảy tự nhiên qua vết mở củng mạc hoặc trao đổi khí dịch nhiều lần.
+ Kiểm tra lại tình trạng võng mạc, cắt bổ sung dịch kính, bóc màng tăng sinh hoặc laser nội nhãn nếu cần.
+ Đóng các vết mở vào nhãn cầu.
+ Tiêm kháng sinh kết hợp chống viêm cạnh nhãn cầu hoặc dưới kết mạc.
Các biến chứng nào có thể xảy ra khi phẫu thuật tháo dầu silicon nội nhãn?
Căn cứ theo Mục VII Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật tháo dầu silicon nội nhãn Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT THÁO DẦU SILICON NỘI NHÃN
...
VII. BIẾN CHỨNG VÀ XỬ LÝ
- Teo nhãn cầu.
- Tái phát tăng sinh dịch kính võng mạc, tái phát bong võng mạc.
- Viêm màng bồ đào, viêm nội nhãn.
Như vậy, khi phẫu thuật tháo dầu silicon nội nhãn, các biến chứng sau có thể xảy ra:
- Teo nhãn cầu.
- Tái phát tăng sinh dịch kính võng mạc, tái phát bong võng mạc.
- Viêm màng bồ đào, viêm nội nhãn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?