Phẫu thuật kết hợp xương gãy hở độ III và liên lồi cầu xương đùi chỉ định trong những trường hợp nào?
Gãy xương hở độ III là gì?
Phẫu thuật kết hợp xương gãy hở độ III và liên lồi cầu xương đùi là một trong 62 Quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017.
Căn cứ theo quy định tại Mục I Quy trình kỹ thuật phẫu thuật kết hợp xương gãy hở độ III và liên lồi cầu xương đùi ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG GÃY HỞ ĐỘ III TRÊN VÀ LIÊN LỒI CẦU XƯƠNG ĐÙI
I. ĐẠI CƯƠNG
Gãy xương hở độ III (theo Gustilo): Là loại gãy hở mà vết thương phần mềm lớn trên 10 cm, xương gãy phức tạp, có thể tổn thương mạch máu, thần kinh. Tiên lượng gãy xương hở độ III rất nặng, tỷ lệ cắt cụt cao. Bao gồm:
Độ IIIA: Phần mềm dập nát nhưng còn che phủ được xương.
Độ IIIB: Mất phần mềm rộng, lộ xương, phẫu thuật cần phải chuyển vạt (vạt cơ, vạt da- cân…) để che xương.
Độ IIIC: Kèm theo tổn thương mạch và thần kinh
Nguyên tắc chung của phẫu thuật kết hợp xương trong gãy hở độ III trên và liên lồi cầu (TLC, LLC) xương đùi là: Cắt lọc vết thương, làm sạch khớp gối, cố định xương vững, phục hồi mạch, thần kinh (nếu tổn thương), phòng và chống nhiễm khuẩn tốt.
Theo đó, gãy xương hở độ III (theo Gustilo): Là loại gãy hở mà vết thương phần mềm lớn trên 10 cm, xương gãy phức tạp, có thể tổn thương mạch máu, thần kinh. Tiên lượng gãy xương hở độ III rất nặng, tỷ lệ cắt cụt cao.
Bao gồm:
+ Độ IIIA: Phần mềm dập nát nhưng còn che phủ được xương.
+ Độ IIIB: Mất phần mềm rộng, lộ xương, phẫu thuật cần phải chuyển vạt (vạt cơ, vạt da- cân…) để che xương.
+ Độ IIIC: Kèm theo tổn thương mạch và thần kinh
Phẫu thuật kết hợp xương gãy hở độ III và liên lồi cầu xương đùi (Hình từ Internet)
Phẫu thuật kết hợp xương gãy hở độ III và liên lồi cầu xương đùi chỉ định trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục II Quy trình kỹ thuật phẫu thuật kết hợp xương gãy hở độ III và liên lồi cầu xương đùi ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG GÃY HỞ ĐỘ III TRÊN VÀ LIÊN LỒI CẦU XƯƠNG ĐÙI
...
II. CHỈ ĐỊNH
Gãy hở TLC, LLC xương đùi phải mổ cấp cứu. Tùy theo độ gãy hở mà có chỉ định riêng. Gãy hở độ IIIA: Cắt lọc phần mềm, phục hồi quan hệ khớp, kéo liên tục qua lồi củ trước xương chày.
Gãy hở độ IIIB: Cắt lọc phần mềm, phục hồi quan hệ khớp, phẫu thuật chuyển vạt che xương-khớp, cố định ngoài hoặc kéo liên tục qua lồi củ trước xương chày.
Gãy hở độ IIIC: Cắt lọc phần mềm, cố định ngoài để cố định xương và phục hồi mạch máu, thần kinh.
...
Theo đó, việc phẫu thuật kết hợp xương gãy hở độ III và liên lồi cầu xương đùi sẽ được chỉ định trong trường hợp sau:
- Gãy hở TLC, LLC xương đùi phải mổ cấp cứu. Tùy theo độ gãy hở mà có chỉ định riêng. Gãy hở độ IIIA: Cắt lọc phần mềm, phục hồi quan hệ khớp, kéo liên tục qua lồi củ trước xương chày.
- Gãy hở độ IIIB: Cắt lọc phần mềm, phục hồi quan hệ khớp, phẫu thuật chuyển vạt che xương-khớp, cố định ngoài hoặc kéo liên tục qua lồi củ trước xương chày.
- Gãy hở độ IIIC: Cắt lọc phần mềm, cố định ngoài để cố định xương và phục hồi mạch máu, thần kinh.
Phẫu thuật kết hợp xương gãy hở độ III và liên lồi cầu xương đùi có bước chuẩn bị như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục III Quy trình kỹ thuật phẫu thuật kết hợp xương gãy hở độ III và liên lồi cầu xương đùi ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG GÃY HỞ ĐỘ III TRÊN VÀ LIÊN LỒI CẦU XƯƠNG ĐÙI
...
III. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Là phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình.
2. Người bệnh:
Được giải thích đầy đủ về bệnh, về cuộc phẫu thuật, các tai biến có thể gặp trong và sau mổ ( nhiễm trùng, hoại tử chi…). Người bệnh hoặc đại diện gia đình kí cam đoan chấp nhận mổ.
3. Phương tiện:
Bộ dụng cụ đại phẫu.
Bộ dụng cụ kết hợp xương chi dưới.
Khung cố định ngoài, nẹp vít chuyên dùng các cỡ, kim Kirschner các loại
4. Hồ sơ bệnh án: Theo quy định của bộ Y tế.
...
Theo đó, trước khi vào phẫu thuật thì người tiến hành và cả bệnh nhân phải thực hiện theo các bước sau để đảm bảo điều kiện phẫu thuật:
- Bước 1. Người thực hiện: Là phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình.
- Bước 2. Người bệnh: Được giải thích đầy đủ về bệnh, về cuộc phẫu thuật, các tai biến có thể gặp trong và sau mổ ( nhiễm trùng, hoại tử chi…). Người bệnh hoặc đại diện gia đình kí cam đoan chấp nhận mổ.
- Bước 3. Phương tiện:
+ Bộ dụng cụ đại phẫu.
+ Bộ dụng cụ kết hợp xương chi dưới.
+ Khung cố định ngoài, nẹp vít chuyên dùng các cỡ, kim Kirschner các loại
- Bước 4. Hồ sơ bệnh án: Theo quy định của bộ Y tế.
Như vậy, trước khi phẫu thuật thì phải thực hiện bước chuẩn bị theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đối tượng được thưởng công đoàn bao gồm những ai? Nguồn kinh phí chi thưởng, quyết toán tiền thưởng công đoàn?
- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã phải có phẩm chất chính trị và đạo đức như thế nào?
- Hướng dẫn đăng ký tài khoản, nộp thuế online (nộp thuế điện tử) nhanh chóng, chính xác trên trang thuế điện tử của Tổng Cục thuế?
- Biện pháp hạn ngạch xuất khẩu được áp dụng để làm gì? Hạn ngạch xuất khẩu chỉ được áp dụng theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên?
- Nguyên tắc trừ điểm giấy phép lái xe 2025 theo Nghị định 168/2024 ra sao? Trình tự, thủ tục phục hồi điểm giấy phép lái xe thế nào?