Phát hành trái phiếu xanh để làm gì? Nhà đầu tư trái phiếu xanh được hưởng chính sách ưu đãi nào?
Trái phiếu xanh do ai phát hành? Phát hành trái phiếu xanh để làm gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 157 Nghị định 08/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Trái phiếu xanh
1. Trái phiếu xanh là trái phiếu do Chính phủ, chính quyền địa phương, doanh nghiệp phát hành để huy động vốn cho dự án thuộc danh mục phân loại xanh quy định tại Điều 154 Nghị định này.
...
Và Điều 150 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về trái phiếu xanh như sau:
Trái phiếu xanh
1. Trái phiếu xanh là trái phiếu do Chính phủ, chính quyền địa phương, doanh nghiệp phát hành theo quy định của pháp luật về trái phiếu để huy động vốn cho hoạt động bảo vệ môi trường, dự án đầu tư mang lại lợi ích về môi trường.
2. Nguồn tiền thu được từ phát hành trái phiếu xanh phải được hạch toán, theo dõi theo quy định của pháp luật về trái phiếu và sử dụng cho dự án đầu tư thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, dự án đầu tư mang lại lợi ích về môi trường bao gồm:
a) Cải tạo, nâng cấp công trình bảo vệ môi trường;
b) Thay đổi công nghệ theo hướng áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất;
c) Áp dụng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, phát thải ít các-bon;
d) Ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường;
đ) Cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố môi trường;
e) Sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên đất, tiết kiệm năng lượng, phát triển nguồn năng lượng tái tạo;
g) Xây dựng hạ tầng đa mục tiêu, thân thiện môi trường;
h) Quản lý hiệu quả nguồn nước và xử lý nước thải;
i) Thích ứng với biến đổi khí hậu, đầu tư phát triển vốn tự nhiên;
k) Dự án đầu tư khác theo quy định.
...
Theo các quy định trên thì Trái phiếu xanh do Chính phủ, chính quyền địa phương, doanh nghiệp phát hành.
Trái phiếu xanh được phát hành để huy động vốn cho hoạt động bảo vệ môi trường, dự án đầu tư mang lại lợi ích về môi trường, bao gồm:
- Cải tạo, nâng cấp công trình bảo vệ môi trường;
- Thay đổi công nghệ theo hướng áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất;
- Áp dụng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, phát thải ít các-bon;
- Ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường;
- Cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố môi trường;
- Sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên đất, tiết kiệm năng lượng, phát triển nguồn năng lượng tái tạo;
- Xây dựng hạ tầng đa mục tiêu, thân thiện môi trường;
- Quản lý hiệu quả nguồn nước và xử lý nước thải;
- Thích ứng với biến đổi khí hậu, đầu tư phát triển vốn tự nhiên;
- Dự án đầu tư khác theo quy định.
Trái phiếu xanh do ai phát hành? Phát hành trái phiếu xanh để làm gì? (Hình từ Internet)
Nhà đầu tư trái phiếu xanh được hưởng chính sách ưu đãi nào?
Chính sách ưu đãi đối với Nhà đầu tư trái phiếu xanh được quy định tại Điều 157 Nghị định 08/2022/NĐ-CP như sau:
Trái phiếu xanh
...
8. Chủ thể phát hành trái phiếu xanh, nhà đầu tư trái phiếu xanh được hưởng các chính sách ưu đãi sau:
a) Được hưởng các ưu đãi giá dịch vụ theo quy định của pháp luật về giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán và chính sách hỗ trợ, ưu đãi khác theo quy định của pháp luật;
b) Dự án đầu tư công sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu xanh do Chính phủ, chính quyền địa phương phát hành được ưu tiên bố trí đủ vốn theo tiến độ thực hiện dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm.
Theo đó, nhà đầu tư trái phiếu xanh được hưởng các chính sách ưu đãi sau đây:
- Được hưởng các ưu đãi giá dịch vụ theo quy định của pháp luật về giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán và chính sách hỗ trợ, ưu đãi khác theo quy định của pháp luật;
- Dự án đầu tư công sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu xanh do Chính phủ, chính quyền địa phương phát hành được ưu tiên bố trí đủ vốn theo tiến độ thực hiện dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm.
Khi đến thời gian đáo hạn, chủ thể phát hành trái phiếu xanh phải công bố thông tin gì?
Theo quy định tại khoản 6 Điều 157 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, định kỳ hàng năm đến thời gian trái phiếu đáo hạn, chủ thể phát hành trái phiếu xanh thực hiện công bố, cung cấp thông tin đánh giá tác động của dự án sử dụng nguồn vốn từ trái phiếu xanh đến môi trường, cụ thể như sau:
(1) Nội dung cung cấp thông tin bao gồm quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có), giấy phép môi trường (nếu có); thông tin về kết quả đánh giá các lợi ích môi trường của dự án sử dụng vốn trái phiếu xanh quy định tại khoản 2 Điều 150 Luật Bảo vệ môi trường 2020 và khoản 2 Điều 154 Nghị định 08/2022/NĐ-CP;
(2) Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh thực hiện công bố thông tin theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp và nội dung quy định tại mục (1);
(3) Chủ dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn trái phiếu xanh do Chính phủ, chính quyền địa phương phát hành có trách nhiệm cung cấp thông tin theo nội dung quy định tại điểm a khoản này cho Kho bạc Nhà nước (đối với trái phiếu xanh do Chính phủ phát hành), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với trái phiếu xanh do chính quyền địa phương phát hành) để công bố trên trang thông tin điện tử của Kho bạc Nhà nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?