Pháp luật Việt Nam quy định thế nào về quyền tác giả giống cây trồng? Những hành vi nào được xem là xâm phạm quyền đối với giống cây trồng?

Hiện nay trên thị trường xuất hiện khá nhiều giống cây trồng, mình cũng đang thực hiện nghiên cứu về các giống cây trồng mới có thể trồng ở Việt Nam. Nhưng mình không rõ pháp luật Việt Nam hiện nay quy định thế nào về quyền tác giả của giống cây trồng? Và những hành vi nào được coi là hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng? Mong được ban tư vấn giải đáp. Cảm ơn!

Thế nào là giống cây trồng?

Theo quy định tại khoản 24 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009), giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được.

Đối tượng nào được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng?

Căn cứ tại Điều 157 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009), quy định về tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng cụ thể như sau:

- Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng là tổ chức, cá nhân chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc đầu tư cho công tác chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc được chuyển giao quyền đối với giống cây trồng.

- Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc nước có ký kết với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thoả thuận về bảo hộ giống cây trồng; tổ chức, cá nhân nước ngoài có trụ sở, địa chỉ thường trú tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có trụ sở, địa chỉ thường trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại nước có ký kết với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thoả thuận về bảo hộ giống cây trồng.

Giống cây trồng

Quyền tác giả đối với giống cây trồng?

Căn cứ tại Điều 185 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, quy định về quyền tác giả giống cây trồng như sau:

"Điều 185. Quyền tác giả giống cây trồng
Tác giả giống cây trồng có các quyền sau đây:
1. Được ghi tên với danh nghĩa là tác giả trong Bằng bảo hộ giống cây trồng, Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ và trong các tài liệu công bố về giống cây trồng;
2. Nhận thù lao theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 191 của Luật này."

Về quyền của chủ bằng bảo hộ quyền tác giả đối với giống cây trồng. được quy định tại Điều 186 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009), như sau:

- Chủ bằng bảo hộ có quyền sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng các quyền sau đây liên quan đến vật liệu nhân giống của giống đã được bảo hộ:

+ Sản xuất hoặc nhân giống;

+ Chế biến nhằm mục đích nhân giống;

+ Chào hàng;

+ Bán hoặc thực hiện các hoạt động tiếp cận thị trường khác;

+ Xuất khẩu;

+ Nhập khẩu;

+ Lưu giữ để thực hiện các hành vi quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này.

- Quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng đối với vật liệu thu hoạch thu được từ việc sử dụng bất hợp pháp vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ, trừ trường hợp chủ bằng bảo hộ đã có cơ hội hợp lý để thực hiện quyền của mình đối với vật liệu nhân giống nhưng không thực hiện.

- Ngăn cấm người khác sử dụng giống cây trồng theo quy định tại Điều 188 của Luật này.

- Để thừa kế, kế thừa quyền đối với giống cây trồng và chuyển giao quyền đối với giống cây trồng theo quy định tại Chương XV của Luật này.

Những hành vi nào được xem là xâm phạm quyền đối với giống cây trồng?

Căn cứ tại Điều 188 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, quy định về hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng, như sau:

Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ bằng bảo hộ:

- Khai thác, sử dụng các quyền của chủ bằng bảo hộ mà không được phép của chủ bằng bảo hộ;

- Sử dụng tên giống cây trồng mà tên đó trùng hoặc tương tự với tên giống cây trồng đã được bảo hộ cho giống cây trồng cùng loài hoặc loài liên quan gần gũi với giống cây trồng đã được bảo hộ;

- Sử dụng giống cây trồng đã được bảo hộ mà không trả tiền đền bù theo quy định tại Điều 189 của Luật này.

Quyền tạm thời đối với giống cây trồng là gì?

Căn cứ tại Điều 189 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, quy định về quyền tạm thời đối với giống cây trồng, cụ thể như sau:

- Quyền tạm thời đối với giống cây trồng là quyền của người đăng ký bảo hộ giống cây trồng phát sinh từ ngày đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng được công bố đến ngày cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng. Trong trường hợp giống cây trồng không được cấp Bằng bảo hộ thì người đăng ký bảo hộ không có quyền này.

- Trong trường hợp người đăng ký biết giống cây trồng đăng ký bảo hộ đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại thì người đăng ký bảo hộ giống cây trồng có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng về việc đã nộp đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng, trong đó ghi rõ ngày nộp đơn và ngày mà đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng được công bố để người đó chấm dứt việc sử dụng giống cây trồng hoặc tiếp tục sử dụng.

- Trong trường hợp đã được thông báo theo quy định tại khoản 2 Điều này mà người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng giống cây trồng thì khi Bằng bảo hộ giống cây trồng được cấp, chủ bằng bảo hộ có quyền yêu cầu người đã sử dụng giống cây trồng phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng đó trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng.

Giống cây trồng Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Giống cây trồng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Mẫu tờ khai kỹ thuật đề nghị cấp Quyết định nhập khẩu giống cây trồng
Pháp luật
Mức xử phạt hành chính khi vi phạm quy định về sản xuất giống cây trồng là bao nhiêu? Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính ra sao?
Pháp luật
Người nước ngoài được đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng không?
Pháp luật
Có tên giống cây trồng và lưu mẫu giống cây trồng theo hình thức lưu vật liệu nhân giống cây trồng thì được cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng đúng không?
Pháp luật
Buôn bán giống cây trồng phải có hồ sơ bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng có các tài liệu nào?
Pháp luật
Nội dung ghi nhãn giống cây trồng có bắt buộc ghi thông tin cảnh báo an toàn theo quy định của pháp luật hay không?
Pháp luật
Cá nhân đề nghị cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng có cần phải mô tả đặc tính của giống hay không?
Pháp luật
Mẫu Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng là mẫu nào? Yêu cầu cấp Quyết định này có phải nộp lệ phí?
Pháp luật
Cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng trong bao lâu kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ?
Pháp luật
Giống cây trồng nhập khẩu phục vụ sản xuất, mua bán có phải kiểm tra nhà nước về chất lượng không?
Pháp luật
Việc khai thác, sử dụng nguồn gen giống cây trồng được tiến hành như thế nào? Dữ liệu về nguồn gen giống cây trồng được lưu giữ ở đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giống cây trồng
3,992 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giống cây trồng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giống cây trồng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào