Pháp luật quy định xử lý ổ dịch bệnh gia cầm như thế nào? Cung cấp thông tin không chính xác về dịch bệnh gia cầm bị xử lý ra sao?

Hàng xóm cạnh nhà tôi nuôi một đàn vịt, có một con trong số đó mắc bệnh dịch tả nhưng khi cơ quan quản lý thú y địa phương đến thì lại khai báo không chính xác về dịch bệnh gia cầm. Cho tôi hỏi pháp luật hiện hành quy định về xử lý ổ dịch bệnh gia cầm như thế nào? Cung cấp thông tin không chính xác về dịch bệnh gia cầm bị xử lý ra sao? - Câu hỏi của Quang Linh (Vũng Tàu) .

Pháp luật quy định xử lý ổ dịch bệnh gia cầm như thế nào?

 xử lý ổ dịch bệnh gia cầm

Xử lý ổ dịch bệnh gia cầm (Hình từ Internet)

Căn cứ theo Điều 13 Luật Thú y 2015 quy định nghiêm cấm các hành vi:

Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, chết do bệnh truyền nhiễm làm lây lan dịch bệnh động vật.
2. Khai báo, lập danh sách, xác nhận không đúng số lượng, khối lượng động vật mắc bệnh, chết, sản phẩm động vật nhiễm bệnh phải tiêu hủy; khai báo, xác nhận không đúng số lượng, khối lượng vật tư, hóa chất để phòng, chống dịch bệnh động vật với mục đích trục lợi.
3. Không thực hiện việc thông báo, công bố dịch bệnh động vật trong trường hợp phải thông báo, công bố theo quy định của Luật này.
4. Thông tin không chính xác về tình hình dịch bệnh động vật.
5. Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định của Luật này.
6. Không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Luật Thú y 2015 quy định:

Xử lý ổ dịch bệnh động vật trên cạn
1. Chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:
a) Cách ly ngay động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh;
b) Không giết mổ, mua bán, vứt động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết, sản phẩm động vật mang mầm bệnh ra môi trường;
c) Thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, tiêu hủy, giết mổ bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d) Cung cấp thông tin chính xác về dịch bệnh động vật theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và nhân viên thú y cấp xã;
đ) Chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, theo trường hợp cung cấp thông tin không chính xác đàn vịt mắc dịch bệnh là hành vi bị nghiêm cấm và vi phạm quy định về nghĩa vụ của chủ cơ sở chăn nuôi theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 25 Luật Thú y 2015: “Cung cấp thông tin chính xác về dịch bệnh động vật theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và nhân viên thú y cấp xã;”.

Cung cấp thông tin không chính xác về dịch bệnh gia cầm bị xử phạt ra sao?

Theo điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y quy định đối với hành vi cung cấp thông tin không chính xác về dịch bệnh gia cầm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt như sau:

Vi phạm quy định chung về chống dịch bệnh động vật
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Khai báo không đúng số lượng, khối lượng động vật mắc bệnh, chết, sản phẩm động vật nhiễm bệnh phải tiêu hủy với mục đích trục lợi;
b) Khai báo không đúng số lượng, khối lượng vật tư, hóa chất để phòng, chống dịch bệnh động vật với mục đích trục lợi;
c) Cung cấp thông tin không chính xác về dịch bệnh động vật cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y hoặc nhân viên thú y cấp xã.

Như vậy, với hành vi cung cấp thông tin không chính xác về dịch bệnh động vật cho Ủy ban nhân dân cấp xã thì có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.

Hành vi làm lây lan dịch bệnh gia cầm có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Theo Điều 241 Bộ luật Hình sự 2015 (được bổ sung bởi điểm m khoản 1 Điều 2 Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật như sau:

Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong những hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm:
a) Đưa vào, mang ra hoặc cho phép đưa vào, mang ra khỏi vùng có dịch động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật thuộc diện kiểm dịch mà không thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm dịch;
c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
a) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, đối với tội làm lây lan dịch bệnh gia cầm nguy hiểm thì tùy theo thiệt hại mà hành vi trên gây ra thì sẽ có mức phạt riêng cho từng trường hợp. Mức phạt cao nhất có thể lên tới 7 năm tù.

Đồng thời có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Dịch bệnh gia cầm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Pháp luật quy định xử lý ổ dịch bệnh gia cầm như thế nào? Cung cấp thông tin không chính xác về dịch bệnh gia cầm bị xử lý ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dịch bệnh gia cầm
2,175 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dịch bệnh gia cầm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào