Pháp lệnh là gì? Khi xây dựng pháp lệnh cần lấy ý kiến của những cơ quan, tổ chức, cá nhân nào?
Pháp lệnh là gì?
Căn cứ Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020):
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp.
2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
...
Đồng thời, căn cứ Điều 16 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có quy định như sau:
Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh để quy định những vấn đề được Quốc hội giao.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết để quy định:
a) Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;
b) Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội;
c) Bãi bỏ pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; trường hợp bãi bỏ pháp lệnh thì Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất;
d) Tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;
đ) Hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân;
e) Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Đối chiếu với các quy định trên thì pháp lệnh được hiểu là văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành để quy định những vấn đề được Quốc hội giao.
Pháp lệnh là gì? (Hình từ Internet)
Khi xây dựng pháp lệnh cần lấy ý kiến của những cơ quan, tổ chức, cá nhân nào?
Việc lấy ý kiến khi xây dựng pháp lệnh được quy định tại Điều 36 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 như sau:
Lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh
1. Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có trách nhiệm sau đây:
a) Đăng tải báo cáo tổng kết, báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Cổng thông tin điện tử của Chính phủ đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ, cổng thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức có đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Thời gian đăng tải ít nhất là 30 ngày;
b) Lấy ý kiến Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách và giải pháp thực hiện chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Trong trường hợp cần thiết, tổ chức họp để lấy ý kiến về những chính sách cơ bản trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;
c) Tổng hợp, nghiên cứu, giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý; đăng tải báo cáo giải trình, tiếp thu trên cổng thông tin điện tử quy định tại khoản này.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý, cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm góp ý bằng văn bản về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; Bộ Tài chính có trách nhiệm gửi báo cáo đánh giá về nguồn tài chính, Bộ Nội vụ có trách nhiệm gửi báo cáo đánh giá về nguồn nhân lực, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm gửi báo cáo đánh giá về sự tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Bộ Tư pháp có trách nhiệm gửi báo cáo đánh giá về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh với hệ thống pháp luật đến cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội lập đề nghị.
Đối chiếu với quy định trên thì khi xây dựng pháp lệnh cần lấy ý kiến của:
- Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp;
- Các cơ quan, tổ chức có liên quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách và giải pháp thực hiện chính sách trong đề nghị xây dựng pháp lệnh.
Trong trường hợp cần thiết, tổ chức họp để lấy ý kiến về những chính sách cơ bản trong đề nghị xây dựng pháp lệnh.
Số, ký hiệu của pháp lệnh được sắp xếp theo thứ tự nào?
Số, ký hiệu của pháp lệnh được quy định tại khoản 3 Điều 10 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 như sau:
Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật
...
3. Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật được sắp xếp như sau:
a) Số, ký hiệu của luật, nghị quyết của Quốc hội được sắp xếp theo thứ tự như sau: “loại văn bản: số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản và số khóa Quốc hội”;
b) Số, ký hiệu của pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội được sắp xếp theo thứ tự như sau: “loại văn bản: số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản và số khóa Quốc hội”;
c) Số, ký hiệu của các văn bản quy phạm pháp luật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này được sắp xếp theo thứ tự như sau: “số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của loại văn bản - tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản”.
Theo đó, số, ký hiệu của pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội được sắp xếp theo thứ tự như sau: “loại văn bản: số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản và số khóa Quốc hội”.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công văn 10225/SNV-CCVC thực hiện chế độ thưởng theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP TPHCM như thế nào?
- Xử lý ra sao khi người đứng đầu không được tái bố trí sau sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Mẫu Đơn đề nghị cấp Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng mới nhất? Hồ sơ đề nghị cấp mới Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng?
- QCVN 14:2024/BGTVT quy định về gương chiếu hậu xe máy, mô tô 2025 thế nào? Mức phạt không gương xe máy 2025 là bao nhiêu?
- Thông tư 19 quy định một số điều Luật Đấu giá tài sản 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024?