Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài là đơn vị thế nào? Việc đặt tên phân hiệu được quy định thế nào?
Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài là đơn vị thế nào?
Theo khoản 6 Điều 2 Nghị định 86/2018/NĐ-CP thì phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức và chịu sự quản lý, điều hành của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam.
Việc đặt tên phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài được quy định thế nào?
Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài được đặt tên theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 29 Nghị định 86/2018/NĐ-CP như sau:
Đặt tên cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
1. Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và hoạt động dưới hình thức trường hoặc trung tâm và được đặt tên theo quy định sau:
a) Đối với trường, tên phải bao gồm các yếu tố cấu thành được sắp xếp theo trật tự: “Trường”, “Cấp học hoặc trình độ đào tạo” và tên riêng;
b) Đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, tên phải bao gồm các yếu tố cấu thành được sắp xếp theo trật tự: “Trung tâm giáo dục hoặc đào tạo”, “Ngành hoặc nhóm ngành đào tạo chính” và tên riêng;
c) Đối với phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì tên phải bao gồm các yếu tố cấu thành được sắp xếp theo trật tự: “Phân hiệu”, “Tên cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài” và “tại tỉnh, thành phố”.
2. Tên riêng của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không được đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của cơ sở giáo dục đã đăng ký, với tên của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư; không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
3. Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài có tên giao dịch bằng tiếng Việt và tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (hoặc bằng một ngôn ngữ nước ngoài thông dụng khác) với nội dung tương đương.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định việc đặt tên một số cơ sở giáo dục mang tính đặc thù.
Theo quy định trên, đối với phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì tên phải bao gồm các yếu tố cấu thành được sắp xếp theo trật tự: “Phân hiệu”, “Tên cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài” và “tại tỉnh, thành phố”.
Lưu ý: Tên riêng của phân hiệu không được đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của cơ sở giáo dục đã đăng ký, với tên của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư; không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học (Hình từ Internet)
Ai có quyền cho phép thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài?
Người có quyền cho phép thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài được quy định tại khoản 1 Điều 44 Nghị định 86/2018/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền, thủ tục cho phép thành lập phân hiệu
1. Thẩm quyền cho phép thành lập phân hiệu
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Thủ tục cho phép thành lập phân hiệu
a) Nhà đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận gửi hồ sơ đến các cơ quan, đơn vị có liên quan để xin ý kiến; trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại Điều 43 Nghị định này, trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho nhà đầu tư;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan, đơn vị được hỏi ý kiến phải có văn bản trả lời;
d) Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ lập báo cáo thẩm định trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
đ) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được báo cáo thẩm định, cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc cho phép thành lập phân hiệu;
e) Trường hợp hồ sơ không được chấp thuận, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.
3. Sau 04 năm đối với phân hiệu quy định tại khoản 5 Điều 28 kể từ ngày quyết định cho phép thành lập có hiệu lực, nếu phân hiệu không được cho phép hoạt động giáo dục thì quyết định cho phép thành lập phân hiệu hết hiệu lực.
Như vậy, người có quyền cho phép thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?