Phân bón đã được công nhận lưu hành tại Việt Nam rồi thì có cần phải xin giấy phép nhập khẩu nữa không?
- Phân bón đã được công nhận lưu hành tại Việt Nam rồi thì có cần phải xin giấy phép nhập khẩu nữa không?
- Mẫu đơn đề nghị cấp Quyết định công nhận lưu hành phân bón tại Việt Nam hiện nay? Hồ sơ đề nghị cấp Quyết định gồm những gì?
- Trình tự cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam như thế nào?
Phân bón đã được công nhận lưu hành tại Việt Nam rồi thì có cần phải xin giấy phép nhập khẩu nữa không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Trồng trọt 2018 về nhập khẩu phân bón như sau:
Nhập khẩu phân bón
1. Tổ chức, cá nhân có phân bón đã được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam được nhập khẩu hoặc ủy quyền nhập khẩu phân bón trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam và không cần Giấy phép nhập khẩu phân bón.
...
3. Chính phủ quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón.
Theo quy định trên thì tổ chức, cá nhân có phân bón đã được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam được nhập khẩu hoặc ủy quyền nhập khẩu phân bón trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam và không cần Giấy phép nhập khẩu phân bón.
Như vậy, phân bón đã được công nhận lưu hành tại Việt Nam rồi thì không cần phải xin giấy phép nhập khẩu.
Công nhận lưu hành phân bón (Hình từ Internet)
Mẫu đơn đề nghị cấp Quyết định công nhận lưu hành phân bón tại Việt Nam hiện nay? Hồ sơ đề nghị cấp Quyết định gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 84/2019/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ, trình tự và thẩm quyền cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam
1. Hồ sơ đề nghị cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản thông tin chung về phân bón có xác nhận của nhà sản xuất bao gồm: loại phân bón; tên phân bón; dạng phân bón; hướng dẫn sử dụng; phương thức sử dụng; thời hạn sử dụng; cảnh báo an toàn; chỉ tiêu chất lượng, hàm lượng yếu tố hạn chế trong phân bón kèm theo phiếu kết quả thử nghiệm;
c) Bản chính báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm phân bón (trừ các loại phân bón quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Trồng trọt);
d) Giấy chứng nhận lưu hành tự do của nước xuất khẩu cấp (đối với phân bón nhập khẩu quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 39 Luật Trồng trọt).
...
Theo quy định trên, hồ sơ đề nghị cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam gồm:
- Đơn đề nghị cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP;
- Bản thông tin chung về phân bón có xác nhận của nhà sản xuất bao gồm: + Loại phân bón;
+ Tên phân bón;
+ Dạng phân bón;
+ Hướng dẫn sử dụng;
+ Phương thức sử dụng;
+ Thời hạn sử dụng;
+ Cảnh báo an toàn;
+ Chỉ tiêu chất lượng, hàm lượng yếu tố hạn chế trong phân bón kèm theo phiếu kết quả thử nghiệm;
- Bản chính báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm phân bón, trừ các loại phân bón không phải khảo nghiệm quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Trồng trọt 2018;
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do của nước xuất khẩu cấp đối với phân bón nhập khẩu quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 39 Luật Trồng trọt 2018, cụ thể:
+ Phân bón hữu cơ sử dụng để bón rễ có thành phần chỉ là chất hữu cơ tự nhiên, đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
+ Phân bón vô cơ đơn sử dụng để bón rễ có thành phần chỉ chứa đạm (N) hoặc lân (P) hoặc kali (K), đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
+ Phân bón vô cơ phức hợp sử dụng để bón rễ trong thành phần chỉ chứa các nguyên tố dinh dưỡng đạm (N), lân (P), kali (K) được liên kết với nhau bằng các liên kết hóa học, đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Tải mẫu đơn đề nghị cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam tại đây: Tải về.
Trình tự cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 84/2019/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ, trình tự và thẩm quyền cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam
...
2. Trình tự và thẩm quyền cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam như sau:
Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây viết tắt là cơ quan có thẩm quyền).
Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định, nếu hồ sơ đáp ứng quy định thì ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam (sau đây viết tắt là Quyết định công nhận) theo Mẫu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không ban hành Quyết định công nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Thời hạn của Quyết định công nhận là 05 năm. Trước khi hết thời gian lưu hành 03 tháng, tổ chức, cá nhân có nhu cầu gia hạn phải thực hiện gia hạn theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.
Theo đó, trình tự và thẩm quyền cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam như sau:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hồ sơ đề nghị cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam được hướng dẫn cụ thể trên.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định, ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam như sau:
- Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định, nếu hồ sơ đáp ứng quy định thì ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mẫu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP;
- Trường hợp không ban hành Quyết định công nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Tải mẫu Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam tại đây: Tải về.
Lưu ý: Thời hạn của Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam là 05 năm. Trước khi hết thời gian lưu hành 03 tháng, tổ chức, cá nhân có nhu cầu gia hạn phải thực hiện gia hạn theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?