Nuôi trồng thủy sản nội địa có mã ngành kinh tế là bao nhiêu? Muốn đăng ký thành lập hộ kinh doanh thì đến cơ quan nào đăng ký?
Nuôi trồng thủy sản nội địa có mã ngành kinh tế là bao nhiêu?
Nuôi trồng thủy sản nội địa có mã ngành kinh tế được quy định tại STT 08 Phần B Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg như sau:
0322: Nuôi trồng thủy sản nội địa
Nhóm này gồm nuôi trồng các loại thủy sản ở khu nước ngọt như ao, hồ, đập, sông, suối, ruộng... trong đất liền); nuôi trồng các loại thủy sản khác ở môi trường nước lợ (đầm, phá, cửa sông) là nơi môi trường nước dao động giữa nước mặn và nước ngọt do những biến đổi của thủy triều.
Nhóm này gồm:
03221: Nuôi cá
03222: Nuôi tôm
03223: Nuôi thủy sản khác: gồm nuôi các loại thủy sản giáp xác (cua...); nhuyễn thể hai mảnh và các động vật thân mềm khác (ốc...) và các loại thủy sản khác.
03224: Sản xuất giống thủy sản nội địa
Nhóm này gồm các hoạt động tạo giống, ươm giống và thuần dưỡng giống các loại thủy sản (cá, tôm, thủy sản khác) nhằm mục đích bán để nuôi thương phẩm, nuôi làm cảnh, nuôi giải trí trong các môi trường nước ngọt, lợ.
Nhóm này cũng gồm:
- Nuôi cá cảnh;
- Nuôi ba ba, ếch, cá sấu.
Như vậy, theo quy định trên thì nuôi trồng thủy sản nội địa có mã ngành kinh tế là 0322.
Nuôi trồng thủy sản nội địa có mã ngành kinh tế là bao nhiêu? Muốn đăng ký thành lập hộ kinh doanh thì đến cơ quan nào đăng ký? (Hình từ Internet)
Muốn đăng ký thành lập hộ kinh doanh nuôi trồng thủy sản nội địa thì đến cơ quan nào đăng ký?
Trường hợp anh muốn đăng ký hộ kinh doanh nuôi trồng thủy sản nội địa theo khoản 1 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:
Đăng ký hộ kinh doanh
1. Đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
2. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
c) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
d) Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
…
Như vậy, theo quy định trên thì muốn đăng ký thành lập hộ kinh doanh nuôi trồng thủy sản nội địa thì đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
Hộ kinh doanh nuôi trồng thủy sản nội địa được cấp GCN đăng ký hộ kinh doanh khi có đủ các điều kiện nào?
Hộ kinh doanh nuôi trồng thủy sản nội địa được cấp GCN đăng ký hộ kinh doanh khi có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 82 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:
Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
1. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp cho hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định này. Hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
b) Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định này;
c) Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ;
d) Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
2. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp trên cơ sở thông tin trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh do người thành lập hộ kinh doanh tự khai và tự chịu trách nhiệm.
3. Các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có giá trị pháp lý kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và hộ kinh doanh có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Trường hợp hộ kinh doanh đăng ký ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh sau ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì hộ kinh doanh được quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
4. Hộ kinh doanh có thể nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện hoặc đăng ký và trả phí để nhận qua đường bưu điện.
5. Hộ kinh doanh có quyền yêu cầu Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và nộp phí theo quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì hộ kinh doanh nuôi trồng thủy sản nội địa được cấp GCN đăng ký hộ kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau:
- Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
- Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định này;
- Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?
- Bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy? Tham khảo mẫu bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy?
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?