Nuôi sinh trưởng là gì? Điều kiện nuôi sinh trưởng động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES?
Nuôi sinh trưởng là gì?
Nuôi sinh trưởng được giải thích tại khoản 18 Điều 3 Nghị định 06/2019/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ được hiểu như sau:
...
18. Nuôi sinh trưởng là hình thức nuôi giữ con, trứng, phôi của các loài động vật hoang dã để nuôi lớn, cho ấp nở thành các cá thể trong môi trường có kiểm soát.
19. Nuôi sinh sản là hình thức nuôi giữ động vật hoang dã để sản sinh ra các thế hệ kế tiếp trong môi trường có kiểm soát.
20. Trồng cấy nhân tạo là hình thức trồng, cấy từ hạt, mầm, hợp tử, ghép cành hoặc các cách nhân giống khác thực vật hoang dã trong môi trường có kiểm soát.
21. Nguồn giống sinh sản là cá thể động vật ban đầu hợp pháp được nuôi trong cơ sở nuôi sinh sản để sản xuất ra các cá thể thế hệ kế tiếp.
...
Theo đó, nuôi sinh trưởng được hiểu là hình thức nuôi giữ con, trứng, phôi của các loài động vật hoang dã để nuôi lớn, cho ấp nở thành các cá thể trong môi trường có kiểm soát.
Nuôi sinh trưởng là gì? Điều kiện nuôi sinh trưởng động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES? (hình từ internet)
Điều kiện nuôi sinh trưởng các loài động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES được quy định thế nào?
Điều kiện nuôi sinh trưởng các loài động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES được quy định tại Điều 20 Nghị định 06/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP, khoản 13 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP, khoản 14 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP và khoản 15 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP như sau:
Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo của các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES
1. Đối với mẫu vật các loài thuộc Phụ lục I CITES:
a) Có giấy phép, chứng chỉ theo quy định của Nghị định này;
b) Mẫu vật động vật xuất khẩu từ thế hệ F2 trở về sau được sinh sản tại cơ sở nuôi đã được cấp mã số theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
c) Mẫu vật thực vật xuất khẩu từ cơ sở trồng đã được cấp mã số theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
2. Đối với mẫu vật các loài thuộc Phụ lục II, III CITES:
a) Có giấy phép, chứng chỉ quy định của Nghị định này;
b) Mẫu vật động vật xuất khẩu từ thế hệ F1 từ cơ sở nuôi được cấp mã số theo quy định tại Điều 18 Nghị định này.
c) Mẫu vật thực vật xuất khẩu thuộc Phụ lục II, III CITES từ cơ sở trồng đã được cấp mã số theo quy định tại Điều 18 Nghị định này.
Theo đó, điều kiện nuôi sinh trưởng các loài động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES sẽ phụ thuộc vào loài động vật đó được xếp vào nhóm nào, cụ thể được thực hiện như quy định trên.
Trách nhiệm quản lý cơ sở nuôi sinh trưởng các loài động hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES được quy định ra sao?
Trách nhiệm quản lý cơ sở nuôi sinh trưởng các loài động hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES được quy định tại Điều 38 Nghị định 06/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Trách nhiệm quản lý cơ sở nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES
1. Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý, kiểm tra các cơ sở nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý, kiểm tra các cơ sở nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài thủy sản thuộc các Phụ lục CITES.
3. Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh, cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản cấp tỉnh thực hiện việc quản lý, theo dõi và cập nhật thông tin sau mỗi lần kiểm tra vào sổ theo dõi nuôi động vật theo Mẫu số 16, sổ theo dõi cơ sở trồng thực vật theo Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Hệ thống sổ theo dõi phải được lưu giữ dưới dạng bản cứng và tệp tin điện tử.
Cơ quan cấp mã số và cơ quan kiểm soát cơ sở nuôi, trồng khuyến khích cơ sở báo cáo hoạt động của cơ sở bằng tệp tin điện tử.
4. Cơ quan quản lý quy định tại khoản 1, 2 Điều này cập nhật thông tin sau mỗi lần kiểm tra, gửi kèm báo cáo (theo Mẫu số 18 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam để cập nhật số liệu phục vụ công tác quản lý từng thời kỳ trước ngày 30 tháng 11 hàng năm và phối hợp với Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, các cơ quan có liên quan kiểm tra cơ sở nuôi, trồng các loài thuộc Phụ lục I, II của CITES. Việc kiểm tra được tiến hành phù hợp theo từng giai đoạn vòng đời của các loài nuôi.
5. Việc kiểm tra phải lập thành báo cáo theo các Mẫu số 19, 20, 21 và 22 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?