Nuôi ốc bươu vàng trong khu bảo tồn có bị cấm không? Nếu có mà kiểm soát được sự phát triển thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Tôi có câu hỏi là nuôi ốc bươu vàng trong khu bảo tồn có bị cấm không? Nếu có mà kiểm soát được sự phát triển thì bị phạt bao nhiêu tiền? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.P đến từ Đồng Nai.

Nuôi ốc bươu vàng trong khu bảo tồn có bị cấm không?

Nuôi ốc bươu vàng trong khu bảo tồn có bị cấm không, thì theo quy định tại STT 2 Mục B Phụ lục 1 Ban hành kèm Thông tư 35/2018/TT-BTNMT thì ốc bươu vàng thuộc danh mục loài ngoại lai xâm hại.

Theo đó tại tại khoản 1 Điều 7 Luật Đa dạng sinh học 2008 thì:

Những hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học
1. Săn bắt, đánh bắt, khai thác loài hoang dã trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ việc vì mục đích nghiên cứu khoa học; lấn chiếm đất đai, phá hoại cảnh quan, hủy hoại hệ sinh thái tự nhiên, nuôi trồng các loài ngoại lai xâm hại trong khu bảo tồn.
2. Xây dựng công trình, nhà ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh; xây dựng công trình, nhà ở trái phép trong phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn.
3. Điều tra, khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản; chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại, nuôi trồng thuỷ sản quy mô công nghiệp; cư trú trái phép, gây ô nhiễm môi trường trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn.
4. Săn bắt, đánh bắt, khai thác bộ phận cơ thể, giết, tiêu thụ, vận chuyển, mua, bán trái phép loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; quảng cáo, tiếp thị, tiêu thụ trái phép sản phẩm có nguồn gốc từ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
5. Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo trái phép loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
6. Nhập khẩu, phóng thích trái phép sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen.
7. Nhập khẩu, phát triển loài ngoại lai xâm hại.
8. Tiếp cận trái phép nguồn gen thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
9. Chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng đất trong khu bảo tồn.

Như vậy, theo quy định trên thì hành vi nuôi ốc bươu vàng trong khu bảo tồn là hành vi bị nghiêm cấm.

nuôi ốc bưu vàng

Nuôi ốc bươu vàng trong khu bảo tồn có bị cấm không? Nếu có mà kiểm soát được sự phát triển thì bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Nuôi ốc bươu vàng trong khu bảo tồn mà kiểm soát được sự phát triển thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Nuôi ốc bươu vàng trong khu bảo tồn mà kiểm soát được sự phát triển thì bị phạt bao nhiêu tiền, thì theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 51 Nghị định 45/2022/NĐ-CP như sau:

Vi phạm các quy định về kiểm soát loài ngoại lai xâm hại
4. Hành vi nuôi, lưu giữ, vận chuyển, trồng, cấy loài ngoại lai xâm hại trong phạm vi khu bảo tồn, trong trường hợp kiểm soát được sự phát triển, lây lan của chúng bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm xảy ra ngoài phân khu bảo vệ nghiêm ngặt;
b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với vi phạm xảy ra trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.
5. Hành vi nuôi, lưu giữ, vận chuyển, trồng, cấy các loài ngoại lai xâm hại trong phạm vi khu bảo tồn, trong trường hợp không kiểm soát được sự phát triển, lây lan của chúng bị xử phạt như sau:
a) Phạt tăng thêm từ 20% đến 30% của mức tiền phạt quy định tại khoản 4 Điều này đối với vi phạm thực hiện ở ngoài phân khu bảo vệ nghiêm ngặt;
b) Phạt tăng thêm từ 40% đến 50% của mức tiền phạt quy định tại khoản 4 Điều này đối với vi phạm thực hiện ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.
Mức tiền phạt tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm quy định tại khoản này không vượt quá 1.000.000.000 đồng.

Theo đó tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP như sau:

Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
2. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, theo quy định trên thì nuôi ốc bươu vàng trong khu bảo tồn mà kiểm soát được sự phát triển, lây lan của chúng bị thì có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (đối với cá nhân) và 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng (đối với tổ chức) đối với vi phạm xảy ra ngoài phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.

Hoặc có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng (đối với cá nhân) và 200.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng (đối với tổ chức) đối với vi phạm xảy ra trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.

Nuôi ốc bươu vàng trong khu bảo tồn mà kiểm soát được sự phát triển ngoài bị phạt tiền có áp dụng hình thức xử phạt bổ sung không?

Nuôi ốc bươu vàng trong khu bảo tồn mà kiểm soát được sự phát triển ngoài bị phạt tiền có áp dụng hình thức xử phạt bổ sung không, thì theo quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều 51 Nghị định 45/2022/NĐ-CP như sau:

Vi phạm các quy định về kiểm soát loài ngoại lai xâm hại
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy toàn bộ loài ngoại lai xâm hại; buộc khôi phục lại trạng thái ban đầu đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này;
b) Buộc tái xuất toàn bộ loài ngoại lai xâm hại nhập khẩu trái phép ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 6, 7 Điều này. Trường hợp không thể tái xuất được thì buộc tiêu hủy toàn bộ loài ngoại lai xâm hại nhập khẩu trái phép.

Như vậy, theo quy định trên thì nuôi ốc bươu vàng trong khu bảo tồn mà kiểm soát được sự phát triển ngoài bị phạt tiền thì có thể bị áp dụng thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Ngoài ra buộc tiêu hủy toàn bộ ốc bươu vàng và khôi phục lại trạng thái ban đầu đối với trường hợp vi phạm quy định.

Đa dạng sinh học
Vi phạm hành chính TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quán cà phê hoạt động không đúng dưới hình thức doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Hành vi cung cấp thông tin người cho tinh trùng bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền theo quy định?
Pháp luật
Bệnh nhân không cung cấp đúng thông tin về tình trạng sức khỏe có bị phạt tiền hay không theo quy định?
Pháp luật
Giật hụi là gì? Người giật hụi bị xử phạt vi phạm hành chính tối đa bao nhiêu tiền theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Cảnh cáo có phải là hình thức xử phạt chính đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai hay không?
Pháp luật
Hai trường hợp người tham gia giao thông chạy xe chậm vẫn bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật là gì?
Pháp luật
Ngư dân vứt bỏ chài bắt cá xuống vùng nước tự nhiên có vi phạm quy định pháp luật không? Mức phạt đối với hành vi này là bao nhiêu?
Pháp luật
Có được bán tinh trùng cho người khác không? Mua bán tinh trùng cho nhiều người bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Đỗ xe ô tô sai quy định gây ùn tắc giao thông năm 2024 bị phạt bao nhiêu tiền? Có bị tước quyền sử dụng GPLX không?
Pháp luật
Gương cầu lồi có tác dụng gì? Lắp đặt ở vị trí nào? Phá dỡ trái phép Gương cầu lồi bị phạt hành chính bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đa dạng sinh học
1,131 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đa dạng sinh học Vi phạm hành chính
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào