Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm được phân thành mấy loại? Yêu cầu cụ thể của từng loại là gì?
Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm được phân thành mấy loại?
Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm được phân thành mấy loại? (Hình từ Internet)
Theo Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4851:1989 (ISO 3696-1987) về nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm thì nước được phân thành 3 loại như sau:
PHÂN LOẠI.
Tiêu chuẩn này quy định ba loại nước như sau:
2.1. Loại một.
Không có chất nhiễm bẩn hoà tan hoặc keo ion và hữu cơ, đáp ứng những yêu cầu phân tích nghiêm ngặt nhất bao gồm cả những yêu cầu về sắc ký chất lỏng đặc tính cao; phải được sản xuất bằng cách sử lý tiếp từ nước loại 2 (ví dụ thẩm thấu ngược hoặc khử ion hoá sau đó lọc qua một vùng lọc có kích thước lỗ 0,2mm để loại bỏ các chất dạng hạt hoặc chưng cất lại ở một máy làm bằng silic oxit nóng chảy.
2.2. Loại 2.
Có rất ít chất nhiễm bẩn vô cơ, hữu cơ hoặc keo và thích hợp cho các mục tiêu phân tích nhậy, bao gồm cả quang phổ hấp thụ nguyên tử (ASS) và xác định các thành phần ở lượng vết; phải được sản xuất, ví dụ như bằng cách chưng cất nhiều lần, hoặc bằng cách khử ion hoá hoặc thẩm thấu ngược sau đó chưng cất.
2.3. Loại 3.
Phù hợp với hầu hết các phòng thí nghiệm làm việc theo phương pháp ướt và điều chế các dung dịch thuốc thử; phải được sản xuất, ví dụ như bằng cách chưng cất một lần, khử ion hoá hoặc thẩm thấu ngược. Nếu không có quy định nào khác, loại này được dùng cho phân tích thông thường.
Chú thích: nguồn nước cung cấp ban đầu là nước uống được và sạch. Nếu nước bị nhiễm bẩn nặng về bất kỳ phương diện nào, cũng cần phải được phân tích trước.
Như vậy sẽ dùng nước uống được và sạch để phân thành 3 loại như trên. Nếu nước bị nhiễm bẩn nặng về bất kỳ phương diện nào, cũng cần phải được phân tích trước.
Yêu cầu đối với mỗi loại nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm như thế nào?
Tại Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4851:1989 (ISO 3696-1987) quy định về yêu cầu đối với mỗi loại nước trong phòng thí nghiệm như sau:
YÊU CẦU
Nước phải thoả mãn đầy đủ những mức và yêu cầu trong bảng. Thử sự phù hợp được tiến hành bằng các phương pháp quy định ở phần 6.
Chú thích:
1) Do những khó khăn trong việc đo giá trị của nước tinh khiết cao và giá trị đo được không chắc chắn, nên không quy định giới hạn pH của nước loại 1 và loại 2.
2) Gía trị độ dẫn điện của loại 1 và loại 2 ứng với nước vừa điều chế xong; trong bảo quản nước có thể bị nhiễm bẩn bới cacbon trong khí quyển và chất kiềm của thuỷ tinh tan vào nước, dẫn tới những thay đổi độ dẫn điện.
3) Không quy định giới hạn chất oxy hoá được và cặn sau khi bay hơi của nước loại 1 vì khó có phương pháp thử phù hợp ở mức tinh khiết này. Tuy nhiên chất lượng của nước được bảo đảm do sự phù hợp với các yêu cầu khác và do phương pháp điều chế.
Việc lấy và bảo quản nước trong phòng thí nghiệm thực hiện như thế nào?
Về việc lấy mẫu được thực hiện theo quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4851:1989 (ISO 3696-1987) như sau:
LẤY MẪU
Lấy từ lô nước lớn một mẫu nước đại diện không ít hơn 2 lit để kiểm tra theo quy định này.
Chú thích: Mẫu này không được dùng để kiểm tra độ dẫn điện của nước loại 1 và loại 2.( xem 6.2.2).
Mẫu phải để trong một bình chứa thích hợp, sạch sẽ, kín chỉ dành riêng để đựng mẫu nước, có kích thước sao cho mẫu chứa đầy hoàn toàn. Phải giữ gìn cẩn thận để tránh mọi nguy cơ nhiễm bẩn mẫu.
Có thể dùng các bình chứa đã gia hoá( có nghĩa là các bình chứa được luộc sôi ít nhất 2 h trong dung dịch axit clohydric c( HCl) = 1 mol/l; sau đó hai lần 1 h trong nước cất; làm bằng thuỷ tinh bo-sililicat cũng như các bình chất dẻo trơ thích hợp. (Ví dụ polyetylen hoặc polypropylen) nhưng chủ yếu phải đảm bảo mẫu không bị ảnh hưởng do bảo quản, đặc biệt là đối với chất oxy hoá và hấp thụ.
Bên cạnh đó tại Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4851:1989 (ISO 3696-1987) có nêu một số lưu ý khi bảo quản nước trong phòng thí nghiệm như sau:
- Trong bảo quản, nước có thể bị nhiễm bẩn do hoà tan những thành phần dễ tan của bình chứa bằng thuỷ tinh hay chất dẻo hoặc do hấp thụ cacbon dioxit và các tạp chất khác của khí quyển trong phòng thí nghiệm. Vì lý do trên, không nên bảo quản nước loại 1 và loại 2; nước sau khi điều chế được dùng ngay như quy định. Tuy nhiên, nước loại 2 có thể được điều chế với lượng vừa phải và bảo quản trong các bình chứa thích hợp, trơ, sạch, kín, đầy và được tráng bằng nước cùng loại.
- Việc bảo quản nước loại 3 không phức tạp; nhưng các bình chứa và điều kiện bảo quản phải giống như việc bảo quản nước loại 2.
- Bình chứa để bảo quản chỉ nên dành riêng cho một loại nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án tuần 4 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu 75 năm thành lập tỉnh Vĩnh Phúc chi tiết và mới nhất?
- Cách viết bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024 mẫu 2A và 2B đối với cán bộ, công chức, viên chức mới nhất?
- Bán dâm là gì? Bán dâm có bị phạt tù không? Nếu có thì phạt tù bao nhiêu năm theo pháp luật hình sự?
- Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Sư phạm Hà Nội (HSA)? Chi tiết cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2025?
- Tải phiếu Đảng viên mẫu 2 HSĐV word năm 2024 và cách ghi? Nhiệm vụ của Đảng viên trong giai đoạn hiện nay là gì?