Nữ cán bộ công nhân viên sinh con thứ ba có bị phía công đoàn xử lý kỷ luật không? Và có bị xử lý kỷ luật khi là Đảng viên không?

Tôi muốn hỏi về cán bộ công nhân viên theo quy định hiện hành. Cụ thể, tôi làm trong tổng công ty điện lực Việt Nam miền nam, tôi sinh con thứ 3 thì có bị các vấn đề về pháp luật lao động không? Chẳng hạn như về phương diện của Công ty, của Công đoàn và của Đảng. Mong được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

Cán bộ công nhân viên là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Theo khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Và căn cứ theo Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Như vậy, cán bộ công nhân viên là cụm từ được gọi tắt thay thế cho các chức vụ cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

Nữ cán bộ công nhân viên sinh con thứ ba có bị phía công đoàn xử lý kỷ luật không?

Căn cứ Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 18/2011/NĐ-CP) quy định về những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con như sau:

- Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.

- Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.

- Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.

- Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.

- Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): (được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 18/2011/NĐ-CP)

+ Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ);

+ Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống

- Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.

Theo đó, khi thuộc các trường hợp trên thì sẽ không bị xử lý kỷ luật khi sinh con thứ 3. Còn ngược lại, người lao động nữ đó thuộc một trong những hành vi bị xử lý kỷ luật thì theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP sẽ bị xử lý kỷ luật khi có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.

Theo đó, về phía công đoàn thì hiện nay không có bất cứ quy định pháp luật nào hạn chế việc sinh con của người lao động nên người lao động sẽ không bị kỷ luật. Tuy nhiên, người lao động cần phải lưu ý về nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình làm việc có quy định về vấn đề xử phạt viên chức sinh con thứ 3 hay không.

Nữ cán bộ công nhân viên sinh con thứ ba có bị phía công đoàn xử lý kỷ luật không?

Nữ cán bộ công nhân viên là Đảng viên sinh con thứ ba thì có bị xử lý kỷ luật không?

Nếu cán bộ công nhân viên nữ không thuộc trường hợp được xem là không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con, khi là Đảng viên thì việc sinh con thứ 3 sẽ bị xử lý kỷ luật theo Điều 52 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 (Có hiệu lực ngày 07/06/2022) quy định như sau:

Vi phạm quy định chính sách dân số
1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hoá gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định.
b) Vi phạm chính sách dân số.
2. Trường hợp vi phạm đã kỷ luật theo Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a) Tuyên truyền, phổ biến hoặc ban hành văn bản có nội dung trái với chính sách dân số, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc.
b) Gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm sinh thêm con ngoài giá thú hoặc trái quy định.
3. Trường hợp vi phạm Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ.

Và theo Điều 10 Pháp lệnh dân số 2003, được sửa đổi bởi Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi điều 10 Pháp lệnh dân số 2008 như sau:

Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản:
1. Quyết định thời gian và khoảng cách sinh con;
2. Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định;
3. Bảo vệ sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến sức khỏe sinh sản”

Theo đó, cán bộ công nhân viên nữ là Đảng viên mà sinh con thứ 3 sẽ bị kỷ luật bằng kỹ luật như trên vì vi phạm chính sách dân số (trừ các trường hợp sinh con thứ ba theo Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP).

Trước đây, Điều 27 Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 (Hết hiệu lực 06/7/2022) như sau:

Vi phạm quy định về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình

1- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:

a) Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chuẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định.

b) Khai báo hoặc xin xác nhận, giám định không trung thực về tình trạng sức khỏe của vợ (chồng), con để thực hiện không đúng quy định hoặc để trốn tránh không bị xử lý do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

2- Trường hợp vi phạm đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ tư (trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ).

3- Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ năm trở lên hoặc vi phạm trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:

Gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm cố tình sinh thêm con ngoài quy định.

Xử lý kỷ luật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người lao động bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức mà tiếp tục tái phạm thì công ty có được sa thải không?
Pháp luật
Cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật khiển trách, cảnh cáo thì sau bao lâu sẽ được luân chuyển công tác?
Pháp luật
Công chức bị khởi tố thì có bị xử lý kỷ luật không? Khi công chức bị khởi tố thì tiền lương của công chức được quy định thế nào?
Pháp luật
Nguyên tắc thi hành kỷ luật trong Đảng đối với Đảng viên có hành vi vi phạm pháp luật như thế nào?
Pháp luật
Quyết định xử lý kỷ luật viên chức có hiệu lực trong bao lâu? Nếu tiếp tục có hành vi vi phạm trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Cán bộ công đoàn cơ sở thành viên có hành vi che giấu khuyết điểm, vi phạm của bản thân nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức gì?
Pháp luật
Đoàn viên công đoàn không tham dự kỳ họp công đoàn từ 70 phần trăm trở lên thì sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hay khai trừ?
Pháp luật
Sinh viên uống rượu, bia trong giờ học sẽ bị xử lý kỷ luật thế nào? Khi nào sẽ hết thời hạn xử lý kỷ luật?
Pháp luật
Điểm mới Nghị định 71/2023/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ công chức viên chức từ 20/9/2023 ra sao?
Pháp luật
Công ty sa thải nhân viên trước khi nghỉ Tết Nguyên đán 2023 được không? Sa thải nhân viên trước khi nghỉ Tết sẽ bị xử phạt thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xử lý kỷ luật
4,087 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xử lý kỷ luật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào