Nộp chậm tiền xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu ngày sẽ bị cưỡng chế thi hành? Có phải trả thêm phí cưỡng chế hay không?
Nộp chậm tiền xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu ngày sẽ bị cưỡng chế thi hành?
Về thời hạn nộp tiền phạt xử lý vi phạm hành chí thực hiện theo khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (Được sửa đổi bởi khoản 39 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) với nội dung như sau:
"Điều 78. Thủ tục nộp tiền phạt
1. Trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 68 hoặc khoản 2 Điều 79 của Luật này, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.”
Theo đó khoản 2 Điều 68 và khoản 2 Điều 79 của Luật này có nêu như sau:
"Điều 68. Nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Thời hạn thi hành quyết định là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt; trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Điều 79. Nộp tiền phạt nhiều lần
...
2. Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực; số lần nộp tiền phạt tối đa không quá 03 lần."
Như vậy thời hạn nộp tiền trong trường hợp bình thường là 10 ngày, đối với trường hợp nộp tiền phạt nhiều lần là không quá 06 tháng.
Nộp chập hoặc không nộp so với các thời hạn nêu trên thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Và phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp đối với mỗi ngày nộp chậm.
Nộp chậm tiền xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu ngày sẽ bị cưỡng chế thi hành? Có phải trả thêm phí cưỡng chế hay không?
Bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính có phải trả thêm phí gì nữa không?
Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 05/2017/TT-BTC quy định về chi phí cưỡng chế như sau:
"Điều 3. Nguyên tắc quản lý chi phí cưỡng chế
1. Đối tượng bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí cho hoạt động cưỡng chế thực hiện theo quy định tại Điều 41 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP.
2. Đối tượng bị cưỡng chế có trách nhiệm nộp toàn bộ chi phí cưỡng chế cho cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế theo quy định của Thông tư này.
3. Đối tượng bị cưỡng chế không tự nguyện nộp hoặc nộp chưa đủ chi phí hoặc nộp chậm thời hạn theo thông báo của cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế thì người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế có quyền ban hành tiếp quyết định cưỡng chế để thu hồi chi phí cưỡng chế bằng các biện pháp quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính."
Như vậy các đối tượng bị cưỡng chế sẽ phải nộp thêm chi phí cho hoạt động cưỡng chế cho cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế. Trường hợp không nộp sẽ bị cưỡng chế nộp thêm một lần nữa bằng các biện pháp sau đây:
- Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;
- Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;
- Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.
Trong chi phí cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính có các khoản chi nào?
Tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 05/2017/TT-BTC quy định về các khoản chi cụ thể để xác định chi phí cưỡng chế như sau:
"Điều 4. Nội dung và mức chi chi phí cưỡng chế
1. Việc xác định chi phí cưỡng chế thực hiện theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP, bao gồm các chi phí sau:
a) Chi phí huy động người thực hiện quyết định cưỡng chế: chi phí bồi dưỡng cho những người trực tiếp thực hiện cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế;
b) Chi phí thuê phương tiện tháo dỡ, chuyên chở đồ vật, tài sản;
c) Chi phí thuê giữ hoặc bảo quản tài sản kê biên;
d) Chi phí thù lao cho các chuyên gia tham gia định giá để tổ chức đấu giá theo quy định của pháp luật;
đ) Chi phí tổ chức bán đấu giá tài sản:
- Chi phí bán đấu giá theo quy định của pháp luật trong trường hợp người ra quyết định cưỡng chế ký hợp đồng bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản bị kê biên để bán đấu giá;
- Tiền thuê địa điểm, phương tiện phục vụ tổ chức bán đấu giá, niêm yết, công khai việc bán đấu giá trường hợp thành lập Hội đồng bán đấu giá tài sản.
e) Chi phí thực tế khác liên quan đến thực hiện cưỡng chế (nếu có)."
Theo đó trong công tác cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính sẽ có các khoản phát sinh như trên được quy vào chi phí cưỡng chế. Các đối tượng bị cưỡng chế thi hành sẽ phải trả chi phí này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?