Nội quy lao động có các nội dung cấm người lao động thực hiện ngoài giờ làm việc thì có phù hợp với quy định của pháp luật hay không?
- Người sử dụng lao động có bắt buộc phải ban hành nội quy lao động hay không?
- Nội quy lao động có các nội dung cấm người lao động thực hiện ngoài giờ làm việc thì có phù hợp với quy định của pháp luật hay không?
- Trường hợp doanh nghiệp căn cứ vào các nội dung cấm người lao động thực hiện ngoài giờ làm việc để xử lý kỷ luật người lao động thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Người sử dụng lao động có bắt buộc phải ban hành nội quy lao động hay không?
Người sử dụng lao động có bắt buộc phải ban hành nội quy lao động hay không? (Hình từ Internnet)
Căn cứ theo khoản 1 Điều 118 Bộ luật lao động 2019 về nội quy lao động thì
Nội quy lao động
1. Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản.
2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
b) Trật tự tại nơi làm việc;
c) An toàn, vệ sinh lao động;
d) Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;
e) Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động;
g) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động;
h) Trách nhiệm vật chất;
i) Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động.
3. Trước khi ban hành nội quy lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
4. Nội quy lao động phải được thông báo đến người lao động và những nội dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên. Bên cạnh đó, nội quy lao động phải bằng văn bản.
Nội quy lao động có các nội dung cấm người lao động thực hiện ngoài giờ làm việc thì có phù hợp với quy định của pháp luật hay không?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 thì có thể hiểu rằng, doanh nghiệp, trong phạm vi chừng mực mà pháp luật quy định, được can thiệp và quản lý hoạt động của người lao động, nhưng những hành vi này đều phải nằm trong quan hệ lao động.
Đối với những vấn đề phát sinh ngoài quan hệ lao động thì doanh nghiệp không được can thiệp vào, đặc biệt là đời tư của người lao động hoặc các hoạt động người lao động tham gia ngoài giờ làm việc, phạm vi doanh nghiệp.
5. Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể.
Như vậy, việc nội quy lao động có các nội dung cấm người lao động thực hiện ngoài giờ làm việc thì từ các phân tích ở trên thì các quy định này là vô lý và doanh nghiệp đang tự ý can thiệp đến hoạt động của người lao động không nằm trong quan hệ lao động.
Trường hợp doanh nghiệp căn cứ vào các nội dung cấm người lao động thực hiện ngoài giờ làm việc để xử lý kỷ luật người lao động thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Căn cứ vào điểm c khoản 3 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
...
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín hoặc nhân phẩm của người lao động khi xử lý kỷ luật lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Dùng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động;
c) Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không quy định;
d) Áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động;
đ) Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây: nghỉ ốm đau; nghỉ điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động; đang bị tạm giữ; đang bị tạm giam; đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật Lao động.
Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, nếu doanh nghiệp căn cứ vào các quy định này để xử lý kỷ luật người lao động thì doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ hành vi xử lý kỷ luật lao động không có cơ sở với mức xử phạt từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
Tóm lại, dựa vào các phân tích ở trên, việc nội quy lao động có các nội dung cấm người lao động thực hiện ngoài giờ làm việc là không được phép và doanh nghiệp đang tự ý can thiệp đến hoạt động của người lao động không nằm trong quan hệ lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?