Nội dung thi tuyển Kiểm sát viên bao gồm những gì? Hình thức, thời gian thi tuyển Kiểm sát viên được quy định ra sao?
Nội dung thi tuyển Kiểm sát viên bao gồm những gì? Hình thức, thời gian thi tuyển Kiểm sát viên?
Căn cứ theo Điều 16 Quy chế thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp trong ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định số 328/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Hình thức, thời gian và nội dung thi
1. Thi viết, thời gian 180 phút.
2. Thi trắc nghiệm, thời gian 60 phút.
3. Nội dung thi: Các Luật, Nghị quyết của Quốc hội đang có hiệu lực thi hành liên quan đến nghiệp vụ kiểm sát
Như vậy, kỳ thi tuyển Kiểm sát viên sẽ gồm có 02 hình thức thi là thi viết với thời gian 180 phút và thi trắc nghiệm với thời gian 60 phút. Các nội dung thì sẽ là Luật và Nghị quyết của Quốc hội đang có hiệu lực thi hành liên quan đến nghiệp vụ kiểm sát.
Thi tuyển Kiểm sát viên (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký thi tuyển Kiểm sát viên ngành Kiểm sát nhân dân bao gồm những giấy tờ gì?
Theo Điều 14 Quy chế thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp trong ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định số 328/QĐ-VKSTC năm 2017 thì hồ sơ đăng ký thi tuyển Kiểm sát viên bao gồm những giấy tờ sau đây:
(1) Văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền xét tuyển (UBKS), cụ thể:
- Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát quân sự trung ương, Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Ủy ban kiểm sát Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có trách nhiệm xét tuyển những người đang công tác ở Viện kiểm sát nhân dân cấp mình và cấp dưới trực thuộc có đăng ký thi tuyển để cử người có đủ điều kiện dự thi.
- Cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ ở Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Viện Kiểm sát quân sự các cấp tổng hợp danh sách, xây dựng hồ sơ đăng ký dự thi trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
(2) Sơ yếu lý lịch theo mẫu quản lý cán bộ, công chức của Bộ Nội vụ (không quá 6 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ) có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
(3) Bản sao Quyết định bổ nhiệm ngạch công chức đang giữ và văn bằng chứng chỉ có liên quan.
(4) Bản kiểm điểm 3 năm công tác gần nhất của người dự thi.
(5) Văn bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu cơ quan, đơn vị người dự thi đang công tác.
(6) Nhận xét đánh giá của cấp ủy hoặc chính quyền nơi cư trú; cấp ủy hoặc Chỉ huy đơn vị Quân đội quản lý về hành chính quân sự (trường hợp người dự thi đang công tác ở Viện kiểm sát quân sự).
(7) Giấy khám sức khỏe (có giá trị trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe) của công chức do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.
Nơi tiếp nhận: Hồ sơ dự thi được gửi về Viện kiểm sát nhân dân tối cao (qua Vụ Tổ chức cán bộ).
Để được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp thì cần phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Căn cứ theo Điều 77 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, để được bổ nhiệm Kiểm sát viên sơ cấp thì cần phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:
- Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Có trình độ cử nhân luật trở lên.
- Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Có thời gian làm công tác pháp luật từ 04 năm trở lên;
- Có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
- Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên sơ cấp.
Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt thì có thể không cần đáp ứng đầy đủ những điều kiện nêu trên, cụ thể tại Điều 81 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về việc bổ nhiệm Kiểm sát viên trong trường hợp đặc biệt như sau:
Bổ nhiệm Kiểm sát viên trong trường hợp đặc biệt
Trong trường hợp đặc biệt, người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến để làm lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân các cấp, tuy chưa đủ thời gian làm Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp hoặc chưa đủ thời gian làm công tác pháp luật, nhưng có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 và điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 77, điểm b và điểm c khoản 1 của các Điều 78, 79 và 80 của Luật này thì cũng có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Như vậy, khi thuộc trường hợp nêu trên thì chỉ cần đáp ứng các yêu cầu tại Điều 75 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 và có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp thì vẫn có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?
- Mẫu biên bản kiểm tra hiện trường xác định nguyên nhân, thiệt hại rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản?
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?