Nội dung đăng ký hộ tịch bao gồm những gì? Đăng ký hộ tịch tại nơi tạm trú được không? Cơ quan đăng ký hộ tịch là cơ quan nào?
Nội dung đăng ký hộ tịch bao gồm những gì?
Căn cứ vào Điều 3 Luật Hộ tịch 2014 quy định nội dung đăng ký hộ tịch bao gồm:
(1) Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch:
- Khai sinh;
- Kết hôn;
- Giám hộ;
- Nhận cha, mẹ, con;
- Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch;
- Khai tử.
(2) Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
- Thay đổi quốc tịch;
- Xác định cha, mẹ, con;
- Xác định lại giới tính;
- Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi;
- Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn;
- Công nhận giám hộ;
- Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
(3) Ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện:
- Khai sinh;
- Kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn;
- Giám hộ;
- Nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi;
- Thay đổi hộ tịch;
- Khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
(4) Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật.
Nội dung đăng ký hộ tịch bao gồm những gì? Đăng ký hộ tịch tại nơi tạm trú được không? Cơ quan đăng ký hộ tịch là cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan đăng ký hộ tịch là cơ quan nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ quan đăng ký hộ tịch là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện).
2. Cơ sở dữ liệu hộ tịch là tập hợp thông tin hộ tịch của cá nhân đã đăng ký và lưu giữ trong Sổ hộ tịch và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
3. Sổ hộ tịch là sổ giấy được lập và lưu giữ tại cơ quan đăng ký hộ tịch để xác nhận hoặc ghi các sự kiện hộ tịch quy định tại Điều 3 của Luật này.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì cơ quan đăng ký hộ tịch gồm các cơ quan sau đây:
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (Ủy ban nhân dân cấp xã);
- Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (Ủy ban nhân dân cấp huyện);
- Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (Cơ quan đại diện).
Đăng ký hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch nơi tạm trú được không?
Căn cứ vào Điều 5 Luật Hộ tịch 2014 có quy định như sau:
Nguyên tắc đăng ký hộ tịch
1. Tôn trọng và bảo đảm quyền nhân thân của cá nhân.
2. Mọi sự kiện hộ tịch của cá nhân phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan và chính xác; trường hợp không đủ điều kiện đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật thì người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Đối với những việc hộ tịch mà Luật này không quy định thời hạn giải quyết thì được giải quyết ngay trong ngày; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.
4. Mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền theo quy định của Luật này.
Cá nhân có thể được đăng ký hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch nơi thường trú, tạm trú hoặc nơi đang sinh sống. Trường hợp cá nhân không đăng ký tại nơi thường trú thì Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ quan đại diện nơi đã đăng ký hộ tịch cho cá nhân có trách nhiệm thông báo việc đăng ký hộ tịch đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân đó thường trú.
5. Mọi sự kiện hộ tịch sau khi đăng ký vào Sổ hộ tịch phải được cập nhật kịp thời, đầy đủ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
6. Nội dung khai sinh, kết hôn, ly hôn, khai tử, thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại giới tính, xác định lại dân tộc của cá nhân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch là thông tin đầu vào của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
7. Bảo đảm công khai, minh bạch thủ tục đăng ký hộ tịch.
Như vậy, cá nhân có thể được đăng ký hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch nơi tạm trú.
Trong trường hợp này, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ quan đại diện nơi đã đăng ký hộ tịch cho cá nhân có trách nhiệm thông báo việc đăng ký hộ tịch đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân đó thường trú.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó Tổng Kiểm toán nhà nước được pháp luật quy định thế nào?
- Công trình xây dựng khẩn cấp là công trình nào? Người được giao xây dựng công trình khẩn cấp có trách nhiệm gì sau khi kết thúc thi công?
- Xe đạp điện không đội mũ phạt bao nhiêu 2025? Mức xử phạt xe đạp điện không đội mũ 2025? Quy định về sử dụng làn đường từ 2025 ra sao?
- Thường trực Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương có những nhiệm vụ và quyền hạn gì theo quy định pháp luật?
- Hồ sơ của người học lái xe từ 2025 theo Thông tư 35/2024 gồm những gì? Người học lái xe cần đáp ứng những yêu cầu gì?