Nội dung của điều tra lập địa rừng là gì? Việc điều tra lập địa được tiến hành theo các phương pháp gì?
Nội dung của điều tra lập địa rừng là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT có quy định về nội dung của việc điều tra lập địa rừng gồm có:
- Điều tra lập địa cấp 1;
- Điều tra lập địa cấp 2;
- Điều tra lập địa cấp 3;
- Điều tra đất rừng;
- Mức độ chi tiết các chỉ tiêu điều tra lập địa cấp 1, cấp 2, cấp 3 và đất rừng theo quy định tại Biểu số 23 Phụ lục II kèm theo Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT, cụ thể:
Nội dung của điều tra lập địa rừng là gì? (Hình từ Internet)
Việc điều tra lập địa được tiến hành theo các phương pháp gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 16 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT thì Phương pháp điều tra lập địa gồm có:
(1) Sử dụng ô tiêu chuẩn điều tra lập địa, diện tích từ 100 đến 200 m2; mô tả các yếu tố lập địa, bao gồm: địa hình, địa thế, khí hậu, thủy văn, lớp phủ bề mặt;
(2) Đào, mô tả phẫu diện đất và phân tích các chỉ tiêu lý, hóa của đất theo quy định tại Biểu số 23 và Biểu số 24 Phụ lục II kèm theo Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT, cụ thể Biểu số 24 có các nội dung như sau:
Tải về biểu mẫu điều tra đất: Tải về
(3) Chồng ghép các bản đồ.
Việc điều tra lập địa có phải nhiệm vụ điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT có quy định:
Nhiệm vụ, quy trình và tổ chức điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ
1. Nhiệm vụ điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ
Theo mục tiêu và yêu cầu quản lý, các nhiệm vụ điều tra rừng theo chu kỳ được xác định cụ thể như sau:
a) Điều tra diện tích rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Thông tư này;
b) Điều tra trữ lượng rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Thông tư này; điều tra trữ lượng lâm sản ngoài gỗ theo quy định tại các khoản 1 Điều 15 của Thông tư này; điều tra trữ lượng các-bon theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 22 Thông tư này;
c) Điều tra cấu trúc rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Thông tư này;
d) Điều tra tăng trưởng rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Thông tư này;
đ) Điều tra tái sinh rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Thông tư này;
e) Điều tra cấu trúc cây bụi, thảm tươi;
g) Điều tra lập địa theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 16 Thông tư này;
h) Điều tra đang dạng hệ sinh thái theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Thông tư này;
i) Điều tra đa dạng thực vật rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Thông tư này;
k) Điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Thông tư này;
l) Điều tra côn trùng rừng và sâu bệnh hại rừng theo quy định tại khoản khoản 1 Điều 21 của Thông tư này.
Theo đó thì chỉ có việc điều tra lập địa về điều tra đất rừng mới thuộc nhiệm vụ điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ.
Dựa vào điều kiện lập địa có thể phân chia rừng thành các loại nào?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT thì dựa vào điều kiện lập địa có thể phân chia rừng thành các loại sau:
- Rừng núi đất, bao gồm: rừng trên các đồi, núi đất.
- Rừng núi đá, bao gồm: rừng trên núi đá hoặc trên những diện tích đá lộ đầu không có hoặc có rất ít đất trên bề mặt.
- Rừng ngập nước thường xuyên hoặc định kỳ, bao gồm:
+ Rừng ngập mặn, bao gồm: rừng ven bờ biển và các cửa sông có nước triều mặn ngập thường xuyên hoặc định kỳ;
+ Rừng ngập phèn, bao gồm: diện tích rừng trên đất ngập nước phèn, nước lợ;
+ Rừng ngập nước ngọt thường xuyên hoặc định kỳ.
- Rừng đất cát, bao gồm: rừng trên các cồn cát, bãi cát.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?
- Bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy? Tham khảo mẫu bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy?
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?