Nội dung chính quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh theo quy định Luật Tài nguyên nước 2023 gồm những gì?
Nội dung chính quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh theo quy định Luật Tài nguyên nước 2023 gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật Tài nguyên nước 2023 thì quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh có 05 nội dung chính sau đây:
(1) Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các định hướng phát triển kinh tế - xã hội liên quan; hiện trạng quản lý, bảo vệ, điều hoà, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra;
(2) Dự báo xu thế biến động số lượng, chất lượng nguồn nước và nhu cầu sử dụng nước cho các ngành trong thời kỳ quy hoạch; phân vùng chức năng nguồn nước; khu vực thường xuyên hoặc có nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước; ngưỡng, lượng nước có thể khai thác cho từng đoạn sông, từng khu vực, tầng chứa nước; dòng chảy tối thiểu trên sông, suối; rà soát, tổng hợp các công trình điều tiết, tích trữ nước, khai thác, sử dụng, phát triển nguồn nước; xác định các vấn đề về tài nguyên nước cần giải quyết trong thời kỳ quy hoạch;
(3) Xác định quan điểm, mục tiêu của quy hoạch;
(4) Định hướng điều hòa, phân phối, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra bao gồm:
- Phân phối lượng nước, thứ tự ưu tiên để điều hòa, phân phối tài nguyên nước trong trường hợp hạn hán, thiếu nước cho các ngành, địa phương, đối tượng khai thác, sử dụng tài nguyên nước; xác định nguồn nước, công trình dự phòng để cấp nước sinh hoạt; chuyển nước lưu vực sông (nếu có);
- Xác định các đập, hồ chứa, công trình điều tiết, tích trữ nước, phát triển nguồn nước có quy mô lớn, có tác động ảnh hưởng liên vùng, liên tỉnh hoặc có tác động lớn đến nguồn nước;
- Giải pháp công trình, phi công trình để bảo vệ nguồn nước, giảm thiểu tác hại do nước gây ra;
- Phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm;
- Xác định khu vực, nguồn nước cần ưu tiên lập kế hoạch chi tiết về một hoặc một số nội dung sau: điều hòa, phân phối, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; bảo vệ tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra;
- Nội dung khác mang tính chất đặc thù của từng lưu vực sông;
(5) Giải pháp, kinh phí, kế hoạch thực hiện và giám sát việc thực hiện quy hoạch.
Nội dung chính quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh theo quy định Luật Tài nguyên nước 2023? (Hình ảnh từ Internet)
Lưu vực sông và lưu vực sông liên tỉnh được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Tài nguyên nước 2023 có thể hiểu:
- Lưu vực sông là vùng đất mà trong phạm vi đó nước mặt, nước dưới đất chảy tự nhiên vào sông và thoát ra một cửa chung hoặc thoát ra biển.
- Lưu vực sông liên tỉnh là lưu vực sông nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
Nội dung lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông hiện nay được hướng dẫn ra sao?
Hiện nay, nội dung lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông thực hiện theo điểm b khoản 22 Điều 5 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch và Điều 19 Luật Tài nguyên nước 2012 được hướng dẫn tại Điều 15 Thông tư 04/2020/TT-BTNMT cụ thể bao gồm:
- Tài liệu, số liệu phục vụ lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông.
- Đánh giá số lượng, chất lượng của nguồn nước và dự báo xu thế biến động dòng chảy, mực nước của các tầng chứa nước.
- Đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
- Dự báo nhu cầu sử dụng nước.
- Phân vùng chức năng của nguồn nước.
- Xác định tỷ lệ phân bổ tài nguyên nước cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước.
- Xác định nguồn nước dự phòng để cấp nước sinh hoạt trong trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước.
- Xác định thứ tự ưu tiên và tỷ lệ phân bổ trong trường hợp hạn hán, thiếu nước.
- Xác định nhu cầu chuyển nước giữa các tiểu lưu vực trong lưu vực sông, nhu cầu chuyển nước với lưu vực sông khác và các công trình điều tiết, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước.
- Xác định yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước đối với các hoạt động khai thác, sử dụng nước và các hệ sinh thái thủy sinh.
- Xác định các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt; đánh giá diễn biến chất lượng nước, phân vùng chất lượng nước; xác định các công trình, biện pháp phi công trình bảo vệ nguồn nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm hoặc bị suy thoái, cạn kiệt để bảo đảm chức năng của nguồn nước.
- Xác định khu vực bờ sông bị sạt, lở hoặc có nguy cơ bị sạt, lở; đánh giá tình hình, diễn biến, xác định nguyên nhân sạt, lở bờ sông; đánh giá tổng quát hiệu quả, tác động của công trình, biện pháp phi công trình hiện có để phòng, chống, khắc phục sạt, lở bờ sông do nước gây ra; xác định công trình, biện pháp phi công trình để giảm thiểu sạt, lở bờ sông do nước gây ra.
- Xác định khu vực bị sụt, lún đất hoặc có nguy cơ bị sụt, lún đất do thăm dò, khai thác nước dưới đất; đánh giá tình hình, diễn biến, xác định nguyên nhân sụt, lún đất; đánh giá tổng quát hiệu quả, tác động của công trình, biện pháp phi công trình phòng, chống và khắc phục sụt, lún đất hoặc có nguy cơ bị sụt, lún đất do thăm dò, khai thác nước dưới đất gây ra; xác định công trình, biện pháp phi công trình để giảm thiểu sụt, lún đất do thăm dò, khai thác nước dưới đất gây ra.
- Xác định khu vực xâm nhập mặn do thăm dò, khai thác nước dưới đất; đánh giá tình hình, diễn biến, xác định nguyên nhân xâm nhập mặn; đánh giá tổng quát hiệu quả, tác động của công trình, biện pháp phi công trình phòng, chống và khắc phục xâm nhập mặn do thăm dò, khai thác nước dưới đất gây ra; xác định công trình, biện pháp phi công trình để giảm thiểu xâm nhập mặn do thăm dò, khai thác nước dưới đất.
- Xác định hệ thống giám sát tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nước, chất lượng nước và giám sát xả nước thải vào nguồn nước.
- Xác định các giải pháp thực hiện phân bổ nguồn nước, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
- Xác định kinh phí, kế hoạch và tiến độ thực hiện.
- Xây dựng sản phẩm quy hoạch tổng hợp lưu vực sông.
Luật Tài nguyên nước 2023 sẽ có hiệu lực từ 01/7/2024 trừ khoản 3 khoản 4 Điều 85 Luật Tài nguyên nước 2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?