Có lấy ý kiến đối với hồ sơ Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh trước khi tổ chức thẩm định quy hoạch không?
- Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh có được xem là quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước?
- Có phải lấy ý kiến đối với hồ sơ Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh trước khi tổ chức thẩm định quy hoạch không?
- Nội dung thẩm định Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh bao gồm những gì?
Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh có được xem là quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 53/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Quy định chung về lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước
1. Quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước gồm Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước và Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh (sau đây gọi chung là quy hoạch).
Đối với Quy hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia sẽ được lập khi có sự hợp tác giữa các quốc gia có chung nguồn nước và trình tự lập, thẩm định, phê duyệt sẽ căn cứ vào thỏa thuận giữa các quốc gia có chung nguồn nước.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh được xem là quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước.
Có lấy ý kiến đối với hồ sơ Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh trước khi tổ chức thẩm định quy hoạch không? (Hình từ Internet)
Có phải lấy ý kiến đối với hồ sơ Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh trước khi tổ chức thẩm định quy hoạch không?
Căn cứ khoản 2 Điều 13 Nghị định 53/2024/NĐ-CP thì hồ sơ quy hoạch bao gồm những tài liệu sau:
- Báo cáo tổng hợp quy hoạch;
- Báo cáo tóm tắt;
- Dự thảo tờ trình phê duyệt quy hoạch;
- Dự thảo quyết định phê duyệt quy hoạch;
- Hệ thống sơ đồ, bản đồ quy hoạch; tỷ lệ bản đồ đối với Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này;
- Nhiệm vụ lập quy hoạch đã được phê duyệt;
- Các tài liệu khác có liên quan (nếu có);
- Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 53/2024/NĐ-CP quy định về lấy ý kiến về quy hoạch như sau:
Lấy ý kiến về quy hoạch
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi lấy ý kiến đối với hồ sơ quy hoạch quy định tại khoản 2 Điều 13 của Nghị định này trước khi tổ chức thẩm định quy hoạch. Nội dung dự thảo quy hoạch được lấy ý kiến trừ những nội dung liên quan đến bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định trên thì trước khi tổ chức thẩm định quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, hồ sơ quy hoạch phải được Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi lấy ý kiến.
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 53/2024/NĐ thì đối tượng lấy ý kiến về quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh bao gồm:
(1) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Xây dựng, Công Thương, Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Quốc phòng, Công an và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan;
(2) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi quy hoạch;
(3) Tổ chức lưu vực sông (nếu có);
(4) Cơ quan thẩm định đánh giá môi trường chiến lược theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và một số tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước quy mô lớn gồm:
- Các hồ chứa, công trình tích trữ nước, phát triển nguồn nước có khả năng điều tiết năm, nhiều năm;
- Công trình điều tiết, khai thác nước có tác động ảnh hưởng liên vùng, liên tỉnh hoặc có tác động lớn đến nguồn nước.
Nội dung thẩm định Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh bao gồm những gì?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 16 Nghị định 53/2024/NĐ thì nội dung thẩm định Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh bao gồm các nội dung sau đây:
(1) Sự phù hợp với nhiệm vụ lập quy hoạch đã được phê duyệt, sự phù hợp với quy định của pháp luật về quy hoạch và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
(2) Sự phù hợp của quy hoạch với quy hoạch tài nguyên nước; các quy hoạch ngành quốc gia khác; quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh có liên quan;
(3) Diễn biến tài nguyên nước, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước; bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy;
Phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra;
(4) Việc phân vùng chức năng nguồn nước; khu vực thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước; dòng chảy tối thiểu; ngưỡng, lượng nước có thể khai thác của nguồn nước;
Các vấn đề về tài nguyên nước cần giải quyết trong thời kỳ quy hoạch;
(5) Về quan điểm, mục tiêu của quy hoạch; định hướng điều hòa, phân phối, bảo vệ tài nguyên nước;
phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra và các nội dung mang tính đặc thù trên lưu vực sông;
Đánh giá sự phù hợp về nội dung, quy cách, sơ đồ, bản đồ quy hoạch;
(6) Các khu vực, nguồn nước cần ưu tiên lập kế hoạch chi tiết;
(7) Các giải pháp, kinh phí, kế hoạch và tiến độ thực hiện quy hoạch;
(8) Nội dung thẩm định đánh giá môi trường chiến lược theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn về trình độ và năng lực giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính (hạng 2) - V 09 02 02 chuẩn Thông tư 10 TT BLĐTBXH?
- Bộ phận kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng thuộc tuyến bảo vệ thứ mấy trong hệ thống kiểm soát nội bộ?
- Đất trồng hoa màu là gì? Thủ tục chuyển đổi đất trồng hoa màu sang đất thổ cư thực hiện như thế nào?
- Khách hàng là gì? Sự thỏa mãn của khách hàng được xác định thế nào? Mô hình khái niệm về sự thỏa mãn của khách hàng?
- Hồ sơ, trình tự lập, thẩm định và phê duyệt khung giá phát điện của nhà máy điện theo Thông tư 20?