Nội dung báo cáo việc tiếp nhận thông tin liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân gồm những gì?
- Nội dung báo cáo việc tiếp nhận thông tin liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân gồm những gì?
- Thời điểm tổng hợp số liệu xây dựng báo cáo việc tiếp nhận thông tin liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân khi nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm xây dựng báo cáo về việc tiếp nhận thông tin liên quan đến hoạt động của toàn ngành Kiểm sát nhân dân?
Nội dung báo cáo việc tiếp nhận thông tin liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Quy chế về chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 279/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định báo cáo việc tiếp nhận, xử lý thông tin liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân như sau:
Báo cáo việc tiếp nhận, xử lý thông tin liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân
1. Nội dung báo cáo phản ảnh việc tiếp nhận, tình hình và kết quả xử lý thông tin liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát xảy ra tại địa phương hoặc thuộc lĩnh vực công tác của đơn vị; những hạn chế, khó khăn và kiến nghị, đề xuất (nếu có).
...
Báo cáo công tác tiếp nhận, xử lý thông tin báo chí nêu liên quan đến hoạt động của Ngành Kiểm sát nhân dân là một trong những báo cáo định kỳ công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân theo khoản 2 Điều 7 Quy chế Ban hành kèm theo Quyết định 279/QĐ-VKSTC năm 2017.
Theo đó, nội dung báo cáo việc tiếp nhận thông tin liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân gồm:
- Nội dung báo cáo phản ảnh việc tiếp nhận, tình hình và kết quả xử lý thông tin liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát xảy ra tại địa phương hoặc thuộc lĩnh vực công tác của đơn vị;
- Những hạn chế, khó khăn và kiến nghị, đề xuất (nếu có).
Báo cáo việc tiếp nhận thông tin liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân (Hình từ Internet)
Thời điểm tổng hợp số liệu xây dựng báo cáo việc tiếp nhận thông tin liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân khi nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 14 Quy chế về chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 279/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định báo cáo việc tiếp nhận, xử lý thông tin liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân như sau:
Báo cáo việc tiếp nhận, xử lý thông tin liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân
...
2. Thời điểm tổng hợp số liệu xây dựng các báo cáo theo quy định về thời điểm của báo cáo công tác tuần, báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và báo cáo tổng kết công tác năm.
Như vậy, thời điểm tổng hợp số liệu xây dựng báo cáo việc tiếp nhận thông tin liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân theo quy định về thời điểm của báo cáo công tác tuần, báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và báo cáo tổng kết công tác năm.
Cơ quan nào có trách nhiệm xây dựng báo cáo về việc tiếp nhận thông tin liên quan đến hoạt động của toàn ngành Kiểm sát nhân dân?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 14 Quy chế về chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 279/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định báo cáo việc tiếp nhận, xử lý thông tin liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân như sau:
Báo cáo việc tiếp nhận, xử lý thông tin liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân
...
3. Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm xây dựng báo cáo tuần, 6 tháng và một năm về việc tiếp nhận, xử lý những thông tin liên quan đến hoạt động của toàn ngành Kiểm sát nhân dân.
4. Sau khi nhận được chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh phải kiểm tra, xem xét, xử lý ngay thông tin liên quan hoặc thuộc trách nhiệm của đơn vị và báo cáo theo yêu cầu.
Theo đó, văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm xây dựng báo cáo tuần về việc tiếp nhận thông tin liên quan đến hoạt động của toàn ngành Kiểm sát nhân dân.
Sau khi nhận được chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh phải kiểm tra, xem xét, xử lý ngay thông tin liên quan hoặc thuộc trách nhiệm của đơn vị và báo cáo theo yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh là gì? Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh biểu quyết và quyết nghị những vấn đề nào?
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?