Nợ xấu có được mang ra đấu giá tài sản không? Trường hợp nào phải thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu?
Nợ xấu có được mang ra đấu giá tài sản không?
Căn cứ Điều 4 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định về tài sản đấu giá như sau:
Tài sản đấu giá
1. Tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá, bao gồm:
...
o) Tài sản là nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;
...
Đồng thời, căn cứ Điều 64 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định về đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu:
Đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu
1. Tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng chỉ được đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu quy định tại điểm o khoản 1 Điều 4 của Luật này.
2. Nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được bán đấu giá theo quy định của pháp luật thì tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản hoặc tự đấu giá tài sản. Việc đấu giá tài sản phải theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này.
Theo quy định, tài sản là nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng phải bán thông qua đấu giá.
Nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được bán đấu giá theo quy định của pháp luật thì tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản hoặc tự đấu giá tài sản.
Như vậy, có thể thấy, nợ xấu của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng thì được đấu giá tài sản.
Nợ xấu có được mang ra đấu giá tài sản không? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào phải thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu?
Những trường hợp phải thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được quy định tại Điều 4 Nghị định 61/2017/NĐ-CP như sau:
Những trường hợp phải thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu
1. Khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt mà khi xác định giá khởi điểm để đấu giá, Công ty Quản lý tài sản không thỏa thuận được với tổ chức tín dụng bán nợ về giá khởi điểm.
2. Khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua theo giá trị thị trường.
3. Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu mà khi xác định giá khởi điểm để đấu giá, Công ty Quản lý tài sản không thỏa thuận được với bên bảo đảm về giá khởi điểm.
Theo đó, phải thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu trong các trường hợp sau:
(1) Khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt mà khi xác định giá khởi điểm để đấu giá, Công ty Quản lý tài sản không thỏa thuận được với tổ chức tín dụng bán nợ về giá khởi điểm.
(2) Khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua theo giá trị thị trường.
Tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng có quyền và nghĩa vụ gì trong hoạt động đấu giá tài sản?
Theo quy định tại Điều 65 Luật Đấu giá tài sản 2016 thì tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng trong hoạt động đấu giá tài sản có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
(1) Tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng có các quyền sau đây:
- Ký hợp đồng lao động với đấu giá viên hành nghề tại tổ chức;
- Cử đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá;
- Tổ chức cuộc đấu giá tại trụ sở của tổ chức mình, nơi có tài sản đấu giá hoặc địa điểm khác phù hợp với yêu cầu cuộc đấu giá;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
(2) Tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng có các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện việc đấu giá tài sản theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định tại Luật này và chịu trách nhiệm về kết quả đấu giá tài sản;
- Ban hành Quy chế cuộc đấu giá theo quy định tại Điều 34 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Giao tài sản và các giấy tờ liên quan đến tài sản đấu giá cho người mua được tài sản đấu giá;
- Trường hợp đấu giá tài sản quy định tại Điều 49 của Luật này thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người có tài sản đấu giá theo quy định của pháp luật;
- Trường hợp tự đấu giá tài sản thì phải chịu trách nhiệm về giá trị, chất lượng của tài sản đấu giá;
- Bồi thường thiệt hại do tổ chức gây ra trong khi thực hiện đấu giá theo quy định của pháp luật;
- Lập Sổ theo dõi tài sản đấu giá, Sổ đăng ký đấu giá;
- Đề nghị Sở Tư pháp nơi tổ chức có trụ sở cấp Thẻ đấu giá viên cho đấu giá viên hành nghề tại tổ chức;
- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho đấu giá viên của tổ chức theo quy định tại Điều 20 của Luật này;
- Báo cáo Bộ Tư pháp danh sách đấu giá viên đang hành nghề tại tổ chức định kỳ hàng năm hoặc trong trường hợp đột xuất theo yêu cầu;
- Báo cáo Bộ Tư pháp và Ngân hàng nhà nước Việt Nam về hoạt động đấu giá tài sản định kỳ 06 tháng, hàng năm hoặc trong trường hợp đột xuất theo yêu cầu;
- Chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá tài sản;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?