Nhượng quyền thương mại đối với những hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh có vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại không?
- Nhượng quyền thương mại đối với những hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh có vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại không?
- Thương nhân nhận nhượng quyền thương mại có thể nhượng quyền lại cho thương nhân khác hay không?
- Thương nhân không phải đăng ký nhượng quyền trong trường hợp nào?
- Thương nhân nhận nhượng quyền thương mại có phải giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hay không?
Nhượng quyền thương mại đối với những hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh có vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 35/2006/NĐ-CP có quy định về hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại như sau:
Hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại
1. Thương nhân tham gia hoạt động nhượng quyền thương mại có hành vi vi phạm sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
a) Kinh doanh nhượng quyền thương mại khi chưa đủ điều kiện quy định;
b) Nhượng quyền thương mại đối với những hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh;
c) Vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hoạt động nhượng quyền thương mại quy định tại Nghị định này;
d) Thông tin trong bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại có nội dung không trung thực;
đ) Vi phạm quy định về đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
e) Vi phạm quy định về thông báo trong hoạt động nhượng quyền thương mại;
g) Không nộp thuế theo quy định của pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
h) Không chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành kiểm tra, thanh tra;
i) Vi phạm các quy định khác của Nghị định này.
...
Như vậy, thương nhân tham gia hoạt động nhượng quyền thương mại có các hành vi nêu trên được xem là hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại. Và, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Trong đó, nhượng quyền thương mại đối với những hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh là một trong các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại.
Nhượng quyền thương mại đối với những hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh có vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại không? (Hình từ Internet)
Thương nhân nhận nhượng quyền thương mại có thể nhượng quyền lại cho thương nhân khác hay không?
Theo quy định tại Điều 290 Luật Thương mại 2005 có quy định về nhượng quyền lại cho bên thứ ba cụ thể như sau:
Nhượng quyền lại cho bên thứ ba
1. Bên nhận quyền có quyền nhượng quyền lại cho bên thứ ba (gọi là bên nhận lại quyền) nếu được sự chấp thuận của bên nhượng quyền.
2. Bên nhận lại quyền có các quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền quy định tại Điều 288 và Điều 289 của Luật này.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì bên nhận nhượng quyền có quyền nhượng quyền lại cho bên thứ ba nếu được sự chấp nhận của bên nhượng quyền.
Bên nhận lại quyền có các quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền theo quy định pháp luật.
Thương nhân không phải đăng ký nhượng quyền trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17a Nghị định 35/2006/NĐ-CP bổ sung bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP quy định như sau:
Các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền
1. Các trường hợp sau không phải đăng ký nhượng quyền:
a) Nhượng quyền trong nước;
b) Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài.
2. Đối với các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương.
Theo quy định nêu trên thì thương nhân không phải đăng ký nhượng quyền trong các trường hợp sau đây:
- Nhượng quyền trong nước;
- Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài.
Nếu thuộc trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương.
Thương nhân nhận nhượng quyền thương mại có phải giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 289 Luật Thương mại 2005 có quy định về nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền như sau:
Nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các nghĩa vụ sau đây:
1. Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
2. Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao;
3. Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền;
4. Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt;
5. Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại;
6. Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại;
7. Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.
Như vậy, thương nhân nhận nhượng quyền thương mại có các nghĩa vụ theo quy định như trên.
Theo đó, thương nhân nhận nhượng quyền thương mại có nghĩa vụ giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?
- Lỗi chở quá số người quy định xe ô tô 2025? Mức phạt lỗi chở quá số người quy định? Có bị trừ điểm GPLX?
- Thống nhất về dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại Nghị quyết 15/NQ-CP?
- Mẫu bài phát biểu chúc Tết Nguyên đán của Hiệu trưởng hay và ý nghĩa? Tham khảo mẫu bài phát biểu?
- Lùi xe trên đường 1 chiều phạt bao nhiêu? Lỗi lùi xe trên đường 1 chiều ô tô, xe máy theo Nghị định 168?