Những vướng mắc trong công tác tiếp công dân của hoạt động tư pháp được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao giải đáp thế nào?
Viện Kiểm sát tối cao giải đáp một số vướng mắc trong công tác tiếp công dân của hoạt động tư pháp như thế nào?
Căn cứ tại Công văn 5001/VKSTC-V12 năm 2022, Viện Kiểm sát tối cao giải đáp một số vướng mắc trong công tác tiếp công dân của hoạt động tư pháp như sau:
(1) Chưa có quy định về việc giải quyết đối với các trường hợp khiếu nại, tố cáo của công dân đã có văn bản giải quyết có hiệu lực pháp luật nhưng công dân không đồng ý vẫn tiếp tục đến trụ sở tiếp công dân yêu cầu giải quyết.
Trả lời:
Đối với đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết, kiểm sát việc giải quyết của ngành kiểm sát thì hướng dẫn người đó đến đúng cơ quan có thẩm quyền nộp đơn.
Đối với đơn thuộc thẩm quyền của ngành Kiểm sát thì thực hiện theo Quy trình tiếp công dân của ngành.
(2) Chưa quy định về việc tiếp nhận và giải quyết các trường hợp công dân đến khiếu nại, tố cáo tự thực hiện việc ghi âm, ghi hình và cung cấp tài liệu điện tử. Cần giải thích sự linh hoạt của Kiểm sát viên nêu tại mục 2 phần I Công văn 1066/VKSTC-V12 năm 2021.
Trả lời: Đối với việc quy định ghi âm, ghi hình:
Vấn đề này đã được trả lời tại tiểu mục 1 Mục I phần B Công văn số 355/VKSTC ngày 25/01/2019 và tại mục 2 phần I Công văn 1066/VKSTC-V12 năm 2021 về việc giải đáp vướng mắc về công tác kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp đã trả lời.
Sự linh hoạt của cán bộ tiếp công dân nêu trên được hiểu là tùy từng trường hợp cụ thể, cán bộ tiếp công dân báo cáo xin ý kiến của lãnh đạo Viện trước khi quyết định.
- Đối với việc thực hiện cung cấp tài liệu điện tử: Vấn đề này đã được trả lời tại mục 3 Phần I Công văn 1066/VKSTC-V12 năm 2021.
Viện Kiểm sát tối cao giải đáp một số vướng mắc trong công tác tiếp công dân của hoạt động tư pháp như thế nào? (Hình từ Internet)
Trong công tác tiếp công dân Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-VKSTC-V12 năm 2016 hướng dẫn như sau:
Quy định chung về tiếp công dân
1. Việc tiếp công dân của Viện kiểm sát các cấp phải tuân thủ các quy định của Luật tiếp công dân, các quy định khác của pháp luật có liên quan và Quy chế này.
2. Nơi tiếp công dân của Viện kiểm sát bao gồm địa điểm tiếp công dân tại Trụ sở Viện kiểm sát và nơi làm việc khác do Viện kiểm sát có trách nhiệm tiếp công dân quy định và phải được thông báo công khai hoặc thông báo trước cho người được tiếp.
3. Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp có trách nhiệm:
a. Bố trí địa điểm tiếp công dân ở vị trí thuận tiện, bảo đảm các điều kiện vật chất cần thiết để công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Địa điểm tiếp công dân phải có biển hiệu, niêm yết nội quy và lịch tiếp công dân.
b. Phân công người tiếp công dân theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Quy chế này.
4. Việc tiếp công dân phải được tiến hành công khai, kịp thời; thủ tục đơn giản, thuận tiện tại nơi tiếp công dân; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáo theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, bình đẳng, không phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân; tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật; không được tiếp công dân ngoài nơi quy định.
5. Người tiếp công dân phải mặc trang phục Ngành đúng quy định; không hứa hẹn hoặc thông báo cho công dân nội dung hoặc kết quả giải quyết chưa được kết luận chính thức bằng văn bản; việc tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo và tài liệu, chứng cứ liên quan phải cấp giấy biên nhận.
6. Từ chối tiếp công dân trong các trường hợp quy định tại Điều 9 Luật tiếp công dân.
Như vậy theo quy định trên trong công tác tiếp công dân Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp có trách nhiệm như sau:
- Bố trí địa điểm tiếp công dân ở vị trí thuận tiện, bảo đảm các điều kiện vật chất cần thiết để công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Địa điểm tiếp công dân phải có biển hiệu, niêm yết nội quy và lịch tiếp công dân.
- Phân công người tiếp công dân theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-VKSTC-V12 năm 2016.
Bảo đảm trật tự, an toàn trong tổ chức tiếp công dân như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-VKSTC-V12 năm 2016 hướng dẫn về bảo đảm trật tự, an toàn trong tổ chức tiếp công dân như sau:
Văn phòng Viện kiểm sát các cấp phối hợp với cơ quan Công an phụ trách địa bàn nơi tiếp công dân bảo đảm trật tự, an toàn nơi tiếp công dân; có biện pháp phòng chống cháy nổ theo quy định chung; xử lý kịp thời, kiên quyết các trường hợp lợi dụng quyền tự do dân chủ, quyền khiếu nại, tố cáo để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật tại nơi tiếp công dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?